II. PHÂN VÙNG LẬP ĐỊA LÂM NGHIỆP
1. NHỮNG QUAN ĐIỂM VÀ NGUYÊN TẮC TRONG PHÂN VÙNG LẬP ĐỊA LÂM NGHIỆP VIỆT NAM.
ĐỊA LÂM NGHIỆP VIỆT NAM.
1.1. Những quan điểm trong phân vùng lập địa lâm nghiệp.
* Quan điểm chung: Thực chất của phân vùng lập địa lâm nghiệp là phân vùng
địa tổng hợp phục vụ cho sản xuất lâm nghiệp
* Quan điểm về sử dụng các thành phần tự nhiên
Như phần khái niệm lập địa có nghĩa hẹp và nghĩa rộng. Điều kiện lập địa theo nghĩa hẹp với 3 thành phần tự nhiên: Khí hậu, địa hình và thổ nhưỡng - đây là 3 thành phần cơ bản để xem xét và định giới khi muốn xác lập các cá thể của bất kỳ một cấp phân vị nào.
Trong bất cứ một loại phân vùng nào cũng đều sử dụng các yếu tố như: Địa chất, địa hình, khí hậu, thuỷ văn, thổ nhưỡng và thực bì để tham gia định giới và mô tả, nhưng mỗi một loại phân vùng cụ thể lại có sự khác nhau về chọn thành phần chủ đạo. Đối với phân vùng lập địa thì thành phần chủ đạo là khí hậu vì nó có ý nghĩa quyết định nhất đến nhiều vấn đề có liên quan đến sản xuất lâm nghiệp.
Ý nghĩa và tác dụng của từng thành phần có thể tóm tắt như sau: + Thành phần khí hậu
Thành phần khí hậu được coi là chủ đạo, vì năng suất và sản lượng trong lao động nông lâm nghiệp liên quan chặt chẽ với thời tiết và khí hậu, đây là đặc thù của ngành sản xuất nông lâm nghiệp.
- Muốn xác định thời vụ, phân bổ cơ cấu cây trồng, vật ni hợp lý thì một trong những chỗ dựa cần thiết và khoa học là yếu tố khí hậu
- Theo Thái Văn Trừng :" Sau nhóm nhân tố địa lý - địa hình thì yếu tố sinh thái có một sự đồng nhất trên từng khu vực lớn là nhân tố khí hậu - thuỷ văn... Đó là nhân tố chủ đạo quyết định những kiểu cơ sở của thảm thực vật được đặc trưng bằng một hình thái và cấu trúc nhất định".
giới hạn thích ứng, nói cách khác mỗi một loài cây đều có trung tâm phân bố tự nhiên, ở đó cây sinh trưởng tốt nhất, khả năng thích ứng với đất, sức đề kháng với sâu hại, tuổi thọ, phẩm chất gỗ... đều cao”. Trong việc chọn loại cây trồng cần phân biệt rõ khí hậu thích hợp mà nó có thể thích ứng.
+ Thành phần địa hình
Địa hình có liên quan chặt chẽ với khí hậu và thổ nhưỡng, là thành phần quyết định đến q trình hình thành đất, có liên quan đến sản xuất, đặc biệt là sản xuất lâm nghiệp: căn cứ vào các kiểu địa hình khác nhau (núi, đồi, cao nguyên, đồng bằng) và độ dốc của chúng mà có thể áp dụng các kiểu sử dụng đất khác nhau, do đó yếu tố này được xếp vào yếu tố thứ hai trong phân chia lập địa.
+ Thành phần thổ nhưỡng
Thổ nhưỡng chịu sự chi phối hay phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như: khí hậu, địa hình, đá mẹ, thực vật, tác động của con người. Do vậy trong nghiên cứu xác định các đơn vị lập địa cần phải sử dụng yếu tố này để phân chia.
*Quan điểm về thành phần hay yếu tố trội
Thành phần hay yếu tố trội là thành phần hay yếu tố có những nét riêng, độc đáo, vượt ra ngồi thơng lệ với con mắt hay nhận thức thông thường cũng dễ dàng nhận biết. Trong các thành phần hoặc yếu tố tham gia phân chia, nếu có một thành phần hoặc yếu tố nào có tính chất đặc biệt dễ nhận biết và ảnh hưởng quyết định đến sản xuất nơng lâm nghiệp thì được coi là thành phần hay yếu tố trội.
Ví dụ: Một kiểu địa hình núi đá vơi nhỏ nằm bên cạnh một vùng đồi núi đất, hoặc một vùng đất chua phèn nằm trong vùng phù sa trung tính. Do dấu hiệu trội này mà sản xuất nông lâm nghiệp phải thay đổi biện pháp sử dụng, thì quá trình phân chia lập địa thường tách bóc những diện tích có dấu hiệu trội thành một đơn vị, sau đó mới sử dụng những chỉ tiêu thơng thường để tách bóc những diện tích khác.
Thành phần hay yếu tố trội không cố định cho một thành phần tự nhiên nào, có thể trùng với thành phần chủ đạo hoặc cũng có thể ở các thành phần khác.
* Quan điểm về ranh giới các đơn vị ngoài thực địa và trên bản đồ.
Trong phân vùng lập địa lâm nghiệp ranh giới là vấn đề phức tạp, bởi vì đây là chỗ giao nhau của 2 đơn vị cùng cấp hoặc khác cấp.
Như vậy để giải quyết ranh giới trong phân vùng lập địa thì ranh giới được cho rằng là ranh giới sinh học và khái niệm của Vũ Tự Lập đưa ra có thể chấp nhận được:" Khu vực ranh giới bắt đầu ở chỗ mà sự ưu thế hoặc những đặc điểm của một tổng thể nào đó mất đi và đã xuất hiện những đặc điểm của một tổng thể khác".
Do đó đường ranh giới trong phân vùng lập địa tức là đường ranh giới sinh học, cho nên khơng thể quan niệm nó là một đường thẳng mà phải coi nó là một giải có diện tích rộng hay hẹp tuỳ theo cấp phân vị lớn hay nhỏ, cấp phân vị càng lớn thì giải càng rộng và ngược lại.
hay nhạt tuỳ thuộc vào các cấp phân vị, cấp càng cao đường ranh giới càng đậm nét và ngược lại, ngồi ra cịn một số vấn đề liên quan đến ranh giới chúng ta sẽ nghiên cứu ở phần học về đo đạc.
* Quan điểm về diện tích các cá thể trong cùng hoặc khác cấp phân vị
Quan điểm này được thể hiện ở một số điểm sau đây:
- Trong quá trình phân chia lãnh thổ để đảm bảo nguyên tắc khách quan khơng cho phép bình qn diện tích trong các đơn vị cùng cấp.
Ở nơi nào mà điều kiện tự nhiên ln thay đổi thì ở đó nhiều cá thể được phân ra và tất nhiên diện tích các cá thể này khơng thể bằng diện tích các cá thể ở nơi mà điều kiện tự nhiên ít thay đổi.
- Số các cá thể được phân ra từ một cấp phân có thể nhiều hay ít phụ thuộc vào độ phức tạp của đơn vị đó, vì thế khơng nên sử dụng phương pháp so sánh.
Ví dụ: Vùng lập địa Đơng Bắc có 61 tiểu vùng, vùng lập địa đồng bằng Bắc Bộ có 8 tiểu vùng.
1.2. Nguyên tắc trong phân chia lập địa lâm nghiệp.
Khi tiến hành phân chia lập địa cần đảm bảo những nguyên tắc sau đây:
- Nguyên tắc khách quan:
Nguyên tắc này đảm bảo cho tài liệu có tính khoa học và trung thực khơng bị sử dụng theo chủ quan con người, chỉ sử dụng số liệu thực tế ở Việt Nam mới phản ánh đúng bản chất của thiên nhiên Việt Nam, vì nền tảng nhiệt đới - gió mùa đã tạo nên đặc trưng của tự nhiên Việt Nam khiến cho Việt Nam có nét riêng.
- Nguyên tắc cùng chung lãnh thổ
Đây là nguyên tắc cơ bản trong phân vùng nói chung và phân vùng lập địa nói riêng, nguyên tắc này được giải thích như sau:
Mỗi một đơn vị phân vùng lớn hoặc nhỏ đều là một lãnh thổ cụ thể, chỉ tồn tại trong tự nhiên và có tên gọi địa lý riêng.
- Nguyên tắc đồng nhất tương đối
Chúng ta biết rằng một cá thể phân ra thường mang tính đại diện và cá thể thuộc cấp phân vị càng nhỏ tính đại diện càng cao. Vì thiên nhiên vô cùng phức tạp, một địa tổng thể được coi là đồng nhất, thực ra cũng chỉ đồng nhất trên nét lớn, theo đa số, đây đó cịn xen kẽ những đặc điểm khác và luôn luôn tạo nên những cái riêng bên cạnh những cái chung. Dựa vào tính đồng nhất tương đối cho phép xác định một đơn vị lãnh thổ bằng những ưu thế, đặc thù của nó bỏ qua những điều kiện phụ
Ví dụ: Khi gọi tên đồng bằng Bắc Bộ thì khơng nhất thiết phải có 100% diện tích được phù sa bồi đắp mà trong đó cịn có một số đồi, núi đất, núi đá vôi... xen lẫn, miễn là các đồi núi này có diện tích khơng đáng kể so với diện tích tồn đồng bằng châu thổ.
Phân vùng lập địa lâm nghiệp được coi như là phân vùng địa tổng thể thì nguyên tắc tổng hợp là ngun tắc vơ cùng quan trọng, nó đảm bảo cho phân vùng lập địa khơng bị chệch hướng. Vì ngun tắc tổng hợp địi hỏi phải tính tốn đến mọi thành phần tham gia và như thế đã tránh cho phân vùng lập địa lâm nghiệp dù có lấy khí hậu là thành phần chủ đạo cũng khơng biến thành phân vùng riêng về khí hậu. Ngun tăc tổng hợp sẽ nêu lên được nguyên tắc tổng hợp, ràng buộc tất các thành phần với nhau, thống nhất chúng lại với nhau thành một thể tổng hợp hoàn chỉnh.
- Nguyên tắc đặt hoặc gọi tên.
Phân vùng lập địa là sự phát triển và giới hạn một cách đúng đắn các lập địa có đặc thù riêng và cần một biện pháp tác động riêng, do đó tên gọi phải đạt những yêu cầu sau:
- Chỉ rõ vị trí địa lý và tính khơng lặp lại trong không gian. - Dễ hiểu nhưng phải phản ánh được bản chất của lập địa. - Nhất quán từ cấp trên xuống dưới.
- Thường mang theo tên địa phương
Như vậy tên gọi của lập địa ngoài những cá thể mang đặc điểm riêng ra tên gọi của chúng còn mang theo tên của địa phương nơi cá thể đó sinh ra.