4. TÍNH CHẤT VẬT LÝ ĐẤT 1 THÀNH PHẦN CƠ GIỚ
3.3.3. Nguyên tắc phân loại đất rừng ViệtNam
Một hệ thống phân loại đất rừng tốt sẽ là cơ sở vững chắc cho vấn đề sử dụng đất trong sản xuất lâm nghiệp. Muốn vậy chúng ta cần sử dụng nguyên tắc phân loại đất rừng dựa trên quan điểm phát sinh, vì những lý do sau:
- Quan điểm phân loại đất rừng theo phát sinh được áp dụng ở Việt Nam trong nhiều năm qua đã tỏ ra có tác dụng tốt trong vấn đề sử dụng đất lâm nghiệp.
- Hiện nay, sử dụng đất trong lâm nghiệp vẫn dựa vào độ phì tự nhiên là chủ yếu.
- Giải quyết các vấn đề về cấp nước, cày bừa hay bón phân cho cây rừng chủ yếu chỉ được thực hiện trên diện tích hẹp, trong các trường hợp đặc biệt.
Để giải quyết đúng đắn cơ cấu cây trồng, xác định đúng điều kiện đất trồng cho từng loại cây rừng cụ thể và các biện pháp kỹ thuật tăng năng suất gỗ cho cây rừng chúng ta phải phân hạng đất đai, xác định điều kiện lập địa cho toàn quốc và cho từng vùng kinh tế lâm nghiệp. Có nghĩa là chúng ta phải gắn bó chặt chẽ đặc điểm của các loại đất, đặc điểm của địa hình với đặc điểm của chế độ thủy văn và khí hậu; Cho nên phân loại đất rừng theo phát sinh dễ dàng đáp ứng được các yêu cầu trên. (Nguyễn Ngọc Bình-1996).
Phân loại đất rừng theo quan điểm phát sinh, có nghĩa là đánh giá tổng hợp các yếu tố hình thành đất: Khí hậu, sinh vật, địa hình, đá mẹ, mẫu chất, thời gian và các hoạt động sản xuất của con người, đã hình thành ra các đặc điểm và tính chất khác nhau của đất.
Trong quá trình phân loại đất rừng, chúng ta cần gắn bó chặt chẽ và biện chứng các mối quan hệ giữa các yếu tố hình thành đất với các đặc tính sâu xa bên trong của từng loại đất. Sự khác nhau về tính chất của đất là cơ sở quyết định để phân chia các loại đất khác nhau. Do các yếu tố hình thành đất ở Việt Nam rất đa dạng và phức tạp, nhất là các hoạt động sản xuất của con người nên đã làm cho các loại đất rừng của ta cũng đa dạng và phức tạp.
Trong thực tế hiện nay đất rừng được chia thành 3 nhóm chính dựa vào chức năng của 3 loại rừng:
- Rừng đặc dụng: được xác định nhằm mục đích bảo tồn thiên nhiên, mẫu chuẩn hệ sinh thái rừng của quôc gia, nguồn gen thực vật và động vật rừng, nghiên cứu khoa học, bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh, phục vụ nghĩ ngơi, du lịch.
- Rừng phòng hộ: được xác định chủ yếu để xây dựng và phát triển rừng cho mục đích bảo vệ và điều tiết nguồn nước bảo vệ đất, chống xói mịn, hạn chế thiên tai, điều hịa khí hậu, bao đảm cân bằng môi trường sinh thái.
- Rừng sản xuất: được xác định chủ yếu để xây dựng, phát triển rừng cho mục đích sản xuất, kinh doanh lâm sản và kết hợp phịng hộ mơi trường sinh thái.