3. HÓA HỌC ĐẤT
3.2.2.3. Hấp phụ lý học (còn gọi là hấp phụ phân tử)
Hấp phụ lý học được biểu thị bằng sự chênh lệch nồng độ các hợp chất trên bề mặt keo đất so với môi trường xung quanh.
Nguyên nhân của hiện tượng hấp phụ lý học trước tiên do các phân tử trên bề mặt hạt keo ở trong điều kiện khác với phân tử trong hạt keo do đó phát sinh năng lượng bề mặt.
Năng lượng bề mặt phụ thuộc sức căng bề mặt và diện tích bề mặt. Trong đất năng lượng bề mặt phát sinh ở chỗ tiếp xúc giữa các hạt đất với dung dịch đất.
Vật chất nào làm giảm sức căng mặt ngoài của dung dịch đất sẽ tập trung vàomặt hạt keo đó là sự hấp phụ dương.Vật chất nào làm tăng sức căng mặt ngồi của dung dịch đất thì bị đẩy khỏi keo đất để đi vào dung dịch đó là hấp phụ âm.
Có 2 dạng hấp phụ lý học: hấp phụ dương và hấp phụ âm.
+ Hấp phụ mà làm tăng nồng độ các chất ấy trên bề mặt hạt đất gọi là hấp phụ dương. Ví dụ: Để làm giảm sự mất đạm trong quá trình ủ phân chuồng, thì người ta trộn đất bột với phân chuồng để ủ.
+ Hấp phụ mà làm giảm nồng độ các chất ấy trên bề mặt hạt đ ất gọi là hấp phụ âm (ví dụ: các chất điện li như Cl-, NO3-).
Sự hấp phụ lý học phụ thuộc vào:
Bản chất keo đất, kích thước hạt đất và tính chất các chất khí. Các hạt đất càng nhỏ thì hấp phụ càng cao.Đất càng khơ thì sự hấp phụ càng lớn. Nhiệt độ càng cao thì hấp phụ càng yếu.
Hấp phụ lý học chỉ hấp phụ được các chất khí, hơi nước và một số ion, nhưng khả năng hấp phụ không giống nhau: Hơi nước > NH3 > CO2 > O2 > N2
Ví dụ: đất hấp phụ NH3 sinh ra trong quá trình phân giải chất hữu cơ có chứa đạm.