KHÁI NIỆM VỀ LẬP ĐỊA

Một phần của tài liệu Giáo trình nội bộ đất và sử dụng đất lâm nghiệp (Trang 85)

Tuy khác nhau về ngôn từ và cách diễn đạt, nhưng cho đến nay thuật ngữ về lập địa đã được hiểu thống nhất trên phạm vi toàn thế giới

Nói tới lập địa, cần đề cập tới hai vấn đề chính: (i) Vị trí của lập địa, (ii) Điều kiện mơi trường tồn tại ở một vị trí nhất định. Trong lâm nghiệp, lập địa được hiểu là lập địa rừng.

Lập địa dịch theo tiếng Đức là hoàn cảnh tự nhiên ở một địa phương hay một địa bàn cụ thể. Lập địa là khái niệm thường dùng trong lâm học. Khi phân loại lập địa phải làm rõ một số thuật ngữ sau: Lập địa và sinh cảnh (site and habitat)

- Theo Hill (1955) lập địa là: " Một phức hợp hồn cảnh của khí hậu, địa hỡnh,

nền vật chất tạo đất, nước ngầm, cộng đồng thực vật và con người".

- Hội những người công tác lâm nghiệp Mỹ (1971) cho rằng: Lập địa là các loại hình thực bì và chất lượng của chúng ở trên đất rừng và môi trường đất rừng.

- Tài liệu điều tra lập địa rừng Đức năm 1981 cho rằng: Lập địa là tổng thể các

điều kiện hoàn cảnh của thực vật, mà chúng là những nhân tố tác dụng đến sinh trưởng thực vật.

- Năm 1971 W.Schwanecker đưa ra khái niệm cụ thể về lập địa, theo ông lập địa bao gồm.

+ Các yếu tố tĩnh: (Khí hậu, địa hình, đất) - LĐ theo nghĩa hẹp (sinh cảnh) + Các yếu tố động (Quần thể sinh vật: ĐV, TV, VSV) + Các yếu tố tĩnh: Lập địa theo nghĩa rộng (sinh địa quần thể tự nhiên)

+ Yếu tố nhân tác (Loài người) + 2 yếu tố trên: Sinh địa quần thể nhân tác - Nhà lâm học Đức- Ernst Rohrig (1982) trong cuốn Trồng và chăm sóc rừng có nêu rằng: Lập địa là tổng hợp các nhân tố môi trường vật lý và hố học mà có tác

dụng quan trọng đối với sinh trưởng, phát triển của cây rừng. Những nhân tố đó đối với các thế hệ rừng phải đảm bảo ổn định hoặc có sự biến đổi theo qui luật tuần hoàn.

Một phần của tài liệu Giáo trình nội bộ đất và sử dụng đất lâm nghiệp (Trang 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)