Đánh giá của người dân về công tác chi trảDVMTR

Một phần của tài liệu Thực trạng thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tại xã tân minh, huyện đà bắc, tỉnh hòa bình (khóa luận tốt nghiệp) (Trang 92 - 96)

PHẦN I MỞ ĐẦU

PHẦN IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1 Thực trạng thực hiện chính sách chi trả dịchvụ môi trường rừng trên

4.1.8 Đánh giá của người dân về công tác chi trảDVMTR

a. Đánh giá về thời gian chi trả

Biểu đồ 4.3 Tỉ lệ các hộ đã nhận được tiền chi trả DVMTR

Nguồn: Số liệu điều tra năm 2020

Qua điều tra cả tại ba thôn, đã có 42% nhận được tiền chi trả DVMTR, nhưng có tới 58% hộ chưa nhận được chi trả DVMTR. Đến thời điểm điều tra, do cơ chế chi trả tiền DVMTR, cán bộ thôn đi vắng không nhận được tiền chi trả từ UBND xã nên ở một số thôn chưa nhận được tiền.

b. Đánh giá về cơ chế chi trả

42% 58%

80

Bảng 4.11 Nhận định về tính minh bạch/công bằng trong chi trả dịch vụ môi trường rừng

STT Các nhận định

Rất không đồng ý

Không đồng

ý Phân vân Có đồng ý Rất đồng ý Không có ý

kiến SL (n=66) TL (%) SL (n=66) TL (%) SL (n=66) TL (%) SL (n=66) TL (%) SL (n=66) TL (%) SL (n=66) TL (%) 1 Các hộ có diện tích rừng như nhau nên được chi trả bằng nhau chứ không nên phân biệt theo vị trí của khu rừng

0 0 10 14,9 2 3,0 49 73,1 4 6,0 1 1,5

2

Chi trả DVMTR nên trả cho các hộ dựa trên số ngày công mà hộ tham gia vào công tác chăm sóc, bảo vệ rừng

0 0 14 20,9 3 4,5 45 67,2 3 4,5 1 1,5

3

Địa phương cần giám sát, chấm công các hộ tham gia vào các hoạt động chăm sóc, bảo vệ rừng để làm căn cứ chi trả

0 0 13 19, 4 1 1,5 45 67,2 5 7,5 2 3,0

4 Chi trả DVMTR cần trả theo kết quả rừng được bảo vệ, phát triển 0 0 2 3,0 2 3,0 54 80,6 8 11,9 0 0

5

Kết quả kiểm tra, nghiệm thu kết quả chăm sóc, bảo vệ rừng cần được công khai cho dân biết

0 0 1 1,5 1 1,5 56 83,6 8 11,9 0 0

81

Qua bảng 4.11 nhận thấy: Nhận định về tính minh bạch/công bằng trong chi trả dịch vụ môi trường rừng: các hộ có diện tích rừng như nhau nên được chi trả bằng nhau chứ không nên phân biệt theo vị trí của khu rừng khác chiếm tỷ lệ lớn nhất là đánh giá có đồng ý. Chi trả dịch vụ môi trường rừng nên trả cho các hộ dựa trên số ngày công mà hộ tham gia vào công tác chăm sóc, bảo vệ rừng chiếm tỷ lệ lớn nhất là đánh giá có đồng ý. Địa phương cần giám sát, chấm công các hộ tham gia vào hoạt động chăm sóc, bảo vệ rừng để làm căn cứ chi trả chiếm tỷ lệ lớn nhất là đánh giá có đồng ý. Chi trả dịch vụ môi trường rừng cần trả theo kết quả rừng được bảo vệ, phát triển chiếm tỷ lệ lớn nhất là đánh giá có đồng ý. Kết quả kiểm tra, nghiệm thu kết quả chăm sóc, bảo vệ rừng cần được công khai cho dân biết chiếm tỷ lệ lớn nhất là đánh giá có đồng ý. Như vậy, chi trả dịch vụ môi trường rừng tại xã Tân Minh có tính minh bạch/công bằng.

c. Đánh giá về mức độ tương xứng khoản tiền được chi trả

Biểu đồ 4.4 Mức độ tương xứng của khoản tiền hộ nhận được từ chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng so với công sức để chăm sóc,

bảo vệ rừng

Nguồn: Số liệu điều tra năm 2020

Qua biểu đồ 4.4, nhận thấy: mức độ tương xứng của khoản tiền nhận được từ chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng so với công sức của hộ bỏ ra để chăm sóc, bảo vệ rừng: chiếm tỷ lệ lớn nhất là đánh giá thấp với 51% và

23%

51% 23%

3%

82

chiếm tỷ lệ thấp nhất là đánh giá cao với 3%. Như vậy, mức độ tương xứng của khoản tiền nhận được từ chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng so với công sức của hộ bỏ ra để chăm sóc, bảo vệ rừng tại xã Tân Minh chưa tương xứng và còn thấp.

Phần lớn các hộ đánh giá khoản tiền nhận được từ chính sách chi trả DVMTR là thấp và với mức độ tương xứng với công sức bỏ ra còn thấp chiếm tỉ lệ cao và có sự khác biệt lớn giữa các hộ do phần diện tích đất rừng giao nhận không đồng đều, có hộ nhận được số tiền hơn 4 triệu đồng, có hộ chỉ nhận được 115.00 đồng.

Biểu đồ 4.5 Mức độ khoản tiền nhận được từ chi trả dịch vụ môi trường rừng đối với hộ

Nguồn: Số liệu điều tra năm 2020

Qua biểu đồ 4.5, nhận thấy: khoản tiền nhận được từ chi trả dịch vụ môi trường rừng có lớn đối với hộ: chiếm tỷ lệ lớn nhất là đánh giá không với hơn 71% và chiếm tỷ lệ thấp nhất là đánh giá có với gần 29%. Như vậy, khoản tiền nhận được từ chi trả dịch vụ môi trường rừng không lớn đối với hộ tại xã Tân Minh, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình do sự phân chia đất rừng được chi trả không đồng đều giữa các hộ.

d. Đánh giá của người dân về việc có tham gia các hoạt động khác nếu không được chi trả DVMTR

71% 29%

83

Bảng 4.12 Công việc thay thế của hộ nếu không được chi trả DVMTR

STT Công việc thay thế

Không Số lượng (n=66) Tỉ lệ (%) Số lượng (n=66) Tỉ lệ (%)

1 Sản xuất nông nghiệp 42 63,64 24 36.36

2 Khai thác củi gỗ 10 15,15 56 84,85

3 Sản xuất, khai thác lâm sản

ngoài gỗ (mật ong, măng…) 4 6,06 62 93,94

4 Đi làm thuê 17 25,76 49 74,24

5 Vẫn chăm sóc, bảo vệ rừng 60 90,91 6 9,09

6 Làm việc khác 0 0 66 100

Nguồn: Số liệu điều tra năm 2020

Qua bảng 4.12, nhận thấy đánh giá về nếu không được trả tiền cho dịch vụ môi trường rừng thì có sử dụng thời gian chăm sóc, bảo vệ rừng vào những công việc khác: Sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ lệ lớn nhất là đánh giá có với 63,64%. Khai thác củi, gỗ chiếm tỷ lệ lớn nhất là đánh giá không (85,84%). Sản xuất, khải thác lâm sản ngoài gỗ (vi dụ mật ong,...) chiếm tỷ lệ lớn nhất là đánh giá không (93,94%). Đi làm thuê chiếm tỷ lệ lớn nhất là đánh giá không (74,24%). Vẫn chăm sóc, bảo vệ rừng chiếm tỷ lệ lớn nhất là đánh giá có (90,91%). Làm việc khác chiếm tỷ lệ lớn nhất là đánh giá không. Như vậy, nếu không được trả tiền cho dịch vụ môi trường rừng thì không sử dụng thời gian chăm sóc, bảo vệ rừng vào những công việc khác.

Một phần của tài liệu Thực trạng thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tại xã tân minh, huyện đà bắc, tỉnh hòa bình (khóa luận tốt nghiệp) (Trang 92 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)