PHẦN I MỞ ĐẦU
PHẦN IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.2 Yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện chính sách chi trả dịchvụ môi trường
4.2.3 Nhận thức của người dân về chính sách chi trảDVMTR tại xã Tân
Minh, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình
Từ điều tra thực tế cho thấy, người dân trên địa bàn xã đã có ý thức bảo vệ rừng từ khi được giao khoán đất rừng, tuy nhiên từ khi thực hiện chính sách người dân đã nhận thức rõ hơn về quyền lợi, trách nhiệm của mình nên đã càng thức hơn trong việc bảo vệ rừng, người được khoán bảo vệ rừng của các tổ chức cũng đã có sự phối hợp chặt chẽ hơn giữa đơn vị chủ rừng với chính quyền địa phương trong công tác bảo vệ rừng. Chính quyền cơ sở thực sự vào cuộc, từ công tác vận động tuyên truyền, tổ chức, điều hành quản lý bảo vệ rừng, phát triển rừng, phòng chống cháy chữa cháy rừng tốt hơn, ý thức của người dân trong công tác bảo vệ rừng ngày càng được nâng cao.
100
Bảng 4.21: Nhận định của hộ về chính sách, bảo vệ rừng và lợi ích của rừng
STT Nhận định
Đúng Phân vân Sai
SL (n=66) TL (%) SL (n=66) TL (%) SL (n=66) TL (%)
1 Rừng cần được bảo vệ nghiêm ngặt không nên khai thác 61 92,4 3 4,5 2 3,0
2 Rừng là nguồn tạo thu nhập quan trọng của người dân địa phương
nên người dân phải được khai thác 20 30,3 8 12,1 38 57,6
3 Rừng cộng đồng thuộc sở hữu của cộng đồng nên ai cũng được khai
thác 15 22,7 1 1,5 50 75,8
4 Không nên khai thác rừng vì bảo vệ rừng sẽ mang lại lợi ích lớn hơn
cho gia đình (ví dụ: khai thác lâm sản ngoài gỗ, phát triển du lịch) 52 78,8 10 15,2 4 6,1
5 Bảo vệ rừng rất quan trọng vì rừng bảo vệ đất, bảo vệ nguồn nước 66 100 0 0 0 0
6 Trước khi có chính sách chi trả DVMTR, tôi đã chú trọng bảo vệ
rừng 66 100 0 0 0 0
7 Khi tham gia chính sách chi trả DVMTR tôi muốn làm những việc
chính sách yêu cầu 60 90,9 4 6,1 2 3,0
8 Hầu hết mọi người đều cho rằng tham gia vào các hoạt động bảo vệ,
phát triển rừng là việc nên làm 66 100 0 0 0 0
9 Tham gia thực thi chính sách chi trả DVMTR là góp phần bảo vệ,
phát triển rừng 66 100 0 0 0 0
10 Gia đình tôi tham ra bảo vệ, phát triển rừng vì nhận được tiền 5 69,7 4 6,1 4 24,2
11 Nếu trong các năm tới không còn nhận được tiền chi trả thì gia đình
tôi sẽ vẫn tiếp tục bảo vệ rừng 62 93,9 1 1,5 3 4,5
101
Theo bảng 4.21 cho thấy, có hộ đã phần lớn nhận thức được các lợi ích của rừng và trách nhiệm của mỗi hộ, mỗi cá nhân trong việc bảo vệ rừng. Trong đó, đạt từ 80% các nhận định của hộ cho rằng không nên chặt phá rừng và sẵn sàng tiếp tục bảo vệ rừng nếu không nhận được tiền chi trả từ chính sách. Thậm chí các hộ đồng tình 100% về việc tham gia chính sách góp phần bảo về và phát triển rừng, nhận thấy lợi ích to lớn của rừng, tham gia bảo vệ rừng từ những ngày đầu tiên nhận đất rừng khi chính sách chưa ra đời. Các hộ đưa ra phần đa số phản đối ý kiến cho rằng khai thác và tạo thu nhập từ rừng. Tuy nhiên, đáng chú ý hơn, bên cạnh những ý kiến đồng tình có những ý kiến chiếm tỉ lệ cao 30,3% và 22,7% rằng sẽ khai thác và tạo thu nhập từ rừng. Đây có thể một phần do lỗ hổng trong việc tuyên truyền chính sách tới người dân hoặc do đặc điểm địa hình của xã ít đất nông nghiệp, không tạo ra đủ nguồn thu.
Các chủ rừng đã quan tâm thường xuyên tuần tra canh gác rừng của mình được giao và có trách nhiệm hơn trong việc bảo vệ rừng. Toàn xã, mỗi xóm có một tổ tuần tra rừng được tổ chức thành, việc tổ chức lại cách thức bảo vệ rừng theo hình thức tổ, nhóm hộ, cộng đồng bản, phối hợp, hỗ trợ nhau trong tuần tra bảo vệ rừng, tạo sự đồng thuận và quyết tâm hơn trong việc đấu tranh chống các hành vi xâm hại tài nguyên rừng. Tình hình phá rừng, lấn chiếm đất rừng, khai thác lâm sản trái phép... trên địa bàn tỉnh giảm đáng kể về số vụ và mức độ thiệt hại.
Qua việc chi trả dịch vụ môi trường rừng, ý thức bảo vệ rừng của những người nhận khoán rừng theo chương trình DVMTR đã có những chuyển biến khá tích cực. Hầu hết các chủ rừng đều nhận thức rằng khoản tiền mà mình nhận hàng năm không phải hoàn toàn do ngân sách nhà nước hỗ trợ như trước đây mà do các công ty cấp nước, công ty du lịch, các nhà máy thủy điện… trực tiếp chi trả nên trách nhiệm của người dân càng được tăng cường. Hiểu được lợi ích của chi trả dịch vụ môi trường rừng, nhiều hộ gia đình trong huyện đã cam kết khoanh nuôi, bảo vệ, trồng mới rừng tại các khu vực đất trống, nương
102
rẫy. Đây là những hiệu quả thiết thực mà chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng mang lại.