PHẦN I MỞ ĐẦU
PHẦN IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.3 Một số giải pháp giúp nâng cao hiệu quả chính sách chi trả dịchvụ mô
4.3.2 Tăng cường công tác tổ chức quản lý kiểm tra, giám sát về chi trả
môi trường lồng ghép các hoạt động ngoại khóa về bảo vệ thiên nhiên vào các trường học phổ thông trong địa bàn xã Tân Minh nói riêng, từng bước định hướng cho học sinh am hiểu về thiên nhiên thông qua đó nâng cao hiệu quả tuyên truyền góp phần bảo vệ phát triển rừng ngày tốt hơn.
4.3.2 Tăng cường công tác tổ chức quản lý kiểm tra, giám sát về chi trả DVMTR DVMTR
Thực hiện giám sát quá trình thực hiện chính sách chi trả DVMTR là một công việc rất quan trọng, cần thực hiện đúng, đày đủ việc kiểm tra, giám sát, công khai tài chính theo Điều 72, Nghị định 156/2087/NĐ-CP ngày 15/11/2018 của Chính phủ.
Cần quan tâm đến việc đánh giá, giám sát có sự tham gia của các hộ dân, vừa đỡ tốn kém về kinh phí, vừa hiệu quả về tính thời gian đồng thời là một biện pháp tốt để nâng cao nhận thức cho cộng đồng về chính sách chi trả DVMTR. Việc giám sát nên bao gồm 2 nội dung: Giám sát tình hình rừng; Giám sát tình hình thực hiện nghĩa vụ bảo vệ rừng và nhận tiền DVMTR của các hộ dân.
Giám sát các yếu tố môi trường như giám sát chất lượng nước cần có sự tham gia của các cơ quan chuyên môn của Bộ Tài nguyên và Môi trường, có thể thành lập Ban giám sát gồm đại diện các cơ quan chuyên môn, kỹ thuật có liên quan để hỗ trợ Quỹ tỉnh tiến hành các hoạt động giám sát.
105
Việc giám sát sự tuân thủ hợp đồng bảo vệ rừng của hộ gia đình cần có sự phối hợp thực hiện giữa chủ rừng, cơ quan kiểm lâm, Quỹ tỉnh, cơ quan lâm nghiệp của xã. Có thể tổ chức kiểm tra, giám sát chéo giữa các hộ dân hoặc các nhóm hộ với nhau, trong đó các bên tham gia tự đánh giá kết quả bảo vệ rừng của các bên và sau đó gửi báo cáo giám sát cho Quỹ thành phố.
Việc tăng cường giám sát sẽ giúp chính sách chi trả DVMTR đạt được mục tiêu về cung ứng các DVMTR một cách thực sự, nếu bên cung ứng không thực hiện tốt thì sẽ không được chi trả tiền DVMTR. Làm rõ hơn việc sẽ như thế nào nếu bên cung ứng DVMTR vi phạm hợp đồng (ví dụ như rừng không được bảo vệ sau khi thanh toán tiền).
Giám sát và phân tích, đánh giá số liệu thu được từ giám sát là một công việc cần được làm thường xuyên. Việc thực hiện công tác giám sát đòi hỏi số lượng kinh phí không nhỏ. Trong khi ngân sách Nhà nước không thể chi cho công việc này, kể cả ngân sách trung ương và ngân sách địa phương. Nguồn tiền chi trả DVMTR thì rất có hạn, số tiền DVMTR mà hộ dân nhận được còn quá ít ỏi, chưa tương xứng với trách nhiệm và công lao động bảo vệ rừng của họ, nên không thể sử dụng nguồn này để chi cho công tác giám sát được. Vì vậy, trong những năm tới, Quỹ BV&PTR tỉnh Hòa Bình cần áp dụng phương pháp giám sát có sự tham gia của cộng đồng dân cư trên địa bàn. Phương pháp này đã được ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) thực hiện thí điểm ở tỉnh Quảng Nam và được tổ chức thực hiện thí điểm ở tỉnh Lâm Đồng để phục vụ Chính sách chi trả DVMTR và Chương trình REDD+. Để áp dụng phương pháp này cần đảm bảo các nội dung sau:
- Tất cả các hộ dân trong bản sẽ tham gia giám sát bằng cách chia diện tích rừng của cả bản thành từng khu vực theo ranh giới tự nhiên dễ nhận biết và chia các hộ dân thành từng nhóm với số lượng nhóm tương ứng với số khu vực rừng được chia.
106
- Đánh số từng khu vực rừng được chia và đánh số thứ tự các nhóm hộ dân
- Thiết lập cơ chế kiểm tra chéo, ngẫu nhiên.
- Thiết lập nội dung giám sát theo cách thức đơn giản, đủ thông tin, phù hợp với năng lực của dân. Nội dung chủ yếu ghi vào phiếu giám sát là: Rừng có bị xâm lấn, xâm chiếm để làm rẫy hay chuyển sang mục đích sử dụng rừng khác không? Rừng tự nhiên hay rừng trồng? Ở vị trí nào? Ước tính diện tích bao nhiêu? Xảy ra vào thời gian nào?; Có phát hiện cây gỗ nào bị chặt không? Loại cây gì? Có bao nhiêu gốc chặt đã được phát hiện? Đường kính gốc chặt là bao nhiêu cm? Cây bị chặt còn nằm trong rừng không? Chiều dài lòng cây bao nhiêu?; Có phát hiện người nào phá rừng làm rẫy hay xâm chiếm rừng không? Người đó cư trú ở đâu? Họ và tên là gì? Ai phát hiện? Có bắt giao cho bản, cho xã, cho kiểm lâm hay trạm quản lý bảo vệ rừng không?; Thời gian đi giám sát (buổi nào? Ngày? Tháng? Năm?). Họ và tên những người đi giám sát?
- Trưởng ban tập hợp các phiếu giám sát của các nhóm trong tháng gửi về UBND xã. Sau khi nhận được phiếu giám sát của các bản, UBND xã chuyển cho Trạm quản lý bảo vệ rừng. Nếu có tình trạng chặt, phá rừng mà dân phát hiện, ghi vào phiếu thì trưởng bản phải báo ngay cho UBND xã và trạm quản lý bảo vệ rừng biết để xử lý.
- Cán bộ kiểm lâm địa bàn, trạm quản lý bảo vệ rừng sau khi nhận được báo cáo của trưởng bản về việc phát hiện rừng bị chặt, phá phải lập tức đến hiện trường phúc tra và xác nhận vào phiếu giám sát, sau đó gửi phiếu có xác nhận về ban quản lý rừng. Nội dung phúc tra là: Vị trí rừng bị chặt, phá (lô, khoảnh, tiểu khu, toạ độ); Mô tả và chụp ảnh hiện trường rừng bị chặt, phá; Xác minh các số liệu về đường kính gốc chặt, chiều dài lòng cây bị chặt, loài cây mà người dân đã ghi trong phiếu; Đo xác định diện tích rừng bị phá, đếm số cây bị chặt
107
- Ban quản lý rừng sử dụng thông tin, số liệu để cập nhật diễn biến rừng và lưu trữ phục vụ việc nghiệm thu, quyết toán, thanh lý hợp đồng chi trả DVMTR cuối năm.
- Định kỳ giám sát là 01 lần/ tháng. Nếu phát hiện rừng bị phá thì tiến hành giám sát bất thường.