CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ KINH DOANH TRÁI
3.2. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM VÀ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ KINH DOANH TRÁI PHIẾU CỦA
3.2.1. Đối với hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam
Theo đề án tái cơ cấu ngành ngân hàng Việt Nam đã được Thủ tướng phê duyệt trên cơ sở ban hành Quyết định số 254/QĐ/TTg ngày 01/03/2012 bao gồm nhiều nội dung và nhiều giai đoạn, trong đó tái cơ cấu các ngân hàng yếu kém chỉ là giai đoạn đầu, còn tái cơ cấu đầy đủ là bao gồm cả ngân hàng thương mại thuộc sở hữu Nhà nước và mục tiêu là tái cơ cấu nhưng vẫn phải đảm bảo an toàn hệ thống ngân hàng.
Bên cạnh đó, với mục tiêu nâng cao vai trò của hệ thống NHTM trong nền kinh tế; bảo đảm các ngân hàng thương mại thật sự là lực lượng chủ lực, chủ đạo của hệ thống các tổ chức tín dụng, có quy mô lớn, hoạt động an toàn, hiệu quả và có năng lực quản trị tiên tiến, khả năng cạnh tranh trong nước và quốc tế, việc triển khai thực hiện Đề án tái cơ cấu dựa trên quan điểm: (i) cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng và từng tổ chức tín dụng là một quá trình thường xuyên, liên tục; (ii) củng cố, phát triển hệ thống các tổ chức tín dụng đa dạng về sở hữu, quy mô và loại
hình phù hợp với đặc điểm và trình độ phát triển của nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn hiện nay; (iii) khuyến khích việc sáp nhập, hợp nhất, mua lại các tổ chức tín dụng theo nguyên tắc tự nguyện, bảo đảm quyền lợi của người gửi tiền và các quyền, nghĩa vụ kinh tế của các bên có liên quan theo quy định của pháp luật; (iv) thực hiện cơ cấu lại toàn diện về tài chính, hoạt động, quản trị của các tổ chức tín dụng theo các hình thức, biện pháp và lộ trình thích hợp; và (v) không để xảy ra đổ vỡ và mất an toàn hoạt động ngân hàng ngoài tầm kiểm soát của Nhà nước. Quá trình chấn chỉnh, củng cố và cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng hạn chế tới mức thấp nhất tổn thất và chi phí của ngân sách nhà nước cho xử lý những vấn đề của hệ thống các tổ chức tín dụng.
Tính đến thời điểm hiện tại tất cả các ngân hàng thương mại đều đã xây dựng đề án tái cấu trúc riêng cho mình và trình Ngân hàng Nhà nước để thẩm định. Với ngân hàng thương mại thuộc sở hữu Nhà nước, trong thời gian qua đã thực hiện cổ phần hóa hầu hết các ngân hàng (Vietcombank, Vietinbank, BIDV), ngoại trừ Agribank sẽ không thực hiện cổ phần hóa với mục đích trở thành trụ cột tài chính đối với lĩnh vực nông nghiệp nông thôn.
Trong quá trình thực hiện cơ cấu lại, các ngân hàng thương mại Nhà nước đã rà soát để cơ cấu lại mạng lưới kênh phân phối, hoạt động kinh doanh và danh mục tài sản theo hướng giảm bớt sự phụ thuộc vào hoạt động tín dụng và tăng nguồn thu từ các hoạt động phi tín dụng. Hay nói cách khác, các NHTM này đang xây dựng chiến lược cơ cấu tài sản theo hướng lành mạnh hơn, giảm bớt đầu tư vào lĩnh vực tiềm ẩn nhiều rủi ro như cổ phiếu, bất động sản, tín dụng và nâng cao chất lượng tài sản. Bên cạnh đó, trong giai đoạn hiện nay, một số ngân hàng thương mại đang triển khai đề án tái cấu trúc trên cơ sở sát nhập với ngân hàng khác có quy mô bé hơn như BIDV và Ngân hàng thương mại cổ phần Phát triển Nhà đồng bằng sông Cửu Long; Vietinbank với PGbank v.v. Riêng với Agribank, đây được coi là ngân hàng có rất nhiều yếu kém trước đây, để lại hậu quả nặng nề vì vậy NHNN đã quyết định xây dựng đề án tái cấu trúc theo hướng gồm 1 đề án lớn và 8 đề án nhỏ. Đến nay các đề án này cũng đã được Chính phủ phê duyệt. Đối với bộ máy quản trị Agribank, NHNN cũng đã thay đổi toàn bộ hội đồng thành viên ngân hàng, cải tổ
ban điều hành và ban kiểm soát để tạo ra năng lực điều hành mới, trên cơ sở đó góp phần nâng cao chất lượng hoạt động và năng lực cạnh tranh của Agribank nói riêng và các Ngân hàng thương mại Việt Nam nói chung trong thời kỳ hội nhập.
Trên cơ sở đề án tái cơ cấu ngành ngân hàng trên, Chính phủ đang hướng tới mục tiêu đưa NHTM Việt Nam phát triển tốt theo đúng tiêu chuẩn quốc tế trên cơ sở khuyến khích có sự tham gia góp vốn của các ngân hàng tốt của nước ngoài đề dần dần có một, hai ngân hàng trở thành ngân hàng tầm cỡ khu vực.
3.2.2. Đối với hoạt động đầu tư kinh doanh trái phiếu của NHTM Việt Nam Trên cơ sở phân tích dự báo và định hướng nền kinh tế, thị trường trái phiếu Việt Nam, cũng như định hướng phát triển của các NHTM Việt Nam trong thời gian tới, các nhà quản trị ngân hàng cần xây dựng và thực thi những biện pháp quyết liệt hơn trong việc tái cơ cấu, nâng cao chất lượng quản trị doanh nghiệp, đa dạng hóa các hoạt động đầu tư kinh doanh, trong đó có hoạt động đầu tư kinh doanh trái phiếu để tăng khả năng cạnh tranh, đảm bảo lợi nhuận cho ngân hàng nhằm thích ứng với quá trình hội nhập.
Trên cơ sở đó, định hướng phát triển đối với hoạt động đầu tư kinh doanh trái phiếu của các NHTM Việt Nam trên thị trường trong nước và quốc tế trong giai đoạn từ nay đến 2020 như sau:
- Thứ nhất, xây dựng và phát triển hoạt động đầu tư kinh doanh trái phiếu của NHTM phù hợp với mức độ phát triển của nền kinh tế, đồng bộ với sự phát triển của các hoạt động ngân hàng khác; và phù hợp với chính sách, mục tiêu của Đảng, Nhà nước.
- Thứ hai, phát triển hoạt động đầu tư kinh doanh trái phiếu một cách bền vững, đảm bảo an toàn hệ thống; thu nhập và tỷ suất sinh lời hoạt động đầu tư kinh doanh trái phiếu duy trì ổn định và tăng trưởng qua các năm. Hoạt động kinh doanh trái phiếu từng bước tiếp cận với các thông lệ, chuẩn mực quốc tế để trở thành một kênh hoạt động quan trọng, chuyên nghiệp, hiệu quả cho ngân hàng và nền kinh tế.
- Thứ ba, định hướng trở thành những nhà tạo lập thị trường nhằm tạo nên tính ổn định và phát triển của thị trường trái phiếu Việt Nam.