Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.3. Các lý thuyết áp dụng
1.3.1. Lý thuyết về mô hình truyền thông của Claude Shannon
Có rất nhiều lý thuyết về mô hình truyền thông đƣợc đƣa ra trên thế giới (Lasswell, 1948; Weaver, 1948; David Berlo, 1963; Charles Osgood, 1954; Wilbur Schramm, 1954…), nhƣng tôi lựa chọn lý thuyết về mô hình truyền thông của Claude Shannon (1948) làm nền tảng về mặt lý thuyết để tiếp cận đề tài luận văn.
Vì đây là mô hình truyền thông hai chiều có tính tương tác cao và phân tích đầy đủ các yếu tố trong truyền thông.
Mô hình truyền thông hai chiều của Claude Shannon đƣợc đƣa ra lần đầu vào năm 1948. Mô hình này đã khắc phục đƣợc nhƣợc điểm của mô hình truyền thông một chiều bằng cách nhấn mạnh vai trò của thông tin phản hồi từ đối tƣợng tiếp nhận. Do đó, mô hình này thể hiện rõ hơn tính tương tác, bình đẳng cũng như sự chuyển đổi giữa chủ thể và khách thể truyền thông. Mặt khác, mô hình này cũng chú ý tới hiệu quả truyền thông - Mong đợi của bất kỳ nhà truyền thông nào khi chuẩn bị hoạt động truyền thông của mình.
Theo lý thuyết về mô hình truyền thông mà Claude Shannon đƣa ra, thì truyền thông là một quá trình bao gồm bảy yếu tố sau đây (Paul Cobley & Peter Schulz, 2013):
S (Source, Sender) chính là nguồn phát thông điệp truyền thông hay còn gọi là chủ thể truyền thông, người làm truyền thông;
M (Message) là thông điệp, nội dung truyền thông;
C (Chanel) là kênh truyền thông;
R (Receiver) là người nhận thông điệp (đối tượng mục tiêu);
26
E (Effect) là hiệu quả truyền thông;
N (Noise) là yếu tố nhiễu (các yếu tố gây ra sai số cản trở thông điệp tới người nhận);
F (Feedback) là sự phản hồi từ đối tượng mục tiêu (người nhận thông điệp).
Để khái quát quá trình truyền thông một cách hệ thống theo sự tương tác lẫn nhau giữa các yếu tố, Claude Shannon đƣa ra sơ đồ miêu tả mô hình truyền thông của mình (Sơ đồ 1 dưới đây).
Sơ đồ 1: Mô hình truyền thông của Claude Shannon
Mô hình trên là tổng hòa mối quan hệ của các yếu tố cấu thành nên cả quá trình truyền thông. Tuy nhiên, ở phạm vi luận văn này tôi không xem xét toàn bộ bảy yếu tố kể trên. Trong khả năng của mình, tôi tập trung tìm hiểu quá trình truyền thông phòng chống HIV/AIDS trong cộng đồng dân tộc thiểu số tại tỉnh Tuyên Quang thông qua hai yếu tố chính bao gồm yếu tố “Nguồn” (Source, Sender) và yếu tố “Đối tượng mục tiêu” hay chính là Người nhận thông điệp truyền thông (Receiver); từ đó xác định “Hiệu quả” truyền thông (Effect) và “Sự phản hồi”
(Feedback) từ người dân địa phương.
1.3.2. Lý thuyết truyền thông điệp cho đối tƣợng
Trong quá trình tìm hiểu các lý thuyết về truyền thông, tôi nhận thấy lý thuyết truyền thông điệp cho đối tƣợng đóng một vai trò hết sức quan trọng khi xem xét
N
F
S M C R E
27
một hoạt động truyền thông cụ thể. Lý thuyết này đặt nền tảng cơ bản để tôi có thể tiếp cận vấn đề nghiên cứu dễ dàng hơn.
Lý thuyết truyền thông điệp cho đối tƣợng đƣợc Nguyễn Văn Dững đề cập vào năm 2006, trong cuốn “Truyền thông - Lý thuyết và kỹ năng cơ bản”. Theo ông, về đại thể, tâm lý - thần kinh của con người được cấu thành bởi hai hệ thống:
Trung tâm và ngoại vi. Hệ thống trung tâm thiên về nhận thức lý trí, hệ thống ngoại vi thiên về nhận thức tình cảm. Trong thực tế, tùy theo điều kiện hình thành và phát triển văn hóa - lịch sử của mỗi dân tộc, có nơi thiên về nhận thức lý trí, có dân tộc lại thiên về tình cảm. Trong mỗi dân tộc, mỗi nhóm công chúng - đối tƣợng cũng có những sắc thái nhận thức khác nhau, hoặc nghiêng về lý trí hoặc nặng về tình cảm.
Người Việt Nam có câu: “Một bồ cái lý không bằng một tí cái tình”. Do đó, nhiệm vụ của nhà truyền thông là phải nghiên cứu nắm bắt đặc thù tâm lý tiếp nhận của nhóm đối tƣợng cụ thể để có thể thiết kế thông điệp phù hợp. Nhƣng cho dù tiếp nhận thông điệp thông qua con đường ngoại vi - tình cảm, cuối cùng cũng phải tác động đƣợc tới quá trình nhận thức ở giai đoạn thứ hai - lý trí, khi đó cơ sở nhận thức của hành vi mới mang tính bền vững.
Mỗi con đường, giai đoạn nhận thức đều có những ưu điểm và hạn chế nhất định. Chẳng hạn, tác động vào hệ thống trung tâm thì thông điệp đƣợc nhận thức sâu hơn, bền vững hơn, nhƣng khó vào hơn; tác động bằng hệ thống ngoại vi dễ vào hơn, nhƣng hời hợt và dễ quên hơn. Chính vì thế, nếu kết hợp cả hai hệ thống này thật linh hoạt thì sẽ đạt hiệu quả khi xã hội hóa thông điêp. Năm giai đoạn của thông điệp đƣợc Nguyễn Văn Dững nhấn mạnh khi truyền thông điệp cho đối tƣợng bao gồm:
(1) Làm cho nhóm đối tƣợng nhận biết thông điệp;
(2) Nhóm đối tƣợng nhận thức, hiểu biết thông điệp;
(3) Nhóm đối tƣợng chấp nhận thông điệp;
(4) Làm cho đối tượng tin tưởng thông điệp;
(5) Đối tƣợng hành động theo mục đích, yêu cầu của thông điệp.
Vì vậy mà trong hoạt động truyền thông, cần tính đến hình thức thể loại phù hợp với nhóm đối tượng và vấn đề thông tin. Mỗi thể loại sẽ có những phương thức tác động đặc thù đến đối tƣợng nhận thông điệp truyền thông. Trong luận văn này,
28
lý thuyết truyền thông điệp cho đối tƣợng giúp tôi có thể tiếp cận và xem xét tính hiệu quả của quá trình truyền thông phòng chống HIV/AIDS trong cộng đồng dân tộc thiểu số tại tỉnh Tuyên Quang.