Rào cản ngôn ngữ

Một phần của tài liệu Truyền thông phòng chống HIV AIDS ở cộng đồng dân tộc thiểu số tại tỉnh Tuyên Quang (Trang 74 - 79)

Chương 4: RÀO CẢN VÀ THÁCH THỨC – BÀI TOÁN KHÓ CHO

4.1. Rào cản của người dân khi tiếp cận các chương trình truyền thông

4.1.1. Rào cản ngôn ngữ

Trong quá trình nghiên cứu thực địa, tôi quan sát đƣợc rằng một trong những khó khăn lớn nhất của người dân tộc thiểu số tại tỉnh Tuyên Quang khi tiếp cận các chương trình truyền thông phòng chống HIV/AIDS nằm ở vấn đề bất đồng ngôn ngữ. Tại các thôn bản, tiếng (nhóm) tộc người địa phương vẫn là công cụ giao tiếp chính hàng ngày. Quan sát biểu đồ sau chúng ta có thể thấy rõ đƣợc điều đó:

Biểu đồ 1: Tỷ lệ giao tiếp bằng ngôn ngữ địa phương và ngôn ngữ phổ thông của cộng đồng dân tộc thiểu số nghiên cứu

78,1 6,3

15,6

Giao tiếp bằng tiếng địa phương nhiều hơn

Giao tiếp bằng cả tiếng địa phương và tiếng Việt

Giao tiếp bằng tiếng Việt nhiều hơn

Số liệu trong biểu đồ 1 được mã hóa từ dữ liệu bảng hỏi người dân tộc thiểu số tại địa phương do tác giả thực hiện. Có tới 78% người dân giao tiếp bằng tiếng dân tộc

67

của mình (tiếng địa phương) nhiều hơn tại nơi họ sinh sống; gần 16% người dân giao tiếp bằng cả tiếng dân tộc mình và tiếng Việt (tiếng phổ thông hay còn gọi là tiếng Kinh, tiếng Việt) tại thôn bản của mình; và có khoảng 6% người dân sử dụng tiếng Việt để giao tiếp nhiều hơn tại cộng đồng mà họ sinh sống. Nhƣ vậy, rõ ràng tỷ lệ người dân sử dụng tiếng dân tộc của mình để giao tiếp tại địa phương chiếm tỷ lệ khá lớn. Tiếng Việt cũng đã đƣợc phổ cập trong cộng đồng dân tộc thiểu số.

Nhiều người đã có khả năng sử dụng thành thạo tiếng Việt nên họ có thể kết hợp sử dụng cả tiếng phổ thông và tiếng địa phương trong giao tiếp. Thậm chí, một số bộ phận người dân cho biết là sử dụng tiếng Việt nhiều hơn tiếng địa phương tại cộng đồng mà họ sinh sống. Tuy nhiên, số lượng sử dụng tiếng địa phương để giao tiếp hàng ngày vẫn chiếm đa số. Có khoảng 6% đáp viên cho biết không có khả năng giao tiếp bằng tiếng Việt

Trong khi đó, toàn bộ tài liệu truyền thông lại đều đƣợc phát hành bằng tiếng Việt. Khảo sát nhanh các tài liệu truyền thông phòng chống HIV/ADIS mà các đơn vị truyền thông cũng như người dân địa phương cung cấp, tôi chưa thấy có bất kỳ văn bản tài liệu nào được viết bằng tiếng tộc người (địa phương). Các băng rôn, khẩu hiệu, pa nô, áp phích thường được thiết kế với kích thước phóng to và bắt mắt nhưng cũng không có trường hợp nào sử dụng tiếng địa phương để truyền tải nội dung truyền thông phòng chống HIV/AIDS. Điều này đương nhiên sẽ khiến cho việc đọc và hiểu các tài liệu truyền thông của người dân tộc thiểu số tại địa phương bị hạn chế rất nhiều. Một số người dân bộc lộ khả năng nghe và nói tiếng Việt thành thạo nhưng không thể đọc hoặc viết tiếng Việt lưu loát. Đáng chú ý là cũng có nhiều người địa phương dù thành thạo cả bốn kỹ năng nghe nói đọc viết tiếng Việt nhƣng lại không hào hứng tìm đọc các tài liệu truyền thông phòng chống HIV/AIDS tiếng Việt.

“- Nhiều khi nhận thì cũng đọc nhƣng cũng có khi không đọc.

- Chị có hiểu hết các thông tin trong những tài liệu đó không ạ?

- Cũng không. Cũng hiểu ít thôi.

68

- Chị không đọc tiếng Việt thành thạo nhƣ vậy thì làm cách nào để đọc đƣợc những tài liệu này?

- Cũng có con gái. Nhờ nó đọc vì nó cũng đọc đƣợc”.

(Phỏng vấn sâu, người dân địa phương, MS 19-LB, nữ, dân tộc Hmông, 29 tuổi) Rào cản ngôn ngữ thường hạn chế khả năng tiếp cận thông tin truyền thông ở người dân tộc thiểu số được xem là khá phổ biến không chỉ ở Việt Nam mà còn ở nhiều nước trên thế giới. Nhiều nghiên cứu ở cả trong và ngoài nước nhận định, rào cản ngôn ngữ đối với người dân tộc thiểu số không chỉ thể hiện qua việc thâu nhận các chương trình truyền thông phòng chống HIV/AIDS mà cả trong việc họ tiếp cận các dịch vụ giáo dục, y tế, xã hội khác. Jirakun (1993) trong một nghiên cứu đã đƣa ra báo cáo về tình trạng những người phụ nữ dân tộc thiểu số Lào di cư tới vùng nông thôn phía Bắc của đất nước Thái Lan không thể giao tiếp bằng tiếng Thái thì có nhận thức rất thấp về HIV/AIDS; các thông tin truyền thông về HIV/AIDS vì thế cũng chủ yếu chỉ tập trung tại thành thị và trường học, nơi mà tiếng phổ thông của Thái Lan đƣợc sử dụng rộng rãi (Jirakun, 1993). Ở Việt Nam, nghiên cứu của Nguyễn Thùy Dương (2010) về tác động của truyền thông đại chúng tới nhận thức về HIV/AIDS của đồng bào dân tộc Dao tại Yên Bái cũng cho thấy những người Dao có khả năng giao tiếp bằng tiếng Việt thì khả năng nhận thức đúng về HIV/AIDS cao gấp gần 3 lần so với người Dao không có khả năng này. Hơn thế số người Dao cho biết sử dụng tiếng Việt thành thạo từng nghe về HIV/AIDS thường xuyên hơn số người Dao không giao tiếp bằng tiếng Việt được (Phan Thị Thu Hương, 2010).

Trở lại trường hợp người dân tộc Hmông và người dân tộc Tày tại hai huyện Yên Sơn và Lâm Bình, trong số gần 6% đáp viên cho biết không thể giao tiếp bằng tiếng Việt thì đa phần họ nhờ con em trợ giúp đọc hiểu các tài liệu này. Bởi lẽ trẻ em địa phương đều được phổ cập tiểu học và có khả năng đọc viết tiếng Việt thành thạo. Tuy nhiên thông tin truyền thông gián tiếp nhƣ vậy dễ có khả năng tạo ra những sai lệch, hoặc không thích hợp khiến người dân giảm hứng thú theo dõi.

69

“- Cũng có mấy lần họ (ý chỉ người dân tộc thiểu số tại địa phương) hỏi về việc tại sao lại phát toàn tài liệu tiếng Kinh đấy.

- Vậy anh trả lời những trường hợp đó như thế nào ạ?

- Thì bảo bên trên gửi xuống nhƣ thế nào thì có vậy chứ có “đẻ” ra đƣợc mấy cái tài liệu đấy đâu”.

(Phỏng vấn sâu, cán bộ truyền thông, MS 34-TX, nam, 35 tuổi) Có thể thấy rằng, chương trình truyền thông được thực hiện trong cộng đồng dân tộc thiểu số nhƣng lại sử dụng tài liệu ấn hành bằng tiếng phổ thông thì đó là một bất cập lớn. Nó khiến cho người dân tộc thiểu số tại địa phương hoặc là không thể đọc – hiểu đƣợc, hoặc là đọc nhƣng không hiểu, và cũng xảy ra cả tình trạng đọc hiểu đƣợc nhƣng không hào hứng với các tài liệu tiếng Việt.

Ngoài ra, số liệu từ phần trả lời phỏng vấn bảng hỏi của nhóm mẫu cán bộ truyền thông phòng chống HIV/AIDS tại tỉnh Tuyên Quang cũng cho thấy thái độ

“lừng chừng” của họ trong việc tham gia thiết kế, xây dựng những tài liệu nhƣ vậy.

Trong bảng hỏi phỏng vấn cán bộ truyền thông, tôi đƣa ra hai câu hỏi cụ thể: (1) Ý kiến của cán bộ truyền thông về sự cần thiết phải có các tài liệu truyền thông bằng tiếng địa phương? và (2) Nếu tổ chức một chương trình về việc thiết kế, xây dựng các tài liệu truyền thông sử dụng tiếng địa phương thì cán bộ truyền thông có sẵn sàng tham gia không? Với tình huống đƣa ra, dữ liệu từ phần trả lời của cán bộ truyền thông đƣợc biểu hiện ở biểu đồ 2 sau đây với những mâu thuẫn rõ ràng.

70

Biểu đồ 2: Tỷ lệ tương quan về tính cần thiết và sự sẵn sàng tham gia xây dựng tài liệu truyền thông tiếng địa phương của đối tượng nghiên cứu cán bộ

truyền thông

11,9

23,8

9,5

50

2,42,4

0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100

Cần thiết có tài liệu tiếng địa phương

Không cần thiết có tài liệu tiếng địa phương

Sẵn sàng tham gia xây dựng tài liệu tiếng địa phương Có thể sẽ tham gia xây dựng tài liệu tiếng địa phương Không thể tham gia xây dựng tài liệu tiếng địa phương

Biểu đồ 2 cho thấy có đến 86% cán bộ truyền thông tại tỉnh Tuyên Quang tham gia nghiên cứu tán đồng phải có các tài liệu truyền thông phòng chống HIV/AIDS được thiết kế bằng tiếng địa phương, và khoảng 14% bày tỏ suy nghĩ không nhất thiết phải có. Điểm mâu thuẫn ở đây là trong gần 86% cán bộ truyền thông đồng ý rằng cần có các tài liệu truyền thông phòng chống HIV/AIDS đƣợc viết bằng tiếng địa phương, thì chỉ có khoảng 12% sẵn sàng tham gia vào việc thiết kế, xây dựng các tài liệu này; còn đến tới 50% không quả quyết khả năng tham gia và có gần 24% khẳng định chắc chắn sẽ không liên đới. Có thể thấy, điểm mâu thuẫn chính là việc phần lớn cán bộ truyền thông đều cho rằng cần thiết phải thiết

85,7%

14.3%

71

kế các tài liệu truyền thông bằng tiếng địa phương, nhưng nếu có một chương trình thiết kế tài liệu bằng tiếng địa phương họ lại không sẵn sàng tham gia vào quá trình đó. Nhƣ vậy, ngoài việc chúng ta khẳng định ngôn ngữ là một rào cản lớn đối với người dân tộc thiểu số trong việc tiếp cận thông tin truyền thông phòng chống HIV/AIDS, cần thiết phải có các tài liệu truyền thông sử dụng tiếng địa phương, thì một vấn đề nữa cần đƣợc xem xét đó chính là nhiệt huyết tham gia hỗ trợ quá trình thiết kế những tài liệu này từ phía cán bộ truyền thông.

Một phần của tài liệu Truyền thông phòng chống HIV AIDS ở cộng đồng dân tộc thiểu số tại tỉnh Tuyên Quang (Trang 74 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)