Các khái niệm công cụ

Một phần của tài liệu Truyền thông phòng chống HIV AIDS ở cộng đồng dân tộc thiểu số tại tỉnh Tuyên Quang (Trang 27 - 33)

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

1.2. Các khái niệm công cụ

1.2.1. Phân biệt khái niệm HIV và AIDS

Trong các tài liệu có liên quan đến HIV và AIDS chúng ta thấy khái niệm HIV và AIDS thường được viết liền nhau bởi dấu gạch chéo (HIV/AIDS). Trong khuôn

20

khổ luận văn này, tôi cũng thể hiện cụm từ HIV liền với AIDS do sự gắn kết chặt chẽ giữa hai loại bệnh. Tuy nhiên, theo khuyến cáo của UNAIDS thì cách viết này thường dẫn đến nhầm hiểu rằng HIV và AIDS là hai khái niệm chỉ cùng một loại bệnh (Paul Cobley & Peter Schulz, 2013). Cho nên việc làm rõ và phân biệt hai khái niệm này là điều hết sức cần.

Robin Wess (1993) là người đầu tiên đưa ra định nghĩa về HIV/AIDS đầy đủ và đƣợc trích dẫn lại nhiều trong những nghiên cứu có liên quan đến HIV/AIDS sau này. Theo Robin định nghĩa, HIV (nguyên văn tiếng Anh: Human Immunodeficiency Virus, có nghĩa virus suy giảm miễn dịch ở người) là tên gọi của một loại lentivirus (thuộc họ retrovirus) có khả năng gây hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (AIDS), một tình trạng làm hệ miễn dịch của con người bị suy giảm cấp tiến, tạo điều kiện cho những nhiễm trùng cơ hội làm đe dọa mạng sống và phát triển mạnh ung thƣ cũng nhƣ nhiều căn bệnh nguy hiểm khác. Các tài liệu y học diễn giải khái niệm HIV sau này đều có nội dung tương tự và xác định HIV hiện diện dưới cả 2 dạng hạt virus (virion) tự do và virus trong tế bào miễn dịch đã nhiễm bệnh; Theo đó, con đường lây nhiễm của HIV bao gồm: Thông qua truyền dẫn máu, truyền dẫn tinh dịch/dịch âm đạo, tiền phóng tinh (rò rỉ tinh dịch trên đầu dương vật) hoặc sữa mẹ (Daniel Douek, 2009).

Còn AIDS (nguyên văn tiếng Anh: Acquired Immunodeficiency Syndrome) đƣợc Robin định nghĩa là Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải hay bệnh liệt kháng, là một hội chứng của nhiều bệnh nhiễm trùng (ví dụ: lao, viêm phổi, nấm…), mà người nhiễm HIV gặp phải do hệ miễn dịch của cơ thể bị tổn thương hoặc bị phá hủy nặng nề (Robin Wess, 1993). Robin gọi các bệnh này là các bệnh nhiễm trùng cơ hội và AIDS đƣợc coi là giai đoạn cuối của quá trình nhiễm HIV.

Tuy nhiên, mỗi người khi chuyển sang giai đoạn AIDS sẽ có những triệu chứng khác nhau, tùy theo loại bệnh nhiễm trùng cơ hội mà người đó mắc phải, và khả năng chống đỡ của hệ miễn dịch mỗi người.

Định nghĩa về HIV/AIDS đƣợc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đƣa ra gần đây nhất (cập nhật ngày 03/06/2015) cũng có nội dung tương tự như định nghĩa của

21

Robin Wess (1993). Cụ thể, WHO định nghĩa HIV là virus suy giảm miễn dịch ở người, một loại retrovirus tấn công tế bào của hệ thống miễn dịch, tiêu diệt hoặc làm giảm chức năng của hệ thống miễn dịch. Khi quá trình tấn công của virus này phát triển, hệ thống miễn dịch trở nên ngày càng yếu hơn và người nhiễm virus này trở nên dễ dàng nhiễm các bệnh cơ hội khác. Giai đoạn phát triển cao nhất của HIV chính là Hội chứng suy giảm miễn dịch (AIDS). Thường sẽ mất từ 10 đến 15 năm thì người có HIV sẽ tiến triển thành AIDS, và thuốc kháng retrovirus có thể làm chậm quá trình này lại7. HIV lây truyền thông qua các con đường: Quan hệ tình dục không an toàn (bao gồm cả quan hệ qua đường âm đạo và quan hệ qua đường hậu môn), truyền máu nhiễm virus, dùng chung bơm kim tiêm với người nhiễm bệnh, lây truyền từ mẹ sang con trong quá trình mang thai, sinh đẻ hoặc cho con bú (WHO, 2015).

Và để phân biệt rõ ràng khái niệm HIV và AIDS, UNAIDS (2011) đã diễn giải hết sức ngắn gọn: HIV là virus, còn AIDS là hội chứng lâm sàng. Có nghĩa, HIV và AIDS không phải là hai khái niệm chỉ cùng một loại bệnh. Vì vậy, tùy từng hoàn cảnh mà khái niệm HIV và AIDS đƣợc sử dụng một cách phù hợp.

1.2.2. Định nghĩa truyền thông

Có rất nhiều cách định nghĩa khác nhau về thuật ngữ “truyền thông”. Nhƣ John Hober (1954) cho rằng truyền thông là quá trình trao đổi tư duy hoặc ý tưởng bằng lời. Còn theo quan niệm của Dean Barnlund (1964) thì truyền thông là quá trình liên tục nhằm làm giảm độ không rõ ràng để có thể thực hiện hành vi hiệu quả.

Gerald Miler (1966) lại cho rằng, truyền thông về cơ bản quan tâm nhất đến tình huống hành vi, trong đó nguồn thông tin truyền nội dung đến người nhận với mục đích tác động đến hành vi của họ. Và còn nhiều định nghĩa khác về truyền thông trên thế giới (George Rodman, 2008; Stanley Baran, 2009; Teri Kwal Gamble, 2010;

Michael Schudson, 2011…). Nhƣ vậy, có thể thấy rằng ở mỗi một góc độ tiếp cận

7 Trước năm 2011, theo Quyết định số 3003/QĐ-BYT ngày 19/08/2009 của Bộ Y tế Việt Nam thì người có HIV đƣợc coi là bệnh nhân AIDS khi số lƣợng tế bào CD4 giảm xuống < 200 TB/mm3 và tiêu chuẩn để điều trị ARV cho người có HIV là có số lượng tế bào CD4 < 200 TB/mm3. Từ tháng 11/2011, theo Quyết định số 4139/QĐ-BYT của Bộ Y tế Việt Nam thì tiêu chuẩn điều trị ARV cho người có HIV thay đổi ở mức quy định là số lƣợng tế bào CD4 ≤ 350 TB/mm3 và không phụ thuộc vào giai đoạn lâm sàng.

22

khác nhau, các tác giả lại đƣa ra những định nghĩa riêng về truyền thông. Theo Nguyễn Văn Dững (2006) trong một công trình nghiên cứu về lý thuyết và kỹ năng truyền thông, thì “truyền thông là quá trình liên tục trao đổi thông tin, tư tưởng, tình cảm… chia sẻ kỹ năng và kinh nghiệm giữa hai hoặc nhiều người nhằm tăng cường hiểu biết lẫn nhau, thay đổi nhận thức, tiến tới điều chỉnh hành vi và thái độ phù hợp với nhu cầu phát triển của cá nhân/nhóm/cộng đồng/xã hội. Truyền thông là một quá trình diễn ra theo trình tự thời gian, trong đó bao gồm các yếu tố tham dự chính:

Nguồn, thông điệp, kênh truyền thông, người nhận, phản hồi/hiệu quả, nhiễu”

(Nguyễn Văn Dững, 2006).

Và vai trò của truyền thông trong y tế đã được nhiều nhà nghiên cứu trước đó khẳng định (Thủy Cúc, 1999; Thùy Dương, 2010; Phan Thị Thu Hương, 2013…).

Truyền thông giáo dục sức khoẻ là nội dung đầu tiên trong tám nội dung chăm sóc sức khoẻ ban đầu mà Hội nghị Alma - Am đã đề ra năm 1978 và cũng là nội dung đầu tiên trong 10 nội dung chăm sóc sức khoẻ ban đầu của Việt Nam, đó là: Giáo đục sức khoẻ nhằm giúp cho mọi người có kiến thức tối thiểu và cơ bản nhất để có thể tự phòng bệnh cho mình, cho gia đình, người thân và cho xã hội; để có thể xử trí đúng khi bị ốm đau, bệnh tật và để thay đổi những cách nghĩ và nếp sống có hại cho sức khoẻ (Phước Nhường, 2013). Trong phạm vi luận văn này, hoạt động truyền thông mà tôi xem xét là truyền thông phòng chống HIV/AIDS trong cộng đồng dân tộc thiểu số tại Tuyên Quang.

1.2.3. Khái niệm cộng đồng

Một số nghiên cứu về khoa học xã hội ở Việt Nam trong thời gian gần đây (Đặng Xuân Hải, 2004; Võ Quế, 2006; Trần Ngọc Thêm, 2008…) có nhắc tới khái niệm cộng đồng, nhƣng rất ít thấy các nghiên cứu này đƣa ra định nghĩa về khái niệm cộng đồng. Theo Lương Hồng Quang và Tô Duy Hợp (2000) thì khái niệm cộng đồng (community) là một khái niệm cơ bản của các khoa học xã hội và nhân văn, với nhiều tuyến nghĩa khác nhau. Cũng nhƣ đối với rất nhiều khái niệm xã hội học khác nhƣ cơ cấu xã hội, khuôn mẫu, văn hóa, gia đình hay thiết chế xã hội…

tình trạng đa nghĩa của khái niệm cộng đồng đã làm cho nó nhiều khi không đƣợc

23

hiểu một cách rõ ràng. Hơn nữa, cộng đồng còn là đối tƣợng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học xã hội và nhân văn (tâm lý học, xã hội học, lịch sử…), mỗi ngành lại có đối tƣợng riêng của mình, tạo nên những sắc nghĩa khoa học khác nhau về khái niệm cộng đồng. Rộng nhất là nói đến những khối tập hợp người, các liên minh rộng lớn như cộng đồng thế giới, cộng đồng châu Âu, cộng đồng các nước A rập, cộng đồng các nước ASEAN… nhỏ hơn, cộng đồng được áp dụng cho một kiểu/hạng xã hội, căn cứ vào những đặc tính tương đồng về sắc tộc, chủng tộc hay tôn giáo… như cộng đồng các người Do Thái, cộng đồng người da đen tại Chicago, cộng đồng người Thanh giáo… Nhỏ hơn nữa, cộng đồng được sử dụng cho các đơn vị xã hội cơ bản là gia đình, làng hay một nhóm xã hội nào đó có những đặc tính xã hội chung về lý tưởng xã hội, lứa tuổi, giới, nghề nghiệp, thân phận xã hội như các đảng phái, nhóm những người lái taxi, nhóm người khuyết thị… “Có hai cách hiểu về cộng đồng: Cộng đồng tính và cộng đồng thể. Cộng đồng tính là thuộc tính hay quan hệ xã hội có những đặc trưng mà các nhà xã hội học đã cố gắng xác định và cụ thể hóa, chẳng hạn như tình cảm cộng đồng, tinh thần cộng đồng, ý thức cộng đồng… Cộng đồng thể là các nhóm người, nhóm xã hội có tính cộng đồng với rất nhiều thể có quy mô khác nhau, đó là các thể nhỏ, thể vừa, thể lớn và thể cực lớn.

Tình trạng này khiến chúng ta phải rất cẩn thận khi các tác giả nói về khái niệm cộng đồng nhưng với nhiều ý nghĩa và nhiều cách hiểu khác nhau… Có ba kiểu loại cộng đồng chủ yếu: Cộng đồng thuần khiết (không thuần khiết), cộng đồng trồi và cộng đồng lịch sử” (Lương Hồng Quang & Tô Duy Hợp, 2000).

Jadov (1990) trong bài viết “Nghĩ về đối tƣợng xã hội học” đã xác định khái niệm cộng đồng là một phạm trù cơ bản của xã hội học, ở đó ông dùng từ cộng đồng xã hội (social community). Ông xác định đối tƣợng nghiên cứu của xã hội học chính là các cộng đồng xã hội: “Xã hội học là khoa học về sự hình thành, phát triển và vận hành của các cộng đồng xã hội, các tổ chức xã hội và các quá trình xã hội với tính cách là các hình thức tồn tại của chúng, khoa học về các quan hệ xã hội với tính cách là các cơ chế liên hệ và tác động qua lại giữa các cộng đồng xã hội đa dạng, giữa cá nhân và các cộng đồng, khoa học về các tính quy luật của các hành động xã hội và hành vi của chúng” (Viện Thông tin Khoa học Xã hội, 1990).

24

Cộng đồng xã hội đƣợc Richard Schaefer (1998) diễn giải là khái niệm then chốt trong việc xác định đối tƣợng xã hội học vì nó bao hàm phẩm chất quyết định của sự tự vận động, phát triển của chỉnh thể xã hội. Ở mức độ tương tự, nó cho phép giải thích cả trạng thái bền vững, ổn định của các hệ thống, các tổ chức, các thiết chế xã hội, nếu nhƣ chúng phù hợp với lợi ích chung. Là một thuật ngữ xã hội học, cộng đồng được hiểu như là một phân thể/đơn vị/nhóm người trong hệ thống xã hội, ở đó, mọi người ý thức được những đặc trưng và tình cảm chung về những gì mà mình đang có (Richard Schaefer & Robert Lamm, 1998).

Nhƣ vậy, xét trong phạm vi luận văn này, khái niệm cộng đồng đƣợc hiểu là

“cộng đồng thể” bao gồm các nhóm tộc người thiểu số ở tỉnh Tuyên Quang (cụ thể trong chọn mẫu nghiên cứu là cộng đồng người Tày và người Hmông). Và hoạt động truyền thông phòng chống HIV/AIDS mà tôi xem xét là hoạt động truyền thông diễn ra đối với hai tộc người thiểu số này.

1.2.4. Khái niệm dân tộc thiểu số

Một khái niệm cũng cần làm rõ trong luận văn này đó là thuật ngữ “dân tộc thiểu số”. Và tất nhiên, nếu đã có “dân tộc thiểu số” thì phải xem xét nó trong mối quan hệ với “dân tộc đa số”. Theo Nghị định 05/2011/NĐ-CP ngày 14 tháng 01 năm 2011 của Chính phủ Việt Nam về công tác dân tộc, thuật ngữ “dân tộc thiểu số” và “dân tộc đa số” đƣợc xác định một cách rõ ràng trong bối cảnh của Việt Nam. Theo đó, “dân tộc đa số” là khái niệm chỉ những dân tộc có số dân chiếm trên 50% tổng dân số của cả nước Việt Nam, tính theo điều tra dân số quốc gia. Còn

“dân tộc thiểu số” là những dân tộc có số dân ít hơn so với dân tộc đa số trên phạm vi lãnh thổ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

Theo số liệu của cuộc Tổng Điều tra Dân số và Nhà ở tại Việt Nam năm 2009 thì tổng dân số Việt Nam là 85.846.997 người, trong đó có 73.594.427 người Kinh chiếm 85,73% tổng dân số cả nước, còn 53 tộc người còn lại có số dân là 12.252.570 người chiếm 14,27% tổng dân số cả nước (GSO, 2010). Như vậy, nếu dựa theo Nghị định 05/2011/NĐ-CP ngày 14 tháng 01 năm 2011 của Chính phủ về công tác dân tộc thì có thể thấy rằng trong bối cảnh của Việt Nam, dân tộc Kinh là

25

tộc người có số dân đông nhất, chiếm 85,73% tổng dân số cả nước, nên được coi là dân tộc đa số; 53 dân tộc còn lại có tổng số dân ít hơn và chỉ chiếm 14,27% tổng dân số cả nước, nên được coi là các dân tộc thiểu số (ví dụ như dân tộc Tày, Nùng, Dao, Hmông, Khmer, Xơ Đăng, Cơ Ho, Sán Chay, Ba Na, Xtiêng, Khơ Mú…).

Trong luận văn này, tôi chọn mẫu nghiên cứu là tộc người Tày và tộc người Hmông tại tỉnh Tuyên Quang.

Một phần của tài liệu Truyền thông phòng chống HIV AIDS ở cộng đồng dân tộc thiểu số tại tỉnh Tuyên Quang (Trang 27 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)