BÀI LÀM Câu 1: * Kỹ năng giao tiếp là một kỹ năng quan trọng : - Hoạt động giao tiếp được xem như là huyết mạch của nhóm, quyết định sự thành công hay thất bại của nhóm.. - Kỹ năng giao
Trang 1HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG
VIỆN KINH TẾ BƯU ĐIỆN
BỘ MÔN PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG
BÀI THI CUỐI KỲ
KỸ NĂNG LÀM VIỆC NHÓM
Tên sinh viên:
Mã sinh viên:
Lớp:
Nhóm bài tập:
Trang 2Điện thoại:
CÂU HỎI Câu 1: Anh/chị hãy làm rõ tầm quan trọng của giao tiếp trong hoạt động nhóm? Chỉ ra những nguyên nhân gây ra việc giao tiếp kém hiệu quả và cách khắc phục Câu 2: Hãy nêu các vai trò của người lãnh đạo nhóm Phân tích vai trò của người lãnh đạo nhóm gắn với các giai đoạn hình thành và phát triển nhóm Câu 3: Chia sẻ trải nghiệm của anh/chị khi từng là thành viên của một nhóm, có những thuận lợi – khó khăn nào anh/chị đã trải qua và bài học nào được rút ra cho hoạt động nhóm trong tương lai sau khi anh/chị kết thúc môn học Kỹ năng làm việc nhóm?
Trang 3BÀI LÀM Câu 1:
* Kỹ năng giao tiếp là một kỹ năng quan trọng :
- Hoạt động giao tiếp được xem như là huyết mạch của nhóm, quyết định sự thành công hay thất bại của nhóm
- Kỹ năng giao tiếp chính là cầu nối, gắn kết các thành viên trong nhóm lại với nhau, kết nối các mối quan hệ, thể hiện sự gần gũi thân thiết đối với mọi người, giúp bản thân và các thành viên thấu hiểu, quý mến, tin tưởng hay thông cảm hơn
- Mỗi người sinh ra không có ai là có khả năng giao tiếp tốt, mà tất cả đều sinh ra nhờ sự rèn luyện, và cần luyện tập hằng ngày để trở thành một người có khả năng giao tiếp tốt trong cuộc sống hay trong công việc
- Sự giao tiếp kém có thể ảnh hướng, gây mâu thuẫn, xung đột không đáng có trong một nhóm làm việc, có thể làm mất đi những cơ hội phát triển của bạn hay của chính nhóm bạn
“ Sự thành công của 1 người chỉ có 15% dựa vào kỹ thuật chuyên môn còn 85% phải dựa vào quan hệ giao tiếp và tài năng xử thế của người đó.”
( Kinixti- học giả người Mỹ)
* Nguyên nhân gây ra việc giao tiếp kém:
- Thiếu kiến thức: bạn sẽ tự tin khi nói về những vấn đề ta hiểu rõ, thế nhưng khi không có bất cứ kiến thức nào, cuộc trò chuyện sẽ đi vào ngõ cụt, nhàm chán, niềm tin và sự đánh giá của mọi người sẽ không được cao
- Tự ti: bạn có xu hướng thu mình lại, không nói chuyện/bắt chuyện với người xung quanh, không dám chia sẻ với mọi người vì sợ bị đánh giá, nên không dám
mở mình
Trang 4- Không tương tác: bạn chỉ muốn nói những gì mình muốn nói và chỉ trả lời những câu hỏi mà mình được hỏi, không tự tạo ra, làm phong phú thêm nội dung chính là ngõ cụt của việc giao tiếp
- Không lắng nghe: không chịu lắng nghe người đối diện nói, điều đó thể hiện
sự thiếu tôn trọng của bạn đối với người đối diện, có thể khiến người nói cảm thấy khó chịu, tức giận hay không đề cao bạn
- Thói quen đổ lỗi, phán xét: thói quen không chịu nhận lỗi về bản thân, không nhận ra lỗi lầm của mình sẽ không biết sửa đổi đồng thời khiến người bị đổ lỗi cảm thấy bị tổn thương và cuộc giao tiếp sẽ đi vào ngõ cụt
- Truyền tín hiệu kém: khi quá chú trọng nói mà không quan tâm tới giọng nói, cách thể hiện và logic nội dung vấn đề cần nói, sẽ khiến cho người nghe không thể hiểu được hết ý mà bạn muốn nói
- Định kiến của người khác: bất đồng suy nghĩ, bất đồng ngôn ngữ gây ra khó khăn trong giao tiếp
* Cách khắc phục:
- Cố gắng vượt qua nỗi sợ giao tiếp: dẹp bỏ nỗi sợ hãi tâm lý, hãy nhớ rằng con người không ai hoàn hảo cả, ai cũng có những điểm yếu của riêng mình Có thể điều bạn đang tự ti ở bản thân nhưng lại là điều mà người khác muốn khám phá
ở bạn Hãy tự tin, mạnh dạn mở rộng các mối quan hệ, nhưng thiếu sót sẽ được khắc phục, bạn sẽ vượt qua được nỗi sợ giao tiếp
- Tập cách mở đầu câu chuyện: sợ giao tiếp sẽ khiến bạn không biết bắt đầu câu chuyện từ đâu khi đứng trước người khác Bạn có thể gợi chuyện bằng một vấn đề mà bạn thích, hoặc một vài câu chuyện phiến vui vẻ, lời hỏi thăm cùng với nụ cười thân thiện Người khác sẽ rất vui vẻ mà bắt đầu câu chuyện cùng bạn
Trang 5- Thái độ chân thành: nếu như bạn ít nói, nhưng những từ ngữ mà bạn sử dụng mộc mạc, dễ nghe, dễ hiểu, chân thực cùng thái độ chân thành, người đối diện bạn sẽ có ánh mắt tốt hơn với bạn
- Tiếp nhận và đáp lại lời khen: khiên tốn vừa phải, đúng lúc Tiếp nhận những lời khen và đối xử chân thành với người vừa khen bạn Nói ra những lời khen chân thành để duy trì được mối quan hệ tình cảm tốt đẹp
- Ôn hòa và cẩn thận lắng nghe: thể hiện sự tôn trọng, công bằng với mọi người Cẩn thận lắng nghe trong mọi tình huống giao tiếp để biết người đối diện mình nói gì, để thể hiện rằng mình tôn trọng và chú ý tới lời nói của họ
- Điều chỉnh giọng nói và tốc độ nói: sử dụng những từ ngữ dễ hiểu, dễ nghe, tốc độ nói vừa phải, phù hợp với từng người để nội dung được truyền tải rõ ràng đến người khác
- Liên tục cập nhật kiến thức: khi có kiến thức về nhiều lĩnh vực, bạn sẽ trở nên hoạt ngôn, dễ giao tiếp và cảm thấy tự tin hơn
Trang 6Câu 2:
* Vai trò của người lãnh đạo:
- Là người khởi xướng: Trưởng nhóm luôn là người khởi xướng hành động và quy trình công việc nhằm đưa nhóm đi vào hoạt động và đạt được kết quả
- Người làm gương: Nếu lãnh đạo nhóm muốn các thành viên khác cư xử và hành động đúng đắn thì trước anh ta hãy là một tấm gương mẫu mực
- Người biết thương thảo: Mỗi thành viên của nhóm đều có nhiều điểm khác biệt, do vậy trưởng nhóm là người cởi mở thương thảo mọi vấn đề nhằm tìm kiếm sự đồng thuận trong nhóm là điều rất cần thiết
- Người biết lắng nghe: Không phải cứ làm lãnh đạo là được quyền chỉ đạo, ra mệnh lệnh, yêu cầu người khác tuân thủ mà người lãnh đạo càng cần phải dành nhiều thời gian để lắng nghe ý kiến của các thành viên trong nhóm Lắng nghe giúp cho người lãnh đạo có thêm nhiều thông tin, tập hợp được nhiều ý tưởng, phát huy tính tính cực của mỗi cá nhân
- Người huấn luyện: Trưởng nhóm có vai trò là người kèm cặp, hướng dẫn, đào tạo các thành viên trong nhóm để giúp họ nâng cao năng lực đáp ứng yêu cầu của công việc
- Là một thành viên của nhóm: Người lãnh đạo cũng chính là một thành viên trong nhóm, cùng theo đuổi mục tiêu, cùng làm, cùng hưởng với các thành viên khác Vì vậy, dù với vị trí là người lãnh đạo nhưng cần phải hòa đồng với tập thể, xắn tay làm việc như bất kì thành viên nào khác
* Vai trò của người lãnh đạo trong giai đoạn hình thành và phát triển nhóm:
- Lợi ích khi có một nhóm làm việc hiệu quả:
+ Rút ngắn thời gian thực hiện và nâng cao chất lượng thực hiện công việc
Trang 7+ Tạo ra môi trường làm việc mà các kiến thức và kinh nghiệm của các cá nhân bổ trợ cho nhau, các quyết định đưa ra toàn diện và phù hợp hơn + Chúng ta có đủ khả năng hoàn thành một dự án hoàn chỉnh trong khi mỗi cá nhân chỉ có thể hoàn thành một phần việc
+ Tạo cơ hội cho các thành viên tự học hỏi lẫn nhau, cải thiện thái độ và cách cư xử của mình
+ Giúp phá bỏ bức tường ngăn cách, tăng cường cơ hội trao đổi và tạo sự t hân thiện, cởi mở giữa các thành viên
- Vai trò của lãnh đạo nhóm trong các giai đoạn hình thành và phát triển nhóm: + Giai đoạn hình thành: Mỗi người đều mang đến nhóm một tính cách,
kỹ năng, kiến thức khác nhau và họ cần có thời gian để bộc lộ mình và hiểu về người khác Tuy nhiên, do mọi thứ còn mới lạ nên mọi người vẫn còn giữ thái độ e dè, gượng gạo, thận trọng, ít chia sẻ Mối quan hệ giữa các thành viên nhóm vẫn rời rạc và chưa ăn nhập với nhau
=> Lãnh đạo cần:
Giúp các thành viên nắm rõ mục đích của nhóm và xác định các mục tiêu
cụ thể
Thống nhất các quy tắc cung đảm bảo hoạt động nhóm
Quan sát, đánh giá các thành viên và có sự phân công nhiệm vụ phù hợp Phân tích nhân sự, giao việc và xác định mức độ cân bằng
+ Giai đoạn bão táp: xung đột, mâu thuẫn dễ dàng bùng nổ trong hầu hết mọi vấn đề của nhóm Các thành viên vẫn chưa đạt được sự cởi mở, thân thiện, đồng cảm, tin tưởng; mặt khác họ lại muốn thể hiện “cái tôi” nhằm khẳng định vai trò và tầm quan trọng của mình Những tính cách và quan điểm khác nhau làm nảy sinh tranh luận, tranh cãi, thậm chí mất đoàn kết và
có thể xảy ra rối loạn
Trang 8=> Lãnh đạo cần:
Đảm bảo mọi người lắng nghe nhau, hiểu quan điểm của nhau và tôn trọng
sự khác biệt của nhau
Tạo điều kiện cho các cuộc trao đổi trong các cuộc họp nhóm để giữ nhóm
đi đúng hướng
+ Giai đoạn chuẩn hóa: mọi người cần phải hiểu và nắm rõ những quy định, quy chế, và nguyên tắc làm việc để từ đó có những ứng xử và hành động phù hợp với chuẩn mực chung của nhóm Hoạt động nhóm dần đi vào sự ổn định, bắt đầu có sự cởi mở, chia sẻ, tin tưởng, hợp tác giữa các thành viên
=> Lãnh đạo cần:
Ít tham gia vào việc ra quyết định và giải quyết vấn đề, để các thành viên trong nhóm làm việc tốt và chịu trách nhiệm trong các lĩnh vực này Đảm bảo nhóm giải quyết các mâu thuẫn một cách nhanh chóng và tiếp tục hợp tác
Can thiệp khi cần thiết để đảm bảo nhóm đi đúng hướng
+ Giai đoạn thành công: các thành viên cảm thấy tự do, thoải mái, an toàn khi trao đổi quan điểm với nhau Mối quan hệ giữa các thành viên trở nên gắn
bó, khăng khít Sự liên kết ngày càng chặt chẽ Mỗi người đều cố gắng phát huy hết tiềm năng của bản thân, tập trung vào hiệu quả công việc, hạn chế mâu thuẫn Nhóm dễ dàng đạt được sự đồng thuận và nhất trí cao
=> Lãnh đạo cần:
Giao nhiều nhiệm vụ nhất cho các thành viên trong nhóm
Tập trung vào việc phát triển các khả năng của thành viên trong nhóm + Giai đoạn kết thúc: các nhiệm vụ đã hoàn tất và mục tiêu đã hoàn thành Các thành viên không còn ràng buộc hay phụ thuộc với nhau nữa Họ có thể
Trang 9ngồi lại với nhau để đánh giá, rút ra bài học kinh nghiệm cho việc tham gia vào các nhóm mới trong tương lai
=> Lãnh đạo cần:
Đảm bảo thời gian để ăn mừng thành công
Nắm bắt các bài học kinh nghiệm, chia sẻ cho các thành viên
Trang 10Câu 3:
* Những trải nghiệm mà em nhận được khi tham gia nhóm học tập trong môn
Kỹ năng làm việc nhóm:
Thực sự thì em là một người rất hòa đồng, dễ bắt chuyện, dễ nói chuyện, hay còn gọi là khá thành thạo việc giao tiếp nên cũng không có gì khó khăn trong việc làm quen với các bạn trong nhóm Ấn tượng đầu tiên về nhóm học tập của em trong môn Kỹ năng làm việc nhóm là nhóm này khá là trầm, ít nói, vẫn hơi ngại ngùng Em đã thử hỏi chuyện các bạn cho nhóm sôi động một chút, chỉ đến khi phân công nhóm trưởng và bắt đầu trò chơi Nâng Vòng nhóm mới trở nên năng nổ và tiếp xúc với nhau nhiều hơn Sau khi làm quen được với nhau, em thấy các bạn cởi mở hơn và thể hiện bản thân nhiều hơn, đặc biệt là khi phân chia công việc để làm một bài thuyết trình, các bạn đã tự tin chọn phần mình chưa làm bao giờ, để thử sức cũng như thể hiện mình là một con người có trách nhiệm cao Em cũng nhận ra được một điều quan trọng, là nhóm trưởng không phải là người chính kết nối mọi người với nhau,
mà có thể là bất kỳ ai trong nhóm, gắn kết mọi người, giúp đỡ nhau cùng đi lên cùng phát triển Từ những điều trên, em cùng với nhóm đã thấu hiểu nhau hơn và có những cố gắng để hoàn thành bài thuyết trình thành công tốt đẹp nhất
* Những thuận lợi và khó khăn:
- Thuận lợi:
+ Nhóm rất hòa đồng, thân thiện, dễ nói chuyện
+ Nhóm trưởng phân chia công việc theo khả năng của từng người + Mọi người trong nhóm đều hoàn thành các bài tập, phần tìm hiểu, công việc của mình đúng hạn
Trang 11- Khó khăn:
+ Quãng thời gian làm quen ít ỏi nên không biết được nhiều về các bạn trong nhóm
+ Có vài thứ ngoài tâm hiểu biết của tất cả các thành viên trong nhóm nên hơi khó để tìm kiếm
* Bài học rút ra sau khi kết thúc môn Kỹ năng làm việc nhóm:
- Đặt ra cho mình và cả nhóm một mục tiêu, định hướng rõ ràng để làm việc hiệu quả và nhanh chóng hơn
- Chú ý lắng nghe những ý kiến, góp ý của các thành viên, cũng như sửa sai, hướng dẫn các thành viên đi đúng theo hướng mục tiêu đã chọn
- Quản lý cẩn thận các tệp thông tin, dữ liệu quan trọng của nhóm
- Tạo quan hệ tốt đối với mọi người sẽ khiến việc liên kết, hợp tác trở nên dễ dàng hơn