1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận lịch sử mĩ thuật thế giới và việt nam sơn mài nguyễn sáng

24 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phong Cách Sáng Tác Tranh Sơn Mài Trong Dòng Tranh Về Đề Tài Chiến Tranh Của Họa Sĩ Nguyễn Sáng
Tác giả Nguyễn Sáng
Người hướng dẫn Nguyễn Minh Tân
Trường học Trường Đại Học Sư Phạm Nghệ Thuật TW
Chuyên ngành Sư Phạm Mỹ Thuật
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2022
Thành phố Lai Châu
Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 677,51 KB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TW KHOA SƯ PHẠM MỸ THUẬT BÀI TIỂU LUẬN LỊCH SỬ MỸ THUẬT THẾ GIỚI & VIỆT NAM Đề bài: Phong cách sáng tác tranh sơn mài trong dòng tranh về đề tài chiế

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TW

KHOA SƯ PHẠM MỸ THUẬT

BÀI TIỂU LUẬN

LỊCH SỬ MỸ THUẬT THẾ GIỚI & VIỆT NAM

Đề bài: Phong cách sáng tác tranh sơn mài trong dòng tranh về đề tài chiến

tranh của họa sĩ Nguyễn Sáng

Tháng 6/2022

Trang 2

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 2

1 Lý do chọn vấn đề nghiên cứu 2

2 Mục đích nghiên cứu 3

3 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu: 3

4 Phương pháp nghiên cứu 3

NỘI DUNG 4

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN 4

1.1 Vài nét về danh họa Nguyễn Sáng: Tiểu sử và sự nghiệp 4

1.2 Quan điểm sáng tác của họa sĩ Nguyễn Sáng 7

1.3 Tiểu kết chương 7

CHƯƠNG II: CHẤT LIỆU SÁNG TÁC VÀ ĐẶC ĐIỂM PHONG CÁCH TẠO HÌNH CỦA HỌA SĨ NGUYỄN SÁNG 8

2.1 Chất liệu Sơn mài là gì? 8

2.2 Đề tài sáng tác 9

2.3 Tác phẩm sơn mài tiêu biểu: 10

2.4 Đặc trưng phong cách tạo hình tranh sơn mài của Nguyễn Sáng 12

2.5 Giá trị nghệ thuật tranh Nguyễn Sáng 14

2.6 Tiểu kết chương 2 18

KẾT LUẬN 19

PHỤ LỤC MINH HỌA CHO TIỂU LUẬN 20

TÀI LIỆU THAM KHẢO 22

Trang 3

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn vấn đề nghiên cứu

Bùi Xuân Phái, Nguyễn Tư Nghiêm, Dương Bích Liên, ông là người có đóng góp rất lớn trong việc xây dựng, định hình nền mỹ thuật hiện đại Việt Nam Nghệ thuật của ông là sự kết hợp hài hòa giữa tính hiện đại và tinh hoa của dân tộc Nguyễn Sáng thành công với những tác phẩm chất liệu sơn dầu và sơn mài Các tác phẩm của Nguyễn Sáng có tầm cỡ về kỹ năng, mang rõ những thông điệp lớn về thân phận con người và tiềm ẩn một tài năng lớn của sáng tạo hiện đại cho nền mỹ thuật Việt Nam Tranh của ông gồm nhiều thể loại, ở thể loại nào ông cũng đều thành công, đặc biệt ở chủ đề chiến tranh

Các tác phẩm chủ đề chiến tranh như Giặc đốt làng tôi, Kết nạp đảng ở Điện Biên Phủ, Hành quân đêm mưa, Bộ đội nghỉ trưa trên đồi, Thành đồng

Tổ quốc đã trở thành những tác phẩm bất hủ trường tồn với thời gian Các tác phẩm ở chủ đề này của ông đều có được sức ảnh hưởng mạnh mẽ đến dân tộc Nó không hướng công chúng tới cái đau đớn, khổ ải mà ngược lại hình tượng trong các tác phẩm này lại không né tránh bi kịch và số phận con người, thúc đẩy mạnh mẽ hơn, tin tưởng vào những hy sinh mất mát sẽ đổi lại được tự do hạnh phúc Hình tượng trong các tác phẩm ở đề tài chiến tranh được ông chắt lọc của các nhân vật rồi khái quát lại và nâng nên những biểu tượng điển hình khúc triết mang đậm tinh thần và ý chí yêu nước của người Việt

Đề tài chiến tranh trong tranh của Nguyễn Sáng là đỉnh cao của chủ nghĩa hiện thực trong lịch sử mỹ thuật Việt Nam gắn với tinh thần nhân văn trong cái nhìn về chiến tranh ở nước ta

Từ những tác phẩm hội họa về thời kỳ chiến tranh nói chung hay tác phẩm về đề tài chiến tranh của họa sĩ Nguyễn Sáng đã tái hiện về lịch sử một thời hào hùng của dân tộc Có thể thấy, nghệ thuật của Nguyễn Sáng đã gắn liền với lịch sử cách mạng, lịch sử nghệ thuật của dân tộc Những tác phẩm

Trang 4

sơn mài đẹp nhất trong sáng tác của ông là về đề tài chiến tranh cách mạng Việt Nam Ngôn ngữ trong tranh của ông có tầm khái quát cao, tiếp thu nhuần nhuyễn nghệ thuật truyền thống kết hợp với thành tựu nghệ thuật hiện đại thế giới, đóng góp vào việc cách tân của hội họa hiện đại Việt Nam

Chính vì vậy em đã lựa chọn đề tài “Phong cách sáng tác tranh sơn mài trong dòng tranh về đề tài chiến tranh của họa sĩ Nguyễn Sáng” để đi

sâu nghiên cứu trong tiểu luận lần này

2 Mục đích nghiên cứu

- Khái quát về cuộc đời và sự nghiệp của danh họa Nguyễn Sáng thông qua các tác phẩm sơn mài tiêu biểu

để thấy được cách tạo hình và giá trị nghệ thuật sơn mài độc đáo

thân

3 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu:

chống xâm lược của họa sĩ Nguyễn Sáng Nghiên cứu đề tài chiến tranh trong tranh Nguyễn Sáng chất liệu: sơn mài

4 Phương pháp nghiên cứu

Trang 5

NỘI DUNG CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1 Vài nét về danh họa Nguyễn Sáng: Tiểu sử và sự nghiệp

Họa sĩ Nguyễn Sáng sinh ngày 1 tháng 8 năm 1923 quê gốc làng Điều Hòa, tỉnh Mỹ Tho (nay là tỉnh Tiền Giang) Ba mẹ và anh em ông thuộc tầng lớp trí thức trung lưu Ba ông là nhà giáo, mất năm 1950, mẹ ông sống bằng nghề buôn bán, mở tiệm may và mất năm 1969 Ba mẹ ông sinh được ba người con, anh em trai ông đều làm viên chức, giáo viên Không giống những người trong gia đình, ông chọn riêng cho mình con đường nghệ thuật Mỹ thuật tại Trung cấp mỹ thuật tại trường mỹ thuật Gia Định vào năm 1936

Năm 1938 – 1939, ông từ Sài Gòn ra Hà Nội và sau đó thi đỗ vào trường Cao đẳng mỹ thuật Đông Dương khóa 14 (1940 - 1945) học khoa hội họa cùng khóa với Diệp Minh Châu (khoa điêu khắc), Nguyễn Văn Liên, Nguyễn Văn Quang, Phan Tại… Tuy nhiên chỉ có ông và Diệp Minh Châu tốt nghiệp khóa này

Nguyễn Sáng là một sinh viên có hình họa vững vàng, có cá tính tiêng trong học tập Thời sinh viên, ông đã tiếp thu đầy đủ những tri thức nghệ thuật

từ cổ điển đến Ấn tượng châu Âu, từ khả năng mô tả hàn lâm kĩ lưỡng và chính xác đến khả năng “lược tả” mang tính cách điệu và chịu ảnh hưởng nhiều của hội họa Phục Hưng

Ngay trong khi vẫn còn học tập trên ghế nhà trường, ông đã tiếp nhận

tư tưởng cách mạng của Đảng cộng sản Đông Dương và tham gia nhiều phong trào, trưng bày tranh nhằm lật đổ sự áp bức bóc lột của phát xít Pháp-Nhật Chính điều này đã tạo nên dòng chảy nghệ thuật đề tài chiến tranh trong tranh của ông

Cách mạng tháng 8 năm 1945, ông tham gia biểu tình cướp chính quyền tại Bắc Bộ Phủ ngày 19/8/1945 và vẽ bức tranh cổ động “Chiếc quan tài cuối cùng của thực dân Pháp ở An Giê Ri” Tháng 10/1945, ông làm việc cho bộ Tài chính vẽ giấy bạc, tham gia hoạt động văn nghệ trong công nhân

Trang 6

in giấy bạc Ngoài ra ông còn vẽ rất nhiều tác phẩm ủng hộ cách mạng, ủng

hộ Đảng thành công như Chiếm phủ Khâm Sai, Phố chợ Đồng Văn, chân dung ông Thụy Ký… Năm 1946 ông sáng tác bộ tem chân dung chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dịp kỉ niệm lần thứ nhật cách mạng tháng Tám và ngày thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, đây là bộ tem đầu tiên của nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa

Tháng 12 năm 1946, thực hiện lời kêu gọi của chủ tịch Hồ Chí Minh, toàn quốc đứng lên kháng chiến, Nguyễn Sáng chuyển lên chiến khu Việt Bắc tham gia cuộc kháng chiến trường kì Nhận thức sâu sắc về Tổ quốc, nhân dân

và chân lý nghệ thuật Ông say sưa làm nghệ thuật phục vụ kháng chiến

Năm 1953, ông tham gia vẽ các tác phẩm về địch vật, đóng thuế nông nghiêp, vẽ phụ bản báo cáo và tác phẩm “Tình quân dân” (khắc gỗ), “Giặc đốt làng tôi”(tranh sơn dầu) nhằm tuyên truyền các chính sách cải cách của Đảng lâm thời

Năm 1954, hòa bình lập lại ở miền Bắc, ông trở về Hà Nội ở tại số nhà

Nam(nay là Hội mỹ thuật Việt Nam), sáng tác nhiều tác phẩm với nhiều chát liệu khác nhau Thời kì này, họa sĩ Nguyễn Sáng chuyên tâm sáng tác đề tài chiến tranh, đặc biệt là các tác phẩm sơn màu ghi lại nhiều dấu ấn của ông về anh bộ đội cụ Hồ mà ông đã ghi nhận được qua các chuyến hành quân đến các chiến dịch ở Cao Bắc Lạng, Điện Biên Phủ như: “Trú mưa”, “Giờ học tập” (1960), “Kết nạp đảng ở Điện Biên Phủ”(1963)

Từ năm 1964 đến 1974, ông vẽ rất nhiều tác phẩm đa dạng chủ đề từ chân dung, phong cảnh, sinh hoạt của đất nước

Đến năm 1977, sau khi giải phóng miền Nam, đất nước thống nhất, ông cùng vợ về Sài Gòn ngụ tại 49/05 đường Đinh Tiên Hoàng, quận Bình Thạnh Thời gian này, đề tài chiến tranh vẫn được ông chú tâm sáng tác, tiêu biểu là bức “Thanh niên thành đồng” đã nói lên phong trào đấu tranh của sinh viên Sài Gòn dưới thời Mỹ ngụy, thể hiện cảm xúc lớn lao và trân trọng của ông

Trang 7

đối với thế hệ trẻ anh hùng Tác phẩm hiện lưu giữ tại bảo tàng thành phố Hồ Chí Minh

Năm 1979, sau khi vợ ông qua đời, Nguyễn Sáng trở lại miền Bắc sống

và làm nghệ thuật theo những đơn đặt hàng Tuy thế, những tác phẩm của ông mang những cá tính sáng tạo riêng mà không theo khuôn gò của người đặt

Tháng 7 năm 1984, Hội nghệ sĩ tạo hình Việt Nam phối hợp với bảo tàng mỹ thuật Việt Nam đã tổ chức triển lãm “Các tác phẩm hội họa của họa

sĩ Nguyễn Sáng” Cuộc triển lãm cá nhân này giới thiệu đầy đủ chặng đường lao động và sáng tạo của Nguyễn Sáng với hơn 140 tác phẩm đa dạng từ các chất liệu như sơn dầu, sơn mài, lụa, chì màu, phấn màu… qua đó cho thấy sự say mê lao động sáng tạo với tư duy nghệ thuật và hiện thực cuộc sống được hòa làm một tạo nên cấu trúc vững chắc, chuyển động trong hình thể và sắc

độ Nghệ thuật của Nguyễn Sáng khỏe khoắn kết hợp các yếu tố dân tộc, dân gian và hiện đại Nhân vật trong tác phẩm của ông vạm vỡ, có tư tưởng, có cá tính và được thể hiện sống động, chân thực

Năm 1987, ông về sống với gia đình tại thành phố Hồ Chí Minh và mất

chân lý trong cuộc đấu tranh cách mạng, đi đầu trong lĩnh vực tư tưởng và nghệ thuật, từ đó tạo nên nhiều tác phẩm mang chủ đề xã hội và thời đại rõ nét, đậm nhân văn sâu sắc

Năm 1996, chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật cho tác phẩm của Nguyễn Sáng như: “Giặc đốt làng tôi”(1954), “Bộ đội nghỉ trưa trên đồi”(1959), “Kết nạp đảng ở Điện Biên Phủ”(1963), “Chợ Bo Thái Bình”(1966)…

Có thể thấy, nghệ thuật của Nguyễn Sáng gắn liền với lịch sử cách mạng, chiến tranh của dân tộc Ông là một trong những họa sĩ có tác phẩm đẹp nhất sáng tác về đề tài chiến tranh Việt Nam

Trang 8

1.2 Quan điểm sáng tác của họa sĩ Nguyễn Sáng

Nguyễn Sáng là cây đại thụ của sơn mài Việt Nam, có nhiều đóng góp tiêu biểu cho hội họa Việt Nam hiện đại Ông khai thác thành công phong cách nghệ thuật hội họa hiện đại châu Âu, nhưng vẫn không xa rời nghệ thuật dân gian và cổ truyền Việt Nam Nghệ thuật của ông là sự kết hợp hài hòa giữa tính hiện đại và tinh hoa của dân tộc

Ông cũng chính là người có vinh dự thiết kế bộ tem bưu chính đầu tiên của nước Việt Nam độc lập, phát hành năm 1946, thể hiện chân dung Chủ tịch

Hồ Chí Minh Đây là lần đầu tiên con tem thuần chất của nước ta mang trên mình hai chữ “Việt Nam” cùng với hình ảnh vị lãnh tụ đã sáng lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa

Nguyễn Sáng dùng nét vẽ của mình, phục vụ cuộc kháng chiến của dân tộc Ngoài ra, ông còn vẽ theo nhiều đề tài khác nhau, như phụ nữ và hoa, cảnh đẹp vừa cổ kính vừa lộng lẫy của chùa chiền, cảnh núi rừng thâm u mà hùng vĩ, cảnh nông thôn bình dị, hiền hòa, cảnh ghi lại những trò chơi dân gian

1.3 Tiểu kết chương

Nội dung chương I đã khái quát được tiểu sử và sự nghiệp sáng tác của

chiến tranh xâm lược Thông qua, đề tài chiến tranh các họa sĩ đã phản ánh rõ nét hình ảnh cuộc sống của con người Việt Nam trong giai đoạn oanh liệt kháng chiến Đặc biệt, họa sĩ Nguyễn Sáng với khối lượng các tác phẩm đồ

sộ, cống hiến cho sự phát triển của nghệ thuật tạo hình Việt Nam hiện đại Ông là tấm gương lao động sáng tạo trong nghệ thuật Dòng nghệ thuật chủ đạo trong các tác phẩm của ông là đề tài chiến tranh Ở đề tài này đã cho thấy quan niệm tạo hình khỏe khoắn và sự chuyển động của hình thể đã làm nên các tác phẩm đề tài chiến tranh xuất sắc nhất trong lịch sử hội họa Việt Nam

Trang 9

CHƯƠNG II: CHẤT LIỆU SÁNG TÁC VÀ ĐẶC ĐIỂM PHONG CÁCH

TẠO HÌNH CỦA HỌA SĨ NGUYỄN SÁNG

2.1 Chất liệu Sơn mài là gì?

Theo cuốn “Giáo trình mỹ thuật học” thì sơn mài là một trong những chất liệu của hội họa Việt Nam hiện đại Tên gọi của chất liệu được tạo nên bởi hai yếu tố: chất liệu sơn và kĩ thuật mài

Đây là một chất liệu truyền thống độc đáo của Việt Nam bao gồm sơn

ta cộng với các màu son, then, vàng, bạc, sau này khi phát triển còn có thêm các màu bột và màu trắng của vỏ trứng, vỏ trai Các chất màu được vẽ lên mặt nền là tấm vóc Trong quá trình làm tranh, người ta dùng kĩ thuật mài để sửa chữa tranh và làm đều mặt phẳng Tranh sơn mài khi vẽ xong được mài bằng than dỗ, đá hoặc giấy giáp nước cho mịn Chỗ nào muốn lộng lẫy, sáng bật có ánh kim thì thếp vàng, bạc Khi muốn bớt sáng hoặc hòa sắc trầm, người ta phủ một lớp cánh gián mỏng Chất liệu sơn mài ngày nay được phát triển trong hội họa Việt Nam Kĩ thuật đưa sơn ta vào làm tranh sơn mài do một số họa sĩ học trường Cao đẳng mỹ thuật Đông Dương như Lê Phổ, Trần Quang Trân, Phạm Hậu, Nguyễn Khang, Nguyễn Tường Lân, Trần Văn Cẩn… thử nghiệm đi đầu

Khác với tranh sơn mài của Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, sơn mài Việt Nam luôn toát ra đẹp sâu lắng, cổ kính Một số các tác phẩm sơn mài giá trị như : Bên đầm sen của Nguyễn Gia Trí, Con nghé quả thực của Nguyễn Tư Nghiêm ; Ra đồng của Trần Đình Thọ, Kết nạp đảng ở Điện Biên Phủ của Nguyễn Sáng

Với đặc điểm về màu, kĩ thuật đã tạo cho sơn mài khả năng biểu đạt khác biệt với các chất liệu khác Tranh sơn mài thường dùng ít màu song nhiều sắc độ Trong mỗi tác phẩm, họa sĩ thường sử dụng một màu chủ đạo, màu chủ đạo sẽ gợi chọn những màu khác để tạo nên hòa sắc trong tranh Với cách đó, tranh sơn mài có khả năng phản ánh hiện thực cuộc sống rất sinh

Trang 10

động, chân thực, cô đọng, giàu hiệu quả trang trí, sâu thẳm, lung linh Bên cạnh những mảng màu, nét vẽ cũng đóng vài trò quan trọng trong biểu đạt của sơn mài Nét hình, khối, chất Với từng tác giả, tùy theo nội dung chủ đề, cách

sử dụng nét có chọn lọc khác nhau tạo nên sự chuyển động mềm mại hoặc mạnh mẽ cho khối hình Không gian trong tranh sơn mài thường là ước lệ Tuy vậy, cách sắp xếp các mảng màu nhân vật chi tiết gợi cho người xem cảm giác về không gian sống động, xa thẳm Ánh sáng trong tranh sơn mài cũng là

phẳng, ít diễn khối tạo nên nhịp điệu cho tranh sơn mài

Sơn mài Việt Nam đã biểu hiện thành công nhiều mảng đề tài như nông nghiệp, công nghiệp, lịch sử, chân dung… Bút pháp tả thực kết hợp với cách dùng mảng phẳng trong trang trí đã tạo nên vẻ đẹp riêng cho tranh sơn mài

Đặc biệt, với chất liệu sơn mài Việt Nam, Nguyễn Sáng đã tạo ra một

kĩ thuật mới về màu và sắc độ Những thử nghiệm về sơn mài đầu tiên vào năm 1960 của Nguyễn Sáng trên tác phẩm cho khả năng biểu đạt sơn mài theo lối diễn hình phương Tây, thì trong những tác phẩm sau này, ông biến thiên

về lối tả khái quát bằng mảng khối tượng trưng như được đúc rút ra từ nghệ thuật dân gian Đồng thời, ở các tác phẩm của ông, người ta còn nhìn thấy ảnh hưởng nghệ thuật hội hoạ của các bậc thầy phương Tây hiện đại, từ Picasso cho đến Matise được quyện chặt với “hồn” dân tộc Việt Nam tạo nên điểm riêng biệt cho các tác phẩm sơn mài Nguyễn Sáng

2.2 Đề tài sáng tác

Nguyễn Sáng là cha đẻ của những tác phẩm hội họa đẹp nhất sáng tác

về đề tài chiến tranh cách mạng Việt Nam Nguyễn Sáng dùng nét vẽ của mình, phục vụ cuộc kháng chiến của dân tộc Ngoài ra, ông còn vẽ theo nhiều

đề tài khác nhau, như phụ nữ và hoa, cảnh đẹp vừa cổ kính vừa lộng lẫy của chùa chiền, cảnh núi rừng thâm u mà hùng vĩ, cảnh nông thôn bình dị, hiền hòa, cảnh ghi lại những trò chơi dân gian

Trang 11

2.3 Tác phẩm sơn mài tiêu biểu:

“Bộ đội nghỉ trưa trên đồi” sáng tác năm 1959, là một trong những tác phẩm sơn mài nổi bật về chủ đề chiến tranh của Nguyễn Sáng, mang hơi thở hiện thực, vẽ lại cảnh bộ đội trên đường tiến lên Điện Biên Phủ, khi gặp đoàn dân công miền xuôi và miền núi cùng đi phục vụ chiến dịch, họ dừng lại nghỉ chân, trò truyện Vài người lính lăn ra vệ cỏ ngủ ngon lành, nhóm khác tụ lại hút thuốc, trò chuyện Vài người còn đang đủn xe thồ đi tới, những người lính gặp gỡ các cô gái Thái và các cô Thôn nữ đồng bằng thăm hỏi chuyện làng quê Lũy tre và núi rừng xanh ngắt tỏa bóng mát trong ánh nắng chói chang Dáng anh lính nằm ngủ hay anh khác đang đứng ngồi, vui đùa sinh động Họa

sĩ Nguyễn Sáng đã chắt lọc hình đến mức tối giản, để hình dáng tự thân nói lên tâm tư và bản tính các nhân vật trong tác phẩm của mình Cả cảnh vật xung quanh cũng được giản lược tối đa thành những mảng phẳng với hòa sắc

khó, đầy mồ hôi, xương máu nhưng cũng đầy thơ mộng Tác phẩm nói nên hiện thực cách mạng đầy gian nguy nhưng vẫn đầy tính hào hùng, lãng mạn

Bộ đội nghỉ trưa trên đồi”, 1959, Sơn mài

Trang 12

2.3.2 Tranh “Lớp học đêm”

Đề tài cách mạng trong tranh Nguyễn Sáng cũng cho thấy những cái nhìn mới mẻ của ông về sơn mài Đó là những ưu điểm mang tính truyền thống độc đáo sẵn có về thể loại tranh này Ông đã khắc phục tính thủ công,

mỹ nghệ của sơn ta và thổi hồn tư tưởng thời đại vào trong đó Tạo cho tranh sơn mài tính chất hội họa mạnh mẽ Điều này thấy rõ qua tác phẩm “Lớp học đêm” sáng tác năm 1960, tác phẩm này đã tạo nên sự khác biệt so với các tác phẩm sơn mài khác

“Lớp học đêm”, 1960, Sơn mài

Ông đã thực nghiệm đưa phong cách lối vẽ cổ điển vào chất liệu sơn mài để tạo nên sự sâu lắng trong sự biểu cảm từng khuôn mặt, sự vờn tả tinh

tế, mềm mai chi tiết chân tay to lớn, cuồn cuộn khỏe khoắn, mạnh mẽ của những công nhân tạo nên tinh thần chiến đấu và hăng say học tập “Lớp học đêm” là hình ảnh những cô cậu công nhân đang chăm chú ngồi học tập với bố cục tam giác cổ điển vững trãi, gam màu nâu ấm có tính truyền thống của nghệ thuật sơn mài tạo nên một không gian sâu lắng Trong tranh là sự diễn tả tương quan ánh sáng và bóng tối theo lối vẽ cổ điển, nhân vật được diễn tả khối, đậm nhạt theo đúng luật xa gần, viễn cận Màu của vàng, bạc được ông

sử dụng tạo ánh sáng trong tranh Ánh sáng được nhảy nhót theo nhịp điệu lên

Ngày đăng: 30/12/2024, 15:02

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Lương Tiểu Bạch (chủ biên), Bùi Như Hương, Phạm Trung, Nguyễn Văn Chiến (2005), Mỹ thuật Việt Nam hiện đại, Trường đại học Mỹ thuật Hà Nội – Viện Mỹ thuật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mỹ thuật Việt Nam hiện đại
Tác giả: Nguyễn Lương Tiểu Bạch (chủ biên), Bùi Như Hương, Phạm Trung, Nguyễn Văn Chiến
Năm: 2005
2. Văn Bảy, Những câu chuyện ít biết về Nguyễn Sá ng , Báo Thể thao và văn hóa, ngày 15/11/2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những câu chuyện ít biết về Nguyễn Sáng
3. Trần Khánh Chương (chủ biên) (2013), Mỹ thuật Sài Gòn thành phố Hồ Chí Minh, Nxb Mỹ thuật Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mỹ thuật Sài Gòn thành phố Hồ Chí Minh
Tác giả: Trần Khánh Chương (chủ biên)
Nhà XB: Nxb Mỹ thuật
Năm: 2013
4. Trần Khánh Chương (2003), Họa sĩ Nguyễn Sáng giải thưởng Hồ Chí Minh(đợt I -1996) , Tạp chí mỹ thuật sô 84(55) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Họa sĩ Nguyễn Sáng giải thưởng Hồ Chí Minh(đợt I -1996)
Tác giả: Trần Khánh Chương
Năm: 2003
5. Nguyễn Phi Hoanh (1970), Lược sử mỹ thuật Việt Nam , Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lược sử mỹ thuật Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Phi Hoanh
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội
Năm: 1970
6. Nguyễn Phi Hoanh (1993), Mỹ thuật và nghệ sĩ, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mỹ thuật và nghệ sĩ
Tác giả: Nguyễn Phi Hoanh
Nhà XB: Nxb Thành phố Hồ Chí Minh
Năm: 1993

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w