Cùng với đó là những tên tuổi lớn như: Mary Cassatt, Claude Monet, Jean Frédéric Bazille, Edgar Degas, Berthe Morisot, Alfred Sisley… Đây là trường phái được biết đến rộng rãi cũng như đ
Trang 1MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 2
1 Lý do chọn vấn đề nghiên cứu 2
2 Nhiệm vụ nghiên cứu 3
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
4 Phương pháp nghiên cứu 3
NỘI DUNG 4
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HỘI HỌA ẤN TƯỢNG 4
1.1 Trường phái ấn tượng là gì? 4
1.2 Sự ra đời của trường phái hội họa ấn tượng 4
1.3 Các họa sĩ tiêu biểu 6
1.4 Tiểu kết chương 1 8
CHƯƠNG II: NÉT ĐỘC ĐÁO VỀ TẠO HÌNH CỦA TRƯỜNG PHÁI HỘI HỌA ẤN TƯỢNG 9
2.1 Đặc điểm tạo hình của trường phái hội họa ấn tượng 9
2.2 Đôi điều cảm nhận của bản thân về vấn đề nghiên cứu 17
2.3 Tiểu kết chương 2 18
KẾT LUẬN 19
TÀI LIỆU THAM KHẢO 20
Trang 2MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn vấn đề nghiên cứu
Nghệ thuật hội họa là một phạm trù văn hóa và lẽ đương nhiên nền hội họa nào, dưới chế độ nào nói chung là phản ánh hơi thở của chế độ ấy Song, không nên quan niệm lúc nào nghệ thuật hội họa cũng đều phản ảnh chế độ xã hội một cách cứng nhắc mà nó có tính độc lập tương đối để biến đổi cho phù hợp với tư duy mới của con người
Bước qua thời phục hưng với những tác phẩm phục vụ tôn giáo, thánh thần, những tác phẩm trau truốt tỉ mỉ và đẹp hòan hảo, những tác phẩm phục hưng đã tạo dựng lại những vàng son rực rỡ của cổ đại Hy Lạp - La Mã Tuy nhiên cũng như món ngon ăn mãi cũng chán và đến ngấy, dòng chảy lịch sử cũng là sự vận động không ngừng, sự đổi thay dao động Và đến 1 lúc người
ta muốn tìm sự phá cách, muốn thoát ra khỏi cái hoàn hảo, cái “đẹp đến từng centimet” lúc đó sự phá cách, cái xù xì, và sự tiếp cận với cuộc sống trân thực trở thành một xu hướng mạnh mẽ hấp dẫn những con người cá tính trong con đường chinh phục cái đẹp Để đi đến đích thì phải qua nhiều chông gai, rất nhiều cuộc cách mạng đã xẩy ra, và được sự dẫn đường của các đại thụ – Trường phái Ấn Tượng ra đời Cùng với đó là những tên tuổi lớn như: Mary Cassatt, Claude Monet, Jean Frédéric Bazille, Edgar Degas, Berthe Morisot, Alfred Sisley…
Đây là trường phái được biết đến rộng rãi cũng như được yêu thích nhất trong lịch sử hội họa thế giới bởi những bức tranh tràn ngập ánh sáng tự nhiên, táo bạo, thể hiện cảm xúc của con người Chính vì vậy ở tiểu luận lần
này em đã lựa chọn đề tài "Đặc điểm tạo hình của hội họa ấn tượng" làm đề
tài nghiên cứu tìm hiểu đôi nét về hội họa Ấn tượng và chiêm ngưỡng những họa phẩm nổi tiếng của các tác giả thuộc trường phái này
Trang 32 Nhiệm vụ nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu nhằm mục đích tìm hiểu những điểm khái quát chung nhất về trường phái hội họa ấn tượng, từ khái niệm, sự ra đời, các họa
sĩ tiêu biểu đến nét độc đáo về tạo hình của hội họa ấn tượng
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu về trường phái hội họa ấn tượng, đặc điểm tạo hình của hội họa ấn tượng Không đi sâu so sánh với những trường phái hội họa khác
4 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp đọc sách và tài liệu: dựa vào một số bài tiểu luận để
biết được cấu trúc, cách hành văn của một bài nghiên cứu và còn dựa vào các tài liệu liên quan trên sách, báo, tạp chí, internet…
Trang 4NỘI DUNG CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HỘI HỌA ẤN TƯỢNG 1.1 Trường phái ấn tượng là gì?
Trường phái ấn tượng là trào lưu đầu tiên trong nghệ thuật hiện đại và
có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển nghệ thuật thế kỷ 20 Như là phong cách mang tính cách mạng nhất, trường phái ấn tượng đã dần dần thâm nhập vào dòng chảy nghệ thuật của Pháp nói riêng và thế giới nói chung
Ấn tượng (tiếng Pháp: Impressionnisme; tiếng Anh: Impressionism) là một trào lưu nghệ thuật bắt đầu tại Paris (Pháp) vào cuối thế kỉ 19 Các họa sĩ
ấn tượng không phải là một nhóm nghệ sĩ chính thức, mà là một tập thể các họa sĩ tìm kiếm sự công nhận cho các kỹ thuật sáng tạo và cách tiếp cận của
họ trong việc sử dụng màu sắc trong nghệ thuật
Trường phái ấn tượng đánh dấu một bước tiến quan trọng của hội họa Cái tên "ấn tượng" do các nhà phê bình gọi theo một bức tranh nổi tiếng của Claude Monet - Impression, soleil levant (Ấn tượng mặt trời mọc)
Bức tranh Ấn tượng mặt trời mọc – Claude Monet
1.2 Sự ra đời của trường phái hội họa ấn tượng
Khoảng năm 1862, có những họa sĩ trẻ cho rằng nghệ thuật đã xơ cứng
do các quy tắc quá cứng nhắc được giảng dạy ở trường Mỹ thuật và họ kết
Trang 5hợp với nhau ở Paris cùng với Claude Monet Trên con đường được Eugène Boudin và Johan Barthold Jongkind vạch ra trong những năm 1850-1860, họ
vẽ tranh ngoài trời, theo mẫu sống, và tìm cách thu tóm những biểu hiện thoáng qua của bầu khí quyển Bằng cách tránh xưởng vẽ và những giá trị giả tạo của nó, họ thu nhận những cảm giác thị giác từ phong cảnh, vẽ ánh sáng
và những tác động của nó
Các họa sĩ được đào tạo trong các xưởng vẽ tư nhân và tự do (xưởng
vẽ Gleyre, trường Mỹ thuật Thụy sĩ) và trao đổi ý tưởng ở quán cà phê Guerbois Mỹ học ấn tượng, do William Turner bố cáo, tiếp nhận ảnh hưởng của Gustave Courbet và trường phái hiện thực Các "môn đồ" tôn sùng Delacroix là người thử nghiệm trước họ sự phân chia sắc độ, các màu bổ túc
và các tương phản màu sắc Họ cũng thăm dò những nguồn cảm hứng mới, tranh thủ ấn họa Nhật Bản và nhiếp ảnh mới được phát minh năm 1839
Trong suốt thế kỷ 19, Học viện Mỹ thuật là trụ cột của tổ chức nghệ thuật Pháp và là đơn vị tổ chức triển lãm hàng năm tại Salon de Paris Bất kỳ tác phẩm mới nào thách thức những tiêu chuẩn này sẽ bị loại bỏ và nhiều người trong số các hoạ sĩ trẻ sáng tạo của trường phái ấn tượng đã bị loại ra khỏi triển lãm này Các nghệ sĩ bị các Phòng trưng bày từ chối và bị coi là những kẻ "bôi bác", họ sống trong cảnh khốn cùng nên tìm cách làm cho người ta biết đến mình bằng những cuộc triển lãm riêng Sự biểu lộ đầu tiên diễn ra ở Paris vào năm 1874 trong xưởng làm việc của nhà nhiếp ảnh Félix Nadar, đường Capucines Dịp này nhà báo Louis Leroy của tờ Charivari đã khai sinh từ "chủ nghĩa ấn tượng" bằng cách mỉa mai nhan đề bức tranh nổi tiếng "Ấn tượng, mặt trời mọc" của Claude Monet Bảy cuộc triển lãm khác nối tiếp nhau cho tới năm 1886 Từ thời điểm này nhóm bắt đầu chia nhỏ rồi tan rã Từ những năm 1880-1890, phong trào liên lạc với các nghệ sĩ nước ngoài, nhưng chủ yếu là mở đường cho những phản ứng mỹ học phóng khoáng Bất chấp sự thù nghịch của nhiều người, Émile Zola và nhà buôn tranh Paul Durand-Ruel ủng hộ hội họa ấn tượng nay đã chuyển qua một thế
Trang 6giới êm ả trong đó không xuất hiện các khó khăn xã hội, chính trị và kinh tế của thời đại Nhà báo và phê bình nghệ thuật Thédore Duret mua tranh và xuất bản quyển Lịch sử Ấn tượng vào năm 1904
1.3 Các họa sĩ tiêu biểu
Nhóm họa sĩ Ấn tượng đầu tiên ở Paris cũng đồng thời là những người nổi bật nhất của trường phái này Tuy cùng có chung khuynh hướng nghệ thuật Ấn tượng nhưng tranh của mỗi họa sĩ lại có những nét đặc trưng khác nhau tạo nên sự đa dạng phong phú cho trường phái
Claude Monet (1840 – 1926): Được mệnh danh là "người cha của hội họa ấn tượng", là họa sĩ tiêu biểu và nổi tiếng số một của trường phái này với
số lượng tác phẩm đồ sộ và quan điểm nghệ thuật nhất quán suốt cuộc đời
Ông còn được coi là "Họa sĩ của những khoảnh khắc phù du", "nhà biểu tượng của màu sắc" Tranh của ông chú ý tới thiên nhiên, coi trọng diễn tả ánh sáng và màu sắc, ghi lại sự tươi mới của ấn tượng ban đầu một cách trung thực tuyệt đối Những bức tranh về khu vườn, hoa súng của ông được công chúng đặc biệt yêu thích
Bức tranh “Sunset On The Seine In Winter” của Claude Monet
Camille Pissarro (1830 – 1903): Họa sĩ người Pháp này là một trong những gương mặt tiêu biểu của trường phái Ấn tượng và Ấn tượng mới Pissarro yêu thích cảnh đồng quê và thể hiện đề tài chính trong tranh là những
Trang 7cảnh lao động trên cánh đồng, cảnh sống nước Những bức tranh nổi tiếng nhất của ông là "Ngôi nhà từ Montfoucault, những con đường Toits, Mùa xuân ở Poitoise…
Pierre Auguste Renoir (1981 – 1919): Họa sĩ người Pháp, bạn thân và đồng thời khởi xướng trường phái tranh Ấn tượng với Claude Monet Ông là một họa sĩ luôn đề cao vẻ đẹp, đặc biệt là về vẻ đẹp cơ thể nữ giới Ông ưa thích mô tả tác dụng của ánh sáng mặt trời trên hình thể phụ nữ và trên các bông hoa "Renoir là hiện thân cuối cùng của truyền thống chuyển tiếp từ Rubens tới Watteau"
Bức "By the water or Near the lake - 1880 (Bên hồ - 1880)"
của Pierre Auguste Renoir
Trang 8Alfred Sisley (1839 – 1899): Là họa sĩ người Anh, theo trường phái Ấn tượng của Pháp Tranh của ông được miêu tả "gần như là một tính chất chung nhất, có ý tưởng khách quan nhất từ sách vở rằng thế nào là một bức tranh theo trường phái ấn tượng" Không gian và bầu trời trong các tác phẩm của ông gây ấn tượng nhiều nhất Ông tập trung vào mảng đề tài khung cảnh và là người nhất quán nhất trong các họa sỹ theo trường phái này Các tác phẩm nổi tiếng nhất của Sisley là Đường ở Moret, Những đồi cát, Chiếc cầu tại Moret…
Paul Cézanne (1889 – 1906): Họa sĩ người Pháp này được cho là cây cầu nối giữa trường phái Ấn tượng và trường phái lập thể, là "cha đẻ của hội họa hiện đại" Tranh của Cezanne thường thể hiện sự sắc xảo trong thiết kế, màu sắc và pha trộn Đặc trưng dễ nhận biết là những nét vẽ tìm tòi và nhạy cảm
1.4 Tiểu kết chương 1
Nếu như trước đây người nghệ sỹ vẽ những gì mình thấy, thì hội hoạ
Ấn Tượng đã mở ra một cách nhìn mới cho người nghệ sỹ.Từ đây hoạ sỹ vẽ những gì mình cảm thấy, để thể hiện cái nội tại bên trong của mình Là sự giải phóng tự do biểu hiện, tất cả những gì trước đây được cho là cao quý,là quan trọng hoặc xinh đẹp đều bị họ công khai chế giễu và bôi bác qua những cuộc triển lãm của họ
Chủ nghĩa Ấn Tượng cùng với các trường phái nghệ thuật xuất hiện sau
nó chính là nền móng cho sự bùng nổ của các chủ nghĩa hình thức nghệ thuật sau này
Trang 9CHƯƠNG II: NÉT ĐỘC ĐÁO VỀ TẠO HÌNH CỦA TRƯỜNG PHÁI
HỘI HỌA ẤN TƯỢNG 2.1 Đặc điểm tạo hình của trường phái hội họa ấn tượng
Trường phái Ấn tượng là một trào lưu nghệ thuật bắt đầu tại Paris vào cuối thế kỷ XIX Hoạ sĩ thuộc trường phái này thường vẽ bằng những nét cọ thô để lại dấu vết rõ ràng cùng với sự pha trộn không hạn chế giữa các màu, nhấn mạnh đến sự thay đổi và chất lượng của độ sáng trong tranh Các bức tranh thường được vẽ rất nhanh cốt ghi lại ấn tượng tổng quan của tác giả hơn
là đi sâu vào chi tiết Khác với các trường phái Tân cổ điển, Hiện thực và Tự nhiên chủ nghĩa, trường phái Ấn tượng thể hiện một cái nhìn khoáng đạt và không câu nệ vào các định kiến của phương Tây ngày ấy
Nét đặc trưng của trường phái tranh Ấn tượng là cách sử dụng màu sắc
va đập, ánh sáng tự nhiên, lối vẽ bất nghi thức, đường nét thô ngắn để tập trung thể hiện cảm nhận ban đầu, tức thời về đối tượng
Bức: Flood at Port-Marly, 1976 của Alfred Sisley
Những bức tranh thuộc trường phái ấn tượng được vẽ bằng những nét
cọ có thể nhìn thấy được, sự pha trộn không hạn chế giữa các màu với nhau
và nhấn mạnh đến sự thay đổi và chất lượng của độ sáng trong tranh
Ý tưởng đáng chú ý trong trường phái này là: bức tranh được vẽ rất nhanh với mục đích là ghi lại một cách chính xác tổng quan của khung cảnh
Trang 10Tiếp theo sau là thể hiện một cái nhìn mới, nhanh và không định kiến, khác với trường phái hiện thực, tự nhiên
Chủ đề: chủ đề trong tranh của các họa sĩ Ấn Tượng thường hiện đại, hướng về thiên nhiên, cảnh sắc thành phố của nước Pháp với các đại lộ và khu giải trí ở Paris, khu ngoại ô tràn ngập dân du lịch và giới kỹ nghệ… Con mắt nhìn nhận mới, nhanh, không định kiến, ít thể hiện cảm xúc, tâm tư trước đề tài Đó là các phụ nữ Paris hiện đại tại công viên, quán café… trong tranh của Renoir, cảnh ngoại ô Paris trong tranh của Monet, Camille Pissarro và Alfred Sisley, cảnh múa bales trong tranh của Degas Bằng những đề tài về sinh hoạt đường phố hoặc hòa nhập với cảnh sắc thiên nhiên như chèo thuyền ngắm cảnh, uống cà phê ngoài trời, những buổi picnic, đi dạo trong những khu vườn tràn trề ánh sáng, các nghệ sĩ Ấn tượng cho ta thấy một sự đam mê về ánh sáng của họ
Kỹ thuật: Bức tranh được vẽ nhanh, chủ trương ghi lại những khoảnh khắc tức thời, tổng quản của đề tài lúc mới nhìn Bố cục tranh không theo quy luật, không chú trọng vào chi tiết mà tóm tắt toàn diện cảnh vật Họ cũng làm sống lại một kỹ thuật cũ là tạo ra những vệt sơn dày nhằm nắm bắt và phản ánh ánh sáng thực từ bề mặt Kỹ thuật này gọi là sơn theo lối “đốm” Tuy vậy, bước đột phá quan trọng của nghệ sĩ Ấn tượng là sử dụng các màu sắc được hòa trộn từ những màu riêng rẽ Ta sẽ tìm được tiếng nói chung này của Ấn tượng với việc phóng to các điểm ảnh số ngày nay, khi ta phóng đại nó với mức độ nhiều chục lần
Các họa sĩ ấn tượng thích thú bởi sự phát triển đương đại trong lý thuyết màu sắc - đã giúp cho các nghiên cứu của họ trong việc hướng đến một phân tích chính xác hơn những ảnh hưởng của màu sắc và ánh sáng trong tự nhiên Họ từ bỏ ý tưởng thông thường - bóng của một đối tượng được vẽ từ màu sắc của đối tượng đó kết hợp thêm với một số màu nâu hoặc đen Thay vào đó, họ làm giàu bảng màu với ý tưởng rằng bóng của một đối tượng được chia thành những nét màu bổ sung Ví dụ, trong một bức tranh ấn tượng, bóng
Trang 11của một quả cam có thể có một số nét màu xanh được vẽ vào để làm tăng sức sống
Các họa sĩ tìm kiếm cách nắm bắt bầu không khí của một thời gian cụ thể trong ngày hay là tác động của những điều kiện thời tiết khác nhau đến phong cảnh Để nắm bắt được những ảnh hưởng thoáng qua này, các họa sĩ phải vẽ một cách nhanh chóng
Đường vào Versailles ở Louveciennes - Camile Pissarro - 1869
Ánh sáng và màu sắc: Ánh sáng được chú trọng với mục đích tóm bắt những hiệu ứng thị giác ghi nhận được từ thế giới xung quanh Bức tranh có
sự pha trộn không hạn chế giữa các màu với nhau và nhấn mạnh đến sự thay đổi và chất lượng của độ sáng trong tranh Các bức vẽ thường có màu sắc rực
rỡ, có vẻ cường điệu không tự nhiên, đối chọi, va đập rất mạnh, bỏ qua các quy luật tối sáng của phương pháp cổ điển Ánh sáng khí trời tràn ngập khắp bức tranh thay thế cho nguồn sáng đèn vốn là nguồn sáng duy nhất trước đó
Nhằm đạt được vẻ rung động ánh sáng, các họa sĩ Ấn tượng triển khai gối lên nhau những màu sắc bổ sung trong những vùng rộng nhằm tạo sự sáng chói lớn lao hơn và để diễn tả các vùng tối thì họ sử dụng những màu sắc đối nghịch với màu của các vật thể in bóng dưới nước
Trang 12Bức tranh "Le Bassin Aux Nymphéas" của Claude Monet
Kỹ thuật ấn tượng này khiến họ mâu thuẫn với những người bảo thủ ở Viện cơ sở nghệ thuật Pháp - những người coi trọng màu sắc mờ ảo và chi tiết chính xác Học viện đã không đánh giá cao sự tươi mát của những màu sắc trường phái ấn tượng và năng lượng của phong cách riêng được thể hiện một cách tự nhiên Tuy nhiên, công chúng dần yêu thích sức sống của những kỹ thuật ấn tượng và trường phái ấn tượng đã phát triển thành phong trào phổ biến nhất trong lịch sử nghệ thuật
Đường nét: Lối vẽ bất nghi thức với đối tượng, các nét vẽ ngắn, rõ nét
cọ, các đường quệt màu đa dạng (stroke, tache), thô tạo cảm giác như bức tranh chưa hoàn thành
Yếu tố sáng tạo trong lối vẽ Ấn tượng là việc xử lý màu sắc và ánh sáng Hình khối, đường nét bị cho đóng vai trò thứ yếu và người thưởng lãm thời đó (thế kỷ 19) nghĩ điều này là không hay, thậm chí lố bịch Ingres đã khuyên cậu trai 20 tuổi Edgar Degas – người ngưỡng mộ bậc thầy cổ điển Ingres – rằng: “Hãy tập vẽ nhiều đường thẳng vào, chàng trai ạ, các đường thẳng mà cậu thấy trong tâm trí và thấy ngoài đời, rồi thì cậu sẽ thành một họa
sỹ giỏi.” Không như những người bạn của mình, Degas đã tin tưởng mạnh mẽ lời khuyên này