1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận lịch sử mĩ thuật thế giới và việt nam nghệ thuật tạo hình siêu thực qua phong cảnh của salvador dali

21 3 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tiểu Luận Lịch Sử Mỹ Thuật Thế Giới Và Việt Nam Nghệ Thuật Tạo Hình Siêu Thực Qua Phong Cảnh Của Salvador Dali
Thể loại tiểu luận
Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 380,84 KB

Nội dung

Surrealism ra đời vào đầu thế kỷ XX, đánh dấu giai đoạn nghệ thuật và văn chương về cái gọi là tiềm thức phát khởi trong mọi hình tượng giữa thực và ảo, được cấu tạo dựa trên một dạng tư

Trang 1

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 2

1 Lý do chọn vấn đề nghiên cứu 2

2 Nhiệm vụ nghiên cứu 3

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

4 Phương pháp nghiên cứu 3

NỘI DUNG 4

CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CHỦ NGHĨA SIÊU THỰC VÀ TÁC GIẢ SALVADOR DALI 4

1.1 Chủ nghĩa siêu thực là gì? 4

1.2 Đặc điểm của hội họa siêu thực 4

1.3 Họa sĩ Salvador Dali 6

1.4 Tiểu kết chương 1 7

CHƯƠNG II: ĐẶC TRƯNG NGHỆ THUẬT TẠO HÌNH SIÊU THỰC QUA PHONG CẢNH CỦA SALVADOR DALI 9

2.1 Tìm hiểu nghệ thuật tạo hình siêu thực qua phong cảnh của Salvador Dali 9

2.2 Đôi điều cảm nhận của bản thân về phong cách nghệ thuật của Dali 17

2.3 Tiểu kết chương 2 18

KẾT LUẬN 19

TÀI LIỆU THAM KHẢO 20

Trang 2

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn vấn đề nghiên cứu

Trong bộ môn văn học nghệ thuật nói chung, trường phái siêu thực hầu như đậm nét đối với hội họa Surrealism ra đời vào đầu thế kỷ XX, đánh dấu giai đoạn nghệ thuật và văn chương về cái gọi là tiềm thức phát khởi trong mọi hình tượng giữa thực và ảo, được cấu tạo dựa trên một dạng tư tưởng siêu nhiên, một tư duy độc lập, không phụ thuộc vào bất cứ một quy luật, ước lệ, qui cách nào, cũng như không dính dáng vào bất kỳ một trạng huống hiện thực nào cả, nó tựa như mơ Siêu thực là một trào lưu nghệ thuật cơ bản dựa trên cảm hứng sáng tạo nghệ thuật khởi phát từ giấc mơ và tiềm thức

Nhắc tới trường phái siêu thực, chúng ta không thể không nhắc tới họa

sĩ Salvador Dali Dali là hoạ sĩ Siêu thực, cha đẻ của những hình ảnh đẹp đẽ ở giữa ranh giới hiện thực và ác mộng Dali là kẻ đa tài, thích nhúng tay vào cả điêu khắc, phim ảnh, kiến trúc, thời trang, lẫn văn chương Người ta dễ tưởng Dali có khả năng vô hạn Dali là người giỏi quảng cáo, đánh bóng bản thân, biết cách trình diễn và mê hoặc đám đông Chỉ có Dali mới có thể nói thật như đùa mà đùa cũng như thật: “Mỗi sáng ngủ dậy tôi cảm thấy một niềm vui sướng tột đỉnh – niềm vui vì được làm Salvador Dali.”

Ông là họa sĩ, nhà làm phim, nhà thiết kế, nghệ sĩ trình diễn và cũng là con người lập dị từ tinh thần đến thể chất, tự sáng chế ra cái gọi là „mô thức‟ riêng cho mình Từ đó ông nổi tiếng và được xem như biểu tượng thời thượng (icon) của nghệ thuật trong mắt giới thưởng lãm Với Dali, ta chứng kiến một thứ nghệ thuật bứt phá mà ông là người dẫn đầu cùng với thế hệ đi trước Hiện tượng đó là dòng chảy kết nối với trường phái siêu thực để trình bày một

“cuộc chơi” tựa như một nhục thể tuyệt mỹ của nghệ thuật (exquisite corpse) Qua những hình ảnh tối tăm khó hiểu ở tranh vẽ đầy tráng lệ, diễm ảo kia, ông muốn tìm kiếm cõi riêng cho mình Cõi riêng ấy được biểu hiện rõ nét ở những bức tranh mang phong cách nghệ thuật hết sức độc đáo của ông Từ

Trang 3

em lựa chọn đề tài "Nghệ thuật tạo hình siêu thực qua phong cảnh của

Salvador Dali" để làm nội dung chính cho bài tiểu luận lần này Bài viết của

em còn nhiều thiếu xót nhưng cũng là sự tìm tòi nỗ lực của bản thân trong một thời gian, rất mong nhận được sự góp ý của thầy cô và các bạn

2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Đề tài được nghiên cứu nhằm mục đích tìm hiểu những điểm khái quát chung nhất về trường phái hội họa siêu thực Sau đó tìm hiểu những đặc trưng trong nghệ thuật tạo hình siêu thực qua phong cảnh của họa sĩ Dali

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu về trường phái hội họa siêu thực, những đặc trưng trong nghệ thuật tạo hình siêu thực qua phong cảnh của họa

sĩ Dali, không so sánh với những trường phái và tác giả khác

4 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp đọc sách và tài liệu: dựa vào một số bài tiểu luận để

biết được cấu trúc, cách hành văn của một bài nghiên cứu và còn dựa vào các tài liệu liên quan trên sách, báo, tạp chí, internet…

Trang 4

NỘI DUNG CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CHỦ NGHĨA SIÊU THỰC VÀ

TÁC GIẢ SALVADOR DALI 1.1 Chủ nghĩa siêu thực là gì?

Chủ nghĩa Siêu thực có một vị trí đặc biệt, người ta coi đó là một cuộc nổi loạn thực sự, một bước nhảy vượt ra khỏi đường biên phạm vi Châu Âu, lan tràn ra toàn thế giới Siêu thực vượt qua giới tuyến của một lĩnh vực nghệ thuật để có mặt trong tất cả các loại hình nghệ thuật từ thơ ca đến âm nhạc và hội họa… Nó đấu tranh cho sự phục hồi tinh thần sáng tạo, thẳng tay gạt bỏ mọi quy tắc ngữ pháp, mọi nguyên tắc tư duy, giành lấy sự tự do tuyệt đối cho cảm hứng mặc sức tuôn trào theo chủ nghĩa tự động tâm linh

Nhiều nhà nghiên cứu nghệ thuật đã khẳng định: “chủ nghĩa Siêu thực

đã đem lại sự kì diệu cho sáng tác Những tác phẩm của các nhà Siêu thực chủ nghĩa thực sự là sự lắp ghép đơn thuần từ các màu để cấu thành dòng liên tưởng tiềm thức, rời rạc, gián cách, khắc họa nên những bức tranh thực tại không toàn vẹn Phạm vi ảnh hưởng của Chủ nghĩa siêu thực trên thế giới là

vô cùng rộng rãi”

*Khái niệm siêu thực:

Theo nhận định của những nhà nghiên cứu mỹ thuật thì Siêu thực là những điều vượt quá hiện thực

Người ta hay nói đến nghệ thuật Hiện thực (thế kỷ 19), Cực thực, Duy thực và Siêu thực (thế kỷ 20), Siêu thực cũng như một trong số các trào lưu nghệ thuật ở thế kỷ 20, nó là mối quan tâm của những người nghệ sĩ phiêu lưu trong những miền ảo giác của vô thức để tìm đến những thi vị cho nghệ thuật mới

1.2 Đặc điểm của hội họa siêu thực

Để minh họa cho phương pháp siêu thực, Breton trích dẫn Pierre Reverdy: “Hình tượng (image) là sáng tạo thuần túy của tâm trí (mind) Nó

Trang 5

nhiều cách biệt nhau Mối liên hệ giữa hai thực tại này mà càng cách biệt và càng thực thì hình tượng sẽ càng mạnh, thực tại thi vị và sức mạnh cảm xúc của nó càng lớn.”

Theo Baudelaire, con người không tự gọi các hình tượng siêu thực ra được, mà chúng tự động xuất hiện một cách ám ảnh, chuyên chế, không thể xua chúng đi vì nghị lực giờ đây trở thành bất lực, không thể kiểm soát được các năng lực nữa

Salvador Dali nói rằng ông nhìn thấy các hình tượng siêu thực nhờ phương pháp hoang tưởng tới hạn (paranoiac-critical method) Phương pháp này cho phép não bộ kết nối các hình tượng mà lý trí không lý giải được

Hoang tưởng dùng các sự vật của thế giới xung quanh chỉ để nhằm khẳng định ý niệm bao trùm của nó, buộc người thưởng ngoạn chấp nhận ý niệm đó như một thực tại “Thực” đến đâu là do tài của nghệ sĩ

Như vậy, không nên hiểu nhầm siêu thực là “bộc lộ tiềm thức mà không bị rào cản của lý trí”, mà siêu thực là chấp nhận các thông điệp từ vô thức chui vào ý thức Đó là trạng thái tâm lý thuần túy vô-ý-thức mà Breton gọi là automatism

Các thông điệp của vô thức được truyền đạt bằng các hình tượng, ký hiệu, ý niệm, trong khi các thông điệp của ý thức được truyền đạt bằng ngôn ngữ Nếu trào lưu hiện thực dựa vào biểu tả hình tượng các vật thể từ thế giới xung quanh, còn trào lưu trừu tượng biểu tả thế giới tinh thần mà không cần tới hình tượng của vật thể từ thế giới xung quanh, thì các nghệ sĩ siêu thực muốn làm một sự kết nối giữa thế giới trừu tượng của tinh thần và thế giới hiện thực khách quan của các vật cụ thể Dùng các vật thể của thế giới xung quanh như một loại ẩn dụ, nghệ sĩ lôi thực tại từ “tâm trí vô thức” ra, đưa nó vào “tâm trí có ý thức” để ta có thể giải mã Carl Jung (1875 – 1961), nguyên môn đệ xuất sắc của S Freud, đã viết rất rõ về điều này như sau: “Niềm khát khao không được thoả mãn của nghệ sĩ đã quay về với hình tượng hoang sơ của vô thức – hình tượng nào phù hợp nhất để bù lấp sự phiến diện một chiều

Trang 6

của hiện tại Nghệ sĩ chiếm hữu hình tượng đó, lôi nó lên từ vô thức sâu thẳm, đưa nó vào mối liên kết với những giá trị của ý thức, và từ đó biến đổi nó cho đến khi trí tuệ những người đương thời chấp nhận nó tùy theo khả năng của họ.”

1.3 Họa sĩ Salvador Dali

Salvador Felipe Jacinto Dali Domènech hay Salvador Felip Jacint Dali Domènech (11 tháng 5 năm 1904 – 23 tháng 1 năm 1989), thường được biết đến bằng cái tên Salvador Dali, là nghệ sĩ sinh ra tại Figueres, xứ Catalonia, Tây Ban Nha Ông được coi như một trong những họa sĩ có ảnh hưởng lớn nhất trong thế kỷ 20 với phong cách siêu thực

Dali là một họa sĩ nổi tiếng với những hình ảnh ấn tượng, “quái đản” trong các tác phẩm siêu thực của mình Kỹ năng hội họa của ông được cho là ảnh hưởng của các bậc thầy thời kỳ Phục hưng Tác phẩm nổi tiếng nhất của ông “The Persistence of Memory” được hoàn thành vào tháng 8 năm 1931

Ông rất giàu trí tưởng tượng, và cũng rất thích đắm mình trong các hành vi bất thường Đôi khi sự lập dị và các hành động tại các nơi công cộng của ông nhằm gây chú ý đôi khi còn thu hút công chúng nhiều hơn so với các tác phẩm nghệ thuật của ông Nhưng cũng chính điều này đã làm những người yêu thích các tác phẩm của ông khó chịu, và làm cho các nhà phê bình bực bội

Bên cạnh hội họa, ông còn được biết đến như một nhà điêu khắc, nhiếp ảnh, sản xuất phim Ông đã đoạt giải Oscar dành cho phim hoạt hình ngắn

Trang 7

với bộ phim hợp tác cùng Walt Disney mang tên Destino Ngoài ra, ông còn được Hoàng gia Tây Ban Nha trao tặng huân chương Isabelle

Dali từng học trường mỹ thuật Năm 1916, ông đã khám phá thể loại tranh hiện đại trong một chuyến nghỉ hè ở Cadaqués cùng với gia đình của Ramon Pichot, một họa sĩ thường xuyên đến Paris Năm sau đó, cha của Dali

tổ chức một buổi triển lãm những bức vẽ than của ông ngay tại nhà và ông có cuộc triển lãm quy mô hơn tại Nhà hát thành phố ở Figueres năm 1919

Ông đã thử nghiệm phong cách Lập thể và ông đã nhận được sự quan tâm nhiều từ bạn bè, sinh viên của mình Ông tìm tòi kiến thức về nghệ thuật lập thể từ các bài báo tạp chí và các tác phẩm do Pichot đưa cho xem (thời điểm này chưa có nghệ sĩ lập thể nào ở Madrid) Vào năm 1924, khi tên tuổi Salvador Dali vẫn chưa được công chúng biết đến thì cũng là lúc ông vẽ minh họa một cuốn sách đầu tiên Đó là một ấn bản của bài thơ Catalan Les bruixes

de Llers ("The Witches of Llers") do bạn bè và bạn học của ông, nhà thơ Carles Fages de Climent xuất bản Dali cũng thử nghiệm với chủ nghĩa Dada,

và điều này đã ảnh hưởng đến các tác phẩm trong suốt cuộc đời của ông

Năm 1926, Dali đã bị trục xuất khỏi học viện ngay trước kỳ thi cuối cùng của ông vì bị cáo buộc gây bạo loạn Cũng thời điểm này, các kỹ năng

vẽ tranh xuất sắc của ông đã chín muồi và được chứng minh bằng tác phẩm Giỏ Bánh mì Cùng thời gian đó, ông đã đến Paris và đã gặp được danh họa Pablo Picasso, người mà Dali hằng yê mến, ngưỡng mộ Picasso đã nghe các nhận xét tốt về Dali từ Joan Miró, một người bạn Catalan đã giới thiệu ông với nhiều bạn bè phong cách siêu thực Trước khi ông tập trung phát triển phong cách riêng của mình trong vài năm sau đó, Dali đã thực hiện một số tác phẩm chịu ảnh hưởng nhiều từ 2 danh họa nổi tiếng Picasso và Miró

1.4 Tiểu kết chương 1

Quan niệm và nguyên tắc của nghệ thuật Siêu thực dựa theo học thuyết Phân tâm của Phrớt (Freud,1856-1939 bác sĩ người Áo).Theo học thuyết này,vai trò của tiềm thức, sự giải thoát khỏi những ức chế bằng các giấc mơ

Trang 8

chính là đối tương nghiên cứu của Siêu thực Họ tin tưởng vào thực tế khách quan của giấc mơ Những khát vọng những tư tưởng ngẫu nhiên, những hình ảnh trong giấc mơ là phương thức để giải thoát tâm linh khỏi sự đè nén của lí trí Theo các hoạ sĩ Siêu thực, có hai thế giới hiện thực: Hiện thực hữu hình,

có thực và hiện thực tồn tại trong tiềm thức của hoạ sĩ Cái thế giới đó mới là đối tương họ quan tâm khai thác để vẽ tranh Thế giớ siêu thực không thể lĩnh hội được bằng các giác quan,và nó có thật trong mỗi con người, ở nhiều mức

độ khác nhau Thế giới ấy nằm trong tiềm thức, trong vùng vô thức Do đó, Siêu thực thể hiên vai trò của sự phi lí

Như vậy, hội họa siêu thực hướng vào thế giới vô thức của con người

mà họ cho là một lĩnh vực vô hạn đối với sự khám phá, sáng tạo nghệ thuật

Nó đề cao các ngẫu hứng, chú trọng ghi những cái xuất hiện lướt qua trong đầu, không qua sự kiểm soát của lí trí Nó vứt bỏ sự phân tích logic, xóa bỏ các gông cùm của lí trí, đạo đức, tôn giáo và chỉ tin cậy ở trực giác, giấc mơ,

ảo giác, những linh cảm bản năng và sự tiên tri

Trang 9

CHƯƠNG II: ĐẶC TRƯNG NGHỆ THUẬT TẠO HÌNH SIÊU THỰC

QUA PHONG CẢNH CỦA SALVADOR DALI 2.1 Tìm hiểu nghệ thuật tạo hình siêu thực qua phong cảnh của Salvador Dali

Tranh của Dali mang những đặc điểm tiêu biểu của hội họa Siêu thực, bởi vậy ông được coi là họa sĩ đỉnh cao trong trường phái hội họa Siêu thực Trong các tác phẩm của ông, màu sắc tươi sáng, các hình tượng được sắp xếp theo một logic, trật tự riêng của họa sĩ.Trật tự ấy theo ý đồ của tác giả, và nó khá đơn giản trong hình tượng để người xem có thể tiếp cận được Đồng thời, ông cũng sử dụng phương pháp chắp ghép,

Nghệ thuật của Dali là lìa xa những tập quán cố cựu, những đề tài đóng băng để hướng tới con đường sáng với những gì tựa như mơ trong tác phẩm của trường phái siêu thực Ở vào những năm 1927 - 1928 một số tranh Salvador Dali chịu ảnh hưởng kiểu cách siêu thực (the surrealistic styles) của một số họa nhân Jean Arp, Joan Miró và Yves Tanguy Một vài họa phẩm của Dali tạo nên những đốm loé (blob-like) sắc bén, phá thể của giấc mơ hãi hùng ngay cả giấc „mơ-mộc- đè‟(nightmarish) Dù tranh của Dali với màu sắc, chất liệu trong sáng cỡ nào cũng không để lại một cái gì dịu êm mà chứa đựng hình ảnh khiếp đảm trong đó; tuy nhiên vẫn cho chúng ta nhận ra được một cái chứng có tính cách mắc bệnh (affected Dali‟s) giả tạo trong toàn bộ bố cục xây dựng của Dali!

Đối với Dali là một vượt thoát từ nội tại đến thể chất, một bung phá mà con người ông thường trực với nội tâm, Dali chỉ mượn nội giới để tháo gỡ ràng buộc, những thứ đó tiềm tàng bấy lâu nay, đưa dẫn Dali vào cõi mộng, sống với mộng, trao đổi với mộng để biến mình trở nên cuồng tính với tư duy Xuyên qua những giấc mơ bấn loạn tâm thần Có lần Dali nói: ”Khi bạn là con người siêu thực bạn phải hòa điệu vào với nó Tất cả những cấm kỵ, cưỡng ép là „tử cấm thành‟ hoặc cách khác như thử liệt kê để phải làm những điều tuân thủ”

Trang 10

Trong bài tiểu luận lần này em chọn ba bức tranh để phân tích là Swan Reflecting Elephants, Dream caused by the Flight of a Bee around a Pomegranate a Second before Wakening up, và The Persistence of Memory Phân tích các yếu tố hình thức hội họa (màu sắc, đường nét…) để thấy được phong cách nghệ thuật của họa sĩ Dali

Bức tranh Dream caused by the Flight of a Bee around a Pomegranate a

Second before Wakening up, Salvador Dali, 1944, Một quả lựu vỡ toác ra, giải phóng một con cá khổng lồ màu đỏ, hai con hổ chồm tới một người đàn bà nằm ở chính giữa phía dưới bức tranh, thành một chuỗi những hình ảnh Người đàn bà khỏa thân đang ở trong tư thế nằm mơ người bồng bềnh trên không, vẫn không biết có hai con hổ đang chồm tới và một khẩu súng đã tuốt lưỡi lê sắp đâm vào cánh tay phải của mình Một con voi ở gần đường chân trời, trong tư thế những cái chân lều khều bước đi kiểu cà kheo hướng về phía đông, trên lưng nó là một cái tháp bia kiểu Ai Cập cổ đại (giống rất nhiều tháp bia ở Paris, trong đó nổi tiếng là tháp nằm tại Quảng trường Concorde) Con voi giống với bức tượng nổi tiếng

Ngày đăng: 30/12/2024, 15:02

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w