1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận lịch sử mĩ thuật thế giới và việt nam Đặc Điểm phong cách hội họa tranh sơn dầu của họa sĩ tô ngọc vân

28 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đặc Điểm Phong Cách Hội Họa Tranh Sơn Dầu Của Họa Sĩ Tô Ngọc Vân
Người hướng dẫn Nguyễn Minh Tân
Trường học Trường Đại Học Sư Phạm Nghệ Thuật TW
Chuyên ngành Sư Phạm Mỹ Thuật
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2022
Thành phố Lai Châu
Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 722,92 KB

Nội dung

Tô Ngọc Vân đã tiếp thu một cách sắc, đường nét khoa học…- nhưng vẫn không quên tìm về nguồn mạch giống nòi với mảng khối lớn, có nhịp điệu, tả thần là chính, thậm chí còn có phần tâm li

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TW

KHOA SƯ PHẠM MỸ THUẬT

BÀI TIỂU LUẬN

LỊCH SỬ MỸ THUẬT THẾ GIỚI & VIỆT NAM

Đề bài: Đặc điểm phong cách hội họa tranh sơn dầu của họa sĩ Tô Ngọc Vân

Tháng 6/2022

Trang 2

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 2

1 Lý do chọn vấn đề nghiên cứu 2

2 Mục đích nghiên cứu 3

3 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu: 3

4 Phương pháp nghiên cứu 3

NỘI DUNG 4

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN 4

1.1 Tiểu sử họa sĩ Tô Ngọc Vân và sự nghiệp sáng tác 4

1.2 Quan điểm sáng tác của họa sĩ Tô Ngọc Vân 7

1.3 Tiểu kết chương 7

CHƯƠNG II: CHẤT LIỆU SÁNG TÁC VÀ ĐẶC ĐIỂM PHONG CÁCH TẠO HÌNH CỦA HỌA SĨ TÔ NGỌC VÂN 9

2.1 Chất liệu sơn dầu là gì? 9

2.2 Đề tài sáng tác 10

2.3 Một số tác phẩm nghệ thuật sơn dầu tiêu biểu 11

2.4 Đặc trưng phong cách tạo hình 14

2.4.1 Giá trị đường nét 14

2.4.2 Kĩ thuật xử lý chất liệu 16

2.4.3 Màu sắc trong tranh của họa sĩ 17

2.4.4 Không gian trong tranh 18

2.5 Giá trị nghệ thuật tranh sơn dầu của Tô Ngọc Vân 19

2.6 Tiểu kết chương 2 20

KẾT LUẬN 21

PHỤ LỤC MINH HỌA CHO TIỂU LUẬN 22

TÀI LIỆU THAM KHẢO 26

Trang 3

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn vấn đề nghiên cứu

của mỹ thuật hiện đại Việt Nam: nhất Trí (Nguyễn Gia Trí), nhì Vân (Tô Ngọc Vân), tam Lân (Nguyễn Tường Lân), tứ Cẩn (Trần Văn Cẩn) Nhập học

Dương, vốn bản tính năng động, cầu tiến cùng khát vọng muốn cách tân nền nghệ thuật nước nhà trên tinh thần dân tộc, Tô Ngọc Vân đã vẽ bằng tất cả lòng đam mê của một tâm hồn say mê nghệ thuật Ông nhạy cảm tinh tế khi thể hiện đường cong của người thiếu nữ Tô Ngọc Vân đã tiếp thu một cách

sắc, đường nét khoa học…- nhưng vẫn không quên tìm về nguồn mạch giống nòi với mảng khối lớn, có nhịp điệu, tả thần là chính, thậm chí còn có phần tâm linh, tỉ lệ theo cảm giác…của mỹ thuật truyền thống Đông Phương qua việc học tập, mày mò, nghiên cứu tranh dân gian Đông Hồ, Hàng Trống, bích họa Nhật Bản, thủy mặc Trung Hoa, và đã không ít hồn xưa Á Đông đổ bóng xuống tác phẩm của Tô Ngọc Vân Do vậy, nếu bảo hội họa Tô Ngọc Vân là

sự tương hợp kỳ diệu giữa hai phương trời vời vợi Đông – Tây cũng không có

gì là thái quá: Cảm xúc và tưởng tượng mạnh mẽ được biểu đạt bằng một kỹ thuật độc đáo, hữu hiệu

Ngay từ thời còn là sinh viên, Tô Ngọc Vân đã có tranh trưng bày triển lãm bên cạnh những tác phẩm của Lê Phổ, Mai Trung Thứ, Vũ Cao Đàm- những tên tuổi lớn về sau làm rạng danh nền mỹ thuật Việt Nam trên đất

bức tranh về thiếu nữ: Thiếu nữ bên hoa huệ, Thiếu nữ bên hoa sen, Hai thiếu

nữ và em bé, đánh dấu đỉnh cao nghệ thuật sơn dầu Tô Ngọc Vân Nghệ thuật trong tranh ông vững vàng về hình khối, màu sắc đẹp, hài hòa, sáng tối lung linh, trữ tình, thanh thoát và đằm thắm Với những họa phẩm ấy Tô Ngọc Vân

đã làm một cuộc cách mạng trong nghệ thuật tạo hình Việt Nam Sau cách

Trang 4

mạng tháng 8 thành công, hội họa Tô Ngọc Vân có bước chuyển mình mạnh

mẽ Thay vào hình sắc lộng lẫy, óng chuốt ngày nào, giờ Tô Ngọc Vân đã đổi mới: những nét khắc gỗ chắc, khỏe, mộc mạc bám sát hiện thực, có ý thức phục vụ thời cuộc, nhưng không vì thế mà ông hạ thấp tiêu chí thẩm mỹ Từ cách chọn đề tài, cái tứ gửi gắm ở mỗi bức tranh, cho đến đường nét, màu sắc,

Tô Ngọc Vân đều hướng tới cái đẹp bền vững, không ăn xổi, nông cạn như một số họa sĩ đuơng thời

Cũng bởi những lý do trên mà em lựa chọn đề tài “Đặc điểm phong

cách hội họa tranh sơn dầu của họa sĩ Tô Ngọc Vân" để đi sâu nghiên cứu

ở tiểu luận lần này Việc nghiên cứu này sẽ là những tư liệu đáng quý phục vụ cho công việc sáng tác nghệ thuật của em trong tương lai

2 Mục đích nghiên cứu

của họa sĩ Tô Ngọc Vân

sĩ Tô Ngọc Vân

3 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu:

đặc điểm phong cách hội họa tranh sơn dầu của họa sĩ Tô Ngọc Vân

- Phạm vi nghiên cứu: Đề tài tập trung chủ yếu nghiên cứu các tác phẩm tranh sơn dầu của họa sĩ Tô Ngọc Vân So sánh với một số tác phẩm của các tác giả nổi tiếng khác và rút ra những phân tích, những nhận định khách quan

4 Phương pháp nghiên cứu

Trang 5

NỘI DUNG CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1 Tiểu sử họa sĩ Tô Ngọc Vân và sự nghiệp sáng tác

Tô Ngọc Vân sinh ngày 15/12/1906, ở làng Xuân Cầu, Văn Giang, Hưng Yên, lớn lên tại phố Hàng Quạt (Hà Nội) Cha ông thuộc giai cấp tiểu

tư sản thành thị, mẹ ông thuộc dòng nho nghèo ở nông thôn

Từ năm lên 6 tuổi, do gia đình nghèo, ông phải ở với bà nội và một người cô Có năng khiếu hội hoạ từ nhỏ, học hết năm thứ ba trường Bưởi (cấp trung học), ông quyết tâm bỏ trường Bưởi để ra ngoài tập vẽ thêm

Say mê với nghệ thuật, ông thi đỗ vào khóa 2 Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương (Khoa Sơn dầu), và là một trong số ít tài năng được chú ý khi mới nhập môn Năm 1931, ông thi tốt nghiệp và đỗ thủ khoa của Trường

Về kỹ thuật vẽ sơn dầu, ông đã đạt đến trình độ bậc thầy Ngay từ khi còn là sinh viên, ông đã có 3 tác phẩm sơn dầu được trưng bày tại Triển lãm

Mỹ thuật đầu tiên ở Sài Gòn tháng 12/1930 và được nhiều người hâm mộ về phong cách diễn tả như: “Ánh mặt trời”, “Bụi chuối ngoài nắng” và “Trời dịu” Nhiều tác phẩm sơn dầu của ông đến nay vẫn được đánh giá là những kiệt tác của nền mỹ thuật Việt Nam

Khi cảm thụ tranh của ông, người ta dễ dàng nhận ra âm hưởng của Gauguin (Pháp) trong bức “Lễ vật”, cũng như phảng phất ảnh hưởng của bích họa Ajanta (Ấn Độ) trên bức lụa “Quà cưới” (1932) hay của hội hoạ Nhật Bản

ở bức lụa “Hai em bé mục đồng”

tính cách của một họa sĩ duy sắc: ưa thích thể chất đẹp, say sưa với ánh sáng, với những phản quang phong phú của màu sắc nồng nàn Những nét riêng được trau dồi đã trở thành định hình cơ bản trong phong cách Tô Ngọc Vân vào những năm sau này

Năm 1931 và 1932, ông gửi tranh tham gia Triển lãm Mỹ thuật tại Paris, Pháp, và được tặng Huy chương Vàng với bức tranh sơn dầu “Bức

Trang 6

thư” Cũng năm 1932, ông được cấp Bằng danh dự Phòng triển lãm họa sĩ

được cử đi dạy họa ở trường Sisowath ở Phnom Penh, Campuchia Tại đây, ông đã sáng tác nhiều bức tranh với những đặc trưng của con người, phong cảnh của đất nước Chùa Tháp Từ năm 1930 đến 1945, ông là giáo sư hội họa Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương Nhiều học sinh của ông sau này đã được nhận Giải thưởng Hồ Chí Minh và Giải thưởng Nhà nước Vừa giảng dạy, ông vừa sáng tác mà nhiều bức sơn dầu đã trở nên nổi tiếng như “Thiếu

nữ bên hoa huệ” (sơn dầu-1943), “Buổi trưa” (sơn dầu-1943), “Thiếu nữ bên

ông sáng tác nhiều tranh về thiếu nữ (ngoài những tranh trên còn có “Thiếu

nữ nằm bên hoa sen”, “Thiếu nữ ngồi”, “Thiếu nữ tựa kỷ”)

Tô Ngọc Vân còn là một trong những hoạ sĩ đã viết nhiều bài báo có những nhận định sắc bén về mỹ thuật có giá trị nhằm phổ cập, quảng bá, hướng dẫn và phê bình về mỹ thuật Hoạ sỹ Tô Ngọc Vân không chỉ có tài năng mà còn là một nhân cách nghệ thuật lớn Với tình yêu cái đẹp, mê say màu sắc và giá trị thẩm mỹ dân tộc, ông đã đến với nghệ thuật cách mạng như một lẽ sống để ông thực hiện ước mơ xây dựng một nền hội họa Việt Nam

Cách mạng chuyển mình, Tô Ngọc Vân cũng chuyển biến tư tưởng,

hóa thân này, Tô Ngọc Vân đã viết:

“Sự chuyển hướng nghệ thuật, chúng tôi thấy còn khó khăn, nặng nề như trái núi Việc không dễ dàng như người ta tưởng, như giở một bàn tay úp

năm, ông đã trở thành một Nghệ sỹ Cách mạng, một Nghệ sỹ Nhân dân, đúng theo nghĩa của nó

Năm 1945, ông được cử làm Giám đốc Trường Cao đẳng Mỹ thuật Việt Nam trên cơ sở trường bị tàn phá nặng nề Khoá học đầu tiên được khai giảng

Trang 7

tranh và nặn tượng Bác Hồ Ông đã sáng tác bức tranh sơn dầu “Hồ Chủ tịch làm việc tại Bắc Bộ phủ” và đây là bức tranh chân dung sơn dầu đẹp nhất của ông sáng tác về Bác Sau ngày Toàn quốc kháng chiến (19/12/1946), ông cùng nhiều văn nghệ sỹ lên chiến khu Việt Bắc, công tác tại Đội tuyên truyền xung phong, rồi Đội kịch Tháng Tám Năm 1948, ông được cử làm trưởng đoàn Văn hoá kháng chiến Việt Bắc Cuối năm 1949, ông làm Giám đốc xưởng hoạ sơn mài Việt Nam, đồng thời là biên tập viên đầu tiên và là một trong những người sáng lập báo Văn Nghệ Năm 1950, ông được cử làm Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Mỹ thuật Trung ương sau này chuyển thành Trường

Mỹ thuật Việt Nam 25 sinh viên “khoá mỹ thuật kháng chiến” được sự giảng dạy trực tiếp của Tô Ngọc Vân và các họa sĩ tài danh khác đã trở thành những hoạ sỹ tên tuổi của nền mỹ thuật đương đại Việt Nam như: Nguyễn Tư Nghiêm, Bùi Xuân Phái, Kim Đồng, Phan Kế An, Diệp Minh Châu, Huỳnh Văn Gấm, Lê Thanh Đắc, Mai Văn Hiến, Mai Văn Nam, Quang Phòng, Trần Lưu Hậu, Lưu Công Nhân, Trọng Kiệm, Đào Đức Đào tạo lớp anh chị em họa sĩ kế cận là một đóng góp lớn lao của ông Những năm tháng sống trong

những người lao động cần mẫn đã đưa lại cho ông cảm hứng sáng tác đề tài mới: “Hà Nội vùng lên” (1948), “Giặc đến giặc đi” (1949), “Nữ y tá” (1949)

Các tác phẩm trong giai đoạn này đã báo hiệu sự chuyển biến bước đầu của ông, đề tài và đối tượng như: tiết tấu năng động, rộn ràng, chiều hướng đi vào khắc họa tính cách nhân vật Trong thời gian này, ông làm nhiều việc, khi thì hoá trang trình bày cho một vở sân khấu, khi thì in truyền đơn và ông

Bắc dưới nhiều chất liệu như sơn mài, sơn dầu, màu nước, chì Tháng 4/1954, vào lúc chiến trường Điện Biên Phủ ác liệt nhất, Tô Ngọc Vân đã lên đường

ra mặt trận Ông đã trực tiếp tham gia và ghi lại không khí ác liệt của chiến trường cũng như sinh hoạt thường nhật của bộ đội ta ở Điện Biên qua các tác phẩm như: “Giáo viên dân tộc Thái”, “Cho ngựa ăn”, “Qua đèo”, “Qua suối”,

Trang 8

“Trú quân”… Ngày 17/6/1954, ông hy sinh tại Ba Khe, bên kia đèo Lũng Lô lịch sử trong lúc nghệ thuật của ông đang lớn lên mạnh mẽ Chiếc cặp vẽ mà ông mang theo mình đi chiến dịch có nhiều ký hoạ dọc đường như: “Trú quân”, “Hành quân qua suối”, “Lên đèo”, “Qua đèo Lũng Lô”, “Chuẩn bị lên đường” Bức ký họa chì “Đèo Lũng Lô” là bức tranh cuối cùng trong cuộc đời sáng tác của ông

Với những đóng góp to lớn của ông cho nền mỹ thuật cách mạng hiện đại Việt Nam, toàn bộ tác phẩm của ông được nhà nước trưng thu và lưu giữ tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam Năm 1985, một đường phố của Thành phố

Hồ Chí Minh mang tên Tô Ngọc Vân; năm 1995, một đường phố của Hà Nội mang tên Tô Ngọc Vân Ông được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh (đợt 1 năm 1996) về văn học nghệ thuật

1.2 Quan điểm sáng tác của họa sĩ Tô Ngọc Vân

Suốt một thời gian đi học và sáng tác, Tô Ngọc Vân chỉ quan niệm về

để diễn tả tình cảm riêng của mình, vẽ để giải thoát cái nội giới của mình, đồng thời hưởng thụ ngoại giới hữu hình Ở ông, lòng say mê cái đẹp là da diết Vẽ phải đẹp Đẹp để hưởng thụ Đẹp bằng hình, bằng sắc Đẹp thuần túy, chỉ có thế thôi Lý tưởng thẩm mỹ đó, ông đã day dứt mà thổ lộ bằng sáng tác Chưa đủ, ông còn viết báo để nói lên bằng lời lý tưởng của mình Ông lấy bút danh là Ái Mỹ, cho thấu suốt tấm lòng ưu ái của ông đối với cái đẹp Nỗi niềm này còn đeo đẳng ông trong nhiều năm sau cách mạng, trước khi ông đi đến một cái đẹp trọn vẹn cho đời

1.3 Tiểu kết chương

Tác phẩm của Tô Ngọc Vân và các họa sĩ cùng thế hệ sớm định hình định vị một phong cách sơn dầu đậm bản sắc dân tộc và thời đại; biết tiếp thu tinh hoa khoa học sơn dầu châu Âu, vẽ theo quan niệm tạo hình truyền thống phương Đông Họa sĩ Lý Trực Dũng nhận xét, những bức tranh sơn dầu về đề tài phụ nữ thành thị của Tô Ngọc Vân trước 1945 đến nay vẫn làm mê hồn người xem, tiêu biểu là Thiếu nữ bên hoa huệ Cả nghìn tranh ký họa trước và

Trang 9

trong kháng chiến chống Pháp của ông là một tài sản quý giá về nghệ thuật và lịch sử

Trong một bài viết đánh giá về danh họa Tô Ngọc Vân, họa sĩ Phan Cẩm Thượng cũng cho rằng: “Cùng một thời đại của đất nước có hàng trăm nhà văn cùng viết, hàng trăm họa sĩ cùng vẽ, nhưng không phải người nào cũng tạo ra hình ảnh chân thực về con người và đất nước mình, giống như tấm gương phản chiếu xã hội Người đó đôi khi không nhất thiết là người có tài năng nhất, tất nhiên để làm được việc đó phải có tài Tô Ngọc Vân là một họa

sĩ như vậy, ông chỉ là một trong những bậc thầy xuất sắc của Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, và dưới con mắt của nhiều người, ông mới chỉ dừng lại ở nghệ thuật hiện thực và không có gì đi xa hơn thế… Tuy nhiên, theo tôi, trong tất cả các họa sĩ Việt Nam, Tô Ngọc Vân vượt lên hơn hẳn việc

vẽ ra phẩm chất con người thành thị và đặc biệt nông dân Việt Nam, thân phận của họ và hơn nữa là thân phận dân tộc”

Trang 10

CHƯƠNG II: CHẤT LIỆU SÁNG TÁC VÀ ĐẶC ĐIỂM PHONG CÁCH

TẠO HÌNH CỦA HỌA SĨ TÔ NGỌC VÂN

2.1 Chất liệu sơn dầu là gì?

Sơn dầu là một loại họa phẩm được làm từ sắc tố (pigment), thường dưới dạng bột khô được nghiền kỹ với dầu lanh (cây gai) hay dầu cù túc Tuy nhiên, việc chế màu đòi hỏi phải có kiến thức chuyên môn để tránh pha trộn, gây những phản ứng hóa học giữa các chất màu bởi sắc tố có thể là nguyên liệu khoáng, nguyên liệu hữu cơ hoặc nguyên liệu hóa học

Sơn dầu không thấm nước, có độ dẻo và độ che phủ mạnh (dễ dàng phủ kín lớp sơn khác ở dưới, trừ các màu có tính đặc biệt)

Cũng có lúc người ta dùng từ "màu dầu" thay cho từ "sơn dầu" với ý định chỉ chất liệu dùng trong tác phẩm

Từ xa xưa, khi bắt đầu biết vẽ, con người đã chủ ý tìm kiếm những chất liệu tốt để vẽ và mong tranh có màu sắc đẹp bền vững Ngay từ thời cổ đại, con người đã biết dùng màu trộn với dầu để vẽ, nhưng chất liệu lúc này vẫn rất thô sơ, còn nhiều nhược điểm và hạn chế Trải qua thời gian, nhiều thế hệ họa sĩ đã dày công tìm tòi nguyên liệu, mày mò tự chế ra sơn vẽ

Nhưng phải đến thời anh em họa sỹ Van Eyck (khoảng 1390-1441) họ mới có thành công lớn trong việc hoàn thiện và phát triển kỹ thuật vẽ chất liệu sơn dầu Màu sắc sơn dầu đến thời kỳ này đã trong trẻo tươi sáng hơn, có độ bóng đẹp, không thấm nước, bền vững và chịu được thử thách của thời gian

Từ đó, sơn dầu được sử dụng rộng rãi, được dùng phổ biến ở hầu hết các nước trên thế giới Có thể nói, việc hoàn thiện chất liệu sơn dầu là một cuộc cách mạng kỹ thuật lớn, làm chuyển biến và nâng cao nghệ thuật vẽ tranh

Về kỹ thuật vẽ tranh sơn dầu: Có nhiều loại sơn dầu chất lượng màu cũng khác nhau: mỗi thứ đều có ưu điểm và nhược điểm riêng Các màu sơn được chế tạo bởi nguyên liệu khoáng chất thường cho ta chất sơn tốt hơn cả

Trang 11

Người vẽ cần có kiến thức về chất liệu sơn dầu thì tranh mới bảo tồn được lâu Ví dụ: nếu dùng sơn pha ít dầu quá thì dễ gây nứt rạn tranh, nếu dùng dầu lanh pha với màu sáng sẽ làm màu ấy mau ngả vàng,

Người sản xuất sơn dầu thường lập ra bảng phân loại hoặc dùng kí hiệu

in trực tiếp lên ống sơn để giới thiệu màu tốt hoặc màu kém cho người vẽ tiện dùng

Về ưu điểm của sơn dầu:

Tranh sơn dầu có ưu điểm là vừa trong, vừa sâu, lại có độ bão hòa màu sắc rất cao, độ chuyển sắc của nó cũng gần như vô tận Trong khi các bức tranh sử dụng chất liệu khác đã bạc màu hoặc hư hỏng thì những tác phẩm sơn dầu của họa sĩ Van Eyck vẫn sáng bóng, rực rỡ dù có tuổi đời hơn 600 năm

Loại tranh này có thể tạo ra độ sâu tuyệt vời cho màu sắc của tác phẩm Các họa sĩ thích sử dụng sơn dầu vì họ có thể tự do pha trộn và xếp lớp nó Với các chất liệu khác như màu nước, màu acrylic thì việc pha trộn không dễ dàng được như vậy

Một ưu điểm nữa là sơn dầu rất dễ sử dụng nên rất được các “tân binh” ngành hội họa ưa thích Sử dụng nó dễ hơn nhiều các chất liệu như màu nước

2.2 Đề tài sáng tác

Những năm tháng ở trường Mỹ thuật, Tô Ngọc Vân thường ra vào nhóm Tự lực Văn đoàn Bởi vì, ở đây, ông thấy hào hứng và yêu đời, ông thấy không khí trí thức và tư tưởng của nhóm rất hợp với mình Có thể nói rằng ông đã hòa vào nhóm Tự lực Văn đoàn, trong cả ý nghĩ lẫn tình cảm

Chắc chắn, nhóm Tự lực Văn đoàn đã ảnh hưởng sâu sắc đến tình cảm

và nghệ thuật của ông Nhìn chung, những sản phẩm hội họa của ông trước Cách mạng tháng Tám chiếm được cảm tình của công chúng thành thị Những tác phẩm này tập trung nhiều vào các cô gái thuộc tầng lớp trung lưu Tất

Trang 12

nhiên, không phải ông chỉ vẽ có thanh nữ Ông còn vẽ nhiều đề tài khác: phong cảnh Campuchia, Huế, vịnh Hạ Long, Sầm Sơn

Nhưng các sáng tác của ông về thanh nữ là trội hơn cả, được nhiều người để ý, nhất là những tranh ông vẽ trong khoảng thời gian từ năm 1939 đến năm 1945

Cách mạng chuyển mình, Tô Ngọc Vân cũng chuyển biến tư tưởng, nhìn thấy con đường đi đúng đắn nhất cho một hoạ sỹ Những năm tháng sống trong lòng dân, cùng vui buồn với những con người chất phác, những chiến sĩ, những người lao động cần mẫn đã đưa lại cho ông cảm hứng sáng tác

đề tài mới: “Hà Nội vùng lên” (1948), “Giặc đến giặc đi” (1949), “Nữ y tá”

Ngọc Vân đã lên đường ra mặt trận Ông đã trực tiếp tham gia và ghi lại không khí ác liệt của chiến trường cũng như sinh hoạt thường nhật của bộ đội

ta ở Điện Biên qua các tác phẩm như: “Giáo viên dân tộc Thái”, “Cho ngựa ăn”, “Qua đèo”, “Qua suối”, “Trú quân”… Ngày 17/6/1954, ông hy sinh tại

Ba Khe, bên kia đèo Lũng Lô lịch sử trong lúc nghệ thuật của ông đang lớn lên mạnh mẽ Chiếc cặp vẽ mà ông mang theo mình đi chiến dịch có nhiều ký hoạ dọc đường như: “Trú quân”, “Hành quân qua suối”, “Lên đèo”, “Qua đèo Lũng Lô”, “Chuẩn bị lên đường” Bức ký họa chì “Đèo Lũng Lô” là bức tranh cuối cùng trong cuộc đời sáng tác của ông

2.3 Một số tác phẩm nghệ thuật sơn dầu tiêu biểu

Tranh thiếu nữ bên hoa huệ là một tác phẩm tranh sơn dầu do họa sĩ Tô Ngọc Vân vẽ vào năm 1943 Nội dung bức tranh mô tả chân dung một thiếu

nữ Mặc áo dài trắng bên cạnh lọ hoa huệ trắng Với hình dáng cô gái cùng những chi tiết và màu sắc xung quanh Tạo thành một hình khối giản dị, toát lên một nét buồn vương vấn, nhẹ nhàng Người thiếu nữ bên tà áo dài thể hiện

sự thuần khiết và trong trắng của người phụ nữ Việt Nam

Trang 13

Nói đến người mẫu trong bức tranh đó chính là cô Sáu và là con gái của họa sĩ Tô Ngọc Vân Cô còn là người mẫu cho nhiều tác phẩm khác kinh điển khác Trong đó có bức Thiếu Nữ Bên Hoa sen Bên cạnh Tô Ngọc Vân, cô Sáu còn là người mẫu tranh cho nhiều họa sĩ nổi tiếng đương thời như Tần Văn Cẩn, Nguyễn Gia Trí, Lương Xuân Nhị

Thiếu nữ bên hoa huệ (1943) – Sơn dầu

Bên cạnh những giá trị nghệ thuật Tranh thiếu nữ bên hoa huệ của Tô Ngọc Vân còn thể hiện cho một thú chơi tao nhã của người dân Hà Nội Thú chơi hoa loa kèn trắng, loài hoa nở rộ vào cuối tháng 3 và tháng 4 hàng năm Thường bắt gặp những cô gái lơ đãng Những cặp mắt không đến một đích nào đôi khi man dại và mộng mị Những đóa hoa trong một số bức tranh lược

tả một cách lập lòe Hoặc những khóm hoa lẫn vào trời đất đầy huyền hoặc Thẩm mỹ này dẫn đến lỗi vẽ phân rã hình thể, đôi khi mất hình Trong những thập niên đầu của thế kỷ 20 Đề tài quen thuộc này được thể hiện như là một

sự nhất thể hóa của cái đẹp Nghĩa là trong tranh phải có cái đẹp và quyến rũ

Trang 14

người xem Các nhân vật và đối tượng trong tranh không nhất thiết phải nói nên danh tính của mình

Tô Ngọc Vân và những họa sĩ cùng trang lứa đã có những biểu hiện khác so với các bậc họa sĩ đàn anh Cùng đề tài đó, nhưng cùng một tinh thần tươi tắn và có tính hiện thực hơn Cô gái Hà thành ngồi vén tóc bên những đoá hoa huệ thơm ngát Màu chủ đạo trong tranh là màu trắng của áo dài và của những bông hoa huệ Người phụ nữ được ông thể hiện với lòng trân trọng trước đối tượng Không sa vào khoái cảm nhục thể, hay cũng không quá mơ

hồ, ẻo lả, kiêu sa Như người phụ nữ trong tranh của các họa sĩ đương thời

Bên cạnh đó, Tô Ngọc Vân đã học hỏi, tiếp nhận xuất sắc những phương pháp tạo hình Và sử dụng chất liệu sơn dầu từ các vị thầy người Pháp Ông đã tiếp thu thành công trong việc hoàn thiện và phát triển kỹ thuật

vẽ chất liệu sơn dầu Màu sắc sơn dầu đã trong trẻo tươi sáng hơn Có độ bóng đẹp, không thấm nước, bền vững và chịu được thử thách của thời gian

Cách đây tròn 70 năm, năm 1946, họa sĩ Tô Ngọc Vân cùng họa sĩ Nguyễn Đỗ Cung và nhà điêu khắc Nguyễn Thị Kim được Hội Văn hóa Cứu quốc Việt Nam cử vào Bắc Bộ phủ xin vẽ Hồ Chủ tịch Trong một thời gian ngắn, họa sĩ Tô Ngọc Vân đã hoàn thành bức tranh sơn dầu “Bác Hồ làm việc

ở Bắc Bộ phủ” nổi tiếng Trong bức tranh này, họa sĩ Tô Ngọc Vân đã thể hiện sinh động chân dung Hồ Chủ tịch, thể hiện sự hòa hợp giữa thể hình nhân vật và thời gian lẫn không gian lịch sử Lúc ấy Người vừa từ núi rừng Pắc Pó trở về, còn mang đầy dấu ấn của nhiều năm tháng bôn ba gian khổ hoạt động cách mạng Dáng Người gầy trong bộ kaki giản dị, đi đôi giày dân tộc Nùng gọn gàng, gương mặt trầm tư âu lo vận nước Những nét vẽ sử dụng bút pháp khỏe, sinh động, đã truyền cảm mạnh mẽ đến người xem Họa sĩ Nguyễn Đỗ Cung dịp đó cũng đã dùng thể loại khắc gỗ để sáng tác bức tranh nổi tiếng “Bác Hồ năm 1946”, thể hiện hình ảnh Hồ Chủ tịch với nét mặt nhìn nghiêng, một phác hình lãnh tụ rất đẹp, khái quát sâu

Ngày đăng: 30/12/2024, 15:02

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w