Tác phẩm củ aY Ban trong dòng văn xuôi nữ thời kỳ đổi mới

Một phần của tài liệu đặc điểm văn xuôi y ban (Trang 27)

6. CẤU TRÖC CỦA LUẬN VĂN

1.2.3. Tác phẩm củ aY Ban trong dòng văn xuôi nữ thời kỳ đổi mới

Từ tác phẩm đầu tiên đƣợc giải nhất cuộc thi truyện ngắn do tạp chí Văn nghệ quân đội tổ chức (1990) là truyện ngắn Bức thư gửi mẹ Âu Cơ, Y Ban vẫn tiếp sáng tác và nhận thêm đƣợc giải thƣởng nữa vào năm 1993 cho tập truyện Người đàn bà có ma lực. Gần đây nhất (2006), ban giám khảo cuộc thi truyện ngắn Báo Văn nghệ đã nhất trí cao để giải nhì cho truyện I am đàn bà của chị. Giải thƣởng đã đƣợc công bố cuối tháng 6/2006 nhƣng tại buổi lễ trao giải thì bất ngờ bị rút lại với lý do phạm quy(Nhà văn Nguyễn Trí Huân hội đồng chung khảo giải thích: “… bạn đọc đã phát hiện tác phẩm này đã vi phạm thể lệ cuộc thi… Thể lệ ghi rõ: Trong thời gian cuộc thi, tác phẩm dự thi không

được gửi in sách, báo hay tạp chí nào khác. Trong phiên họp bổ sung của ban chung khảo cuộc thi, I am

đàn bà không còn nằm trong danh sách giải thƣởng vì tác giả đã tập hợp in thành sách”) - (Xem thêm “I

am đàn bà của Y Ban bị rút giải thƣởng” - Lƣu Hà - vnexpress.net). Giải thƣởng tuy bị rút lại

nhƣng lý do của sự việc này thuộc về thể lệ, hình thức cuộc thi, còn xét về mặt chất lƣợng tác phẩm đã đƣợc cả một hội đồng giám khảo có trình độ và uy tín đánh giá, nghĩa là nó đã xứng đáng đƣợc “giải nhì”.

Nhiều tác phẩm của chị khi ra đời đã đƣợc bạn đọc đón nhận một cách nhiệt thành. Ngoài Bức thư gửi mẹ Âu Cơ, Người đàn bà có ma lực là những truyện đƣợc giải thì Người đàn bà đứng trước gương, Đàn bà xấu thì không có quà, Chợ rằm dưới gốc dâu cổ thụ, Ước mơ của chị bán hàng rong và gần đây nhất là tập truyện ngắn I am đàn bà và tiểu thuyết Xuân Từ Chiều đƣợc sự chú ý cả bạn đọc

và giới phê bình, kích thích cảm hứng tranh luận trên văn đàn. Riêng tập truyện I am đàn bà là “đứa con” đã làm cho Y Ban khổ sở trong năm 2006, tập truyện này đã bị Cục xuất bản đình chỉ xuất bản và thu hồi vào cuối năm 2006. Trƣớc đó, tháng 11/2006, I am đàn bà đã đƣợc Nhà xuất bản Công An nhân dân phát hành và bán hết 1500 bản in. Sau đó Nhã Nam xin tái bản ở Nhà xuất bản Phụ Nữ, thực tế là dùng lại bản scan cũ của Nhà xuất bản Công an nhân dân. Tới lúc đó, nhà văn Y Ban vẫn chƣa hề nhận đƣợc thông tin chính thức nào về I am đàn bà bị thu hồi. Việc không giải thích rõ ràng lý do thu hồi đã gây ra nhiều lời đồn thất thiệt và những nghi ngờ không đáng có rằng: “Y Ban gây Scandal để nổi tiếng”, “đánh bóng mình bằng chiêu sex”… Cho đến nay, dƣ luận đã tạm lắng xuống và theo những gì chúng tôi tìm và thu thập từ các bài báo, các trang diễn đàn trên mạng internet thì những lời khen vẫn nhiều hơn tiếng chê. Đó cũng là điều dễ hiểu vì I am đàn bà có sex thật nhƣng là thứ sex có văn hóa và thấm đậm chiều sâu nhân bản.

Trở lại những sáng tác khác của Y Ban trong dòng chảy chung của văn xuôi nữ đƣơng đại. So với những cây bút nhƣ Nguyễn Thị Thu Huệ, Võ Thị Hảo, Phan Thị Vàng Anh, Nguyễn Thị Ấm, Dạ Ngân, Lý Lan… thì Y Ban là nhà văn có lối viết rất riêng và tạo ra đƣợc phong cách cho mình - phong cách của một ngƣời đàn bà từng trải, sống sâu sắc, mạnh bạo và dám thách thức. Cho đến nay, đã gần hai mƣơi năm trong nghề cầm bút, Y Ban luôn đƣợc biết đến nhƣ một nhà văn giàu nội lực. Nếu trong số những cây bút cùng thời với chị, đã có nhiều ngƣời gần nhƣ chững lại thì Y Ban vẫn dồi dào sức sáng tạo, vẫn liên tục cho ra đời những tác phẩm đƣợc nhiều độc giả lƣu tâm.

Viết nhiều truyện ngắn, nhƣng Y Ban vẫn thử ngòi bút của mình trên nhiều thể loại khác là truyện vừa, tiểu thuyết. Truyện vừa Thần cây đa và tôi hay tiểu thuyết Đàn bà xấu thì không có quà hay Xuân Từ Chiều đều là những tác phẩm đáng đọc. Trong sáng tác của mình, Y Ban tỏ ra sắc sảo khi tiếp cận và khai thác đề tài thế sự đời tƣ. Nhƣng không phải lúc nào cũng giản dị, đằm thắm nhƣ Trần Thùy Mai hay dịu dàng và trang trọng, trí thức nhƣ Võ Thị Hảo mà gần với Nguyễn Thị Thu Huệ hơn, Y Ban là nhà văn đa giọng điệu. Ở giai đoạn nào trong

hành trình sáng tác của Y Ban, chị cũng có những tác phẩm đột phá nhƣng nếu nhƣ những tác phẩm viết ở đầu thời kỳ sáng tác của chị thiên về bè trầm hơn thì giai đoạn sau, ngƣời đọc lại nhận thấy độ chín của chị ở những tác phẩm sôi nổi ồn ào hơn. Với lợi thế của một ngƣời làm báo, nhiều trang viết của chị cũng nóng hổi những vấn đề thời sự, cũng bức xúc, châm chích, đả phá mạnh mẽ những ung nhọt của xã hội (Thần cây đa và tôi, Xuân Từ Chiều). Nhƣng cũng nhƣ nhiều nhà văn nữ khác, thế mạnh của chị vẫn là viết về nỗi đau, về thân phận những ngƣời đàn bà trong cuộc sống hiện đại. Dễ thấy một điều, hầu hết những ngƣời phụ nữ trong tác phẩm của chị đều là những ngƣời phụ nữ bất hạnh. Họ không khổ về vật chất thì cũng khổ về tinh thần. Không khổ trong tình yêu thì khổ trong gia đình. Không khổ vì những gã đàn ông thì khổ vì chính sự cầu toàn của bản thân. Không chống chếnh chênh vênh bởi những sự lựa chọn, giữa trách nhiệm bổn phận và khao khát của bản thân thì lại chìm ngập trong những đớn đau mất mát thiệt thòi.

Khi dịu dàng mà bén ngọt, ấy là lúc Y Ban đang nói về một tình yêu đẹp của ngƣời con gái; khi đồng cảm hay xót xa, lại là khi chị đang sẻ chia với những ngƣời đàn bà bất hạnh. Nhƣng những lúc riết róng đôi khi gay gắt bạo liệt, đó là lúc Y Ban đang lên tiếng để bảo vệ cho những nhân vật nữ của chị khỏi bất công. Yêu thƣơng những ngƣời phụ nữ, Y Ban luôn luôn muốn đòi quyền bình đẳng cho họ: “Ngƣời phụ nữ Việt Nam hôm nay vẫn bị giằng xé giữa cái tam tòng tứ đức và cái quyền con ngƣời, quyền của ngƣời phụ nữ hiện đại. Vì vậy mà trong hoàn cảnh này nhân vật của tôi vin vào tam tòng tứ đức, trong hoàn cảnh khác lại vin vào cái quyền con ngƣời hiện đại, và tôi nghiêng về bên ngƣời phụ nữ phải đƣợc sống nhƣ cái quyền họ đƣợc sống” [40]. Với Y Ban chân dung bóng dáng ngƣời phụ nữ phần nào khắc họa ở những tên truyện: Người đàn bà sinh ra từ bóng đêm, Người đàn bà đứng trước gương, Đàn bà xấu thì không có quà, Đứa con và người đàn bà tật nguyền, Người đàn bà có ma lực, Người đàn bà và những giấc mơ, I am đàn bà, Ước mơ của chị bán hàng rong, Ước mơ của chị Tũn, Người đàn bà trên dòng sông Đanuyp, Thiếu phụ và những đôi cò, Biển và người đàn bà, Thượng đế bảo rằng mỗi người đàn ông chỉ của riêng một người đàn bà, Con gái mang cuộc đời của mẹ, Mẹ không thể xin lỗi con… Cách đặt tên ấy đã trở thành motif quen thuộc

trong sáng tác của chị. Viết bằng sự thấu hiếu, sự cảm thông của một nhà văn nữ, Y Ban đã thể hiện những niềm khao khát khôn nguôi về bến bờ hạnh phúc, sự bình yên trong tâm hồn của ngƣời cùng giới. Với niềm khát khao giản dị ấy, tác phẩm của chị đã tìm đƣợc vị trí trong lòng độc giả.

Mỗi tuần một chân dung vui - Y Ban

Đích thị I am đàn bà

Qua bao vấn nạn sắp là… đàn ông. Cuộc đời nay bão mai dông

Đàn bà xấu (xí) thì không có quà Miếu hoang dƣới thần cây đa Cẩm cù, Cưới chợ rõ là Y Ban Vùng sáng ký ức chƣa tan

Lên bờ xuống ruộng chẳng can cớ gì

Bức thư gửi mẹ Âu cơ

Bƣu điện không chuyển nên giờ vẫn đây Gầy gò mà cứ phây phây

Móc hàm bảy yến nới tay có thừa (Phan Thị Thanh Nhàn)

CHƢƠNG 2: NHỮNG ĐẶC ĐIỂM NỔI BẬT VỀ NỘI DUNG TRONG SÁNG TÁC CỦA Y BAN

Một phần của tài liệu đặc điểm văn xuôi y ban (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)