Thực trạng quản lý đất đai

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác bồi thường giải phóng mặt bằng để thực hiện một số dự án trên địa bàn thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn (Trang 48 - 51)

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.3. Thực trạng quản lý đất đai

3.3.1. Tình hình thực hiện các văn bản pháp quy

Nhằm cụ thể hoá các quy định về công tác quản lý đất đai của Chính phủ cũng như của tỉnh Lạng Sơn, thành phố đã ban hành một số quyết định, văn bản hướng dẫn, chỉ đạo về chuyên môn triển khai đến các xã, phường và các đơn vị quản lý sử dụng đất trên địa bàn thành phố phù hợp với điều kiện thực tế của địa

phương, làm cơ sở để quản lý và chỉ đạo thực hiện công tác quản lý đất đai ngày càng tốt hơn.

3.3.2. Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính

Tháng 10 năm 2002, Lạng Sơn được công nhận là thành phố. Thực hiện Nghị định 82/2002/NĐ-CP ngày 17 tháng 10 năm 2002 của Chính phủ về việc thành lập thành phố Lạng Sơn thuộc tỉnh Lạng Sơn. Đến nay đã hoàn thành việc phân định ranh giới hành chính giữa các xã, phường trong thành phố và thành phố với các huyện khác trong tỉnh. Hiện tại, thành phố có tám đơn vị hành chính cấp cơ sở, trong đó có năm phường và ba xã với tổng diện tích tự nhiên là 7.811,14 ha.

3.3.3. Khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất

Công tác khảo sát, đánh giá, phân hạng đất được triển khai khá tốt, cơ bản đáp ứng được mục tiêu của ngành. Việc đánh giá, phân hạng đất được thực hiện trên hầu hết diện tích đất nông, lâm nghiệp và phi nông nghiệp tạo cơ sở cho việc định giá, thu thuế, đền bù, bồi thường về đất đai. Hàng năm Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn đều ban hành bảng giá các loại đất để làm cơ sở tính thuế chuyển quyền sử dụng đất, thực hiện công tác giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, bảo đảm các quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất.

Đến nay, toàn bộ diện tích tự nhiên đã được đo vẽ, 8/8 đơn vị xã, phường trên địa bàn thành phố đều có bản đồ địa chính với tỷ lệ 1/500 (diện tích đo vẽ là 1.178,34 ha ở năm phường trong khu đô thị), tỷ lệ 1/1.000 (diện tích đo vẽ là 6.632,80 ha ở ba xã nông thôn).

Bản đồ hiện trạng sử dụng của thành phố và các xã, phường được lập theo các kỳ thống kê, kiểm kê đất đai. Bản đồ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cũng được lập theo các kỳ quy hoạch, kế hoạch của Luật đất đai năm 2003.

3.3.4. Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

Công tác kế hoạch sử dụng đất cấp xã, phường và thành phố giai đoạn 2006 - 2010 được thực hiện nghiêm túc, triệt để. Tuy nhiên, kế hoạch dụng đất kỳ trước vẫn chưa dự đoán, chưa nhìn nhận hết được tiềm năng phát triển của thành phố nên nhiều chỉ tiêu, nhất là các chỉ tiêu phi nông nghiệp có nhu cầu vượt xa so với dự đoán, gây khó khăn cho công tác quản lý đô thị.

3.3.5. Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất Thực hiện Nghị định 64/CP ngày 27/9/1993 của Chính phủ về việc ban hành bản quy định giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích sản xuất đất nông nghiệp; Nghị định 88/CP, ngày 17/8/1994 của

Chính phủ về quản lý và sử dụng đất đô thị; Nghị định 84/2008/NĐ-CP ngày 25/5/2008 của Chính phủ quy định bổ sung về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai; Nghị định 60/CP ngày 5/7/1994 của Chính phủ về quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất ở tại đô thị; Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/08/2009 của Chính phủ quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư... Đến nay thành phố đã giao sử dụng và cho thuê 7.811,14 ha (toàn bộ diện tích tự nhiên).

3.3.6. Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Việc đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính được thực hiện theo đúng quy định pháp luật. 8/8 đơn vị xã, phường đã được lập Hồ sơ địa chính chi tiết đến từng thửa với nội dung được thể hiện đầy đủ, chính xác, kịp thời và chỉnh lý biến động thường xuyên. Kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định từ năm 1993 đến năm 2010 đã cấp tổng số giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là 22.091 giấy (diện tích cấp được là 3.014,18 ha), chiếm khoảng 38,59% tổng diện tích phải cấp giấy. Tỷ lệ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đạt 97,4% số hồ sơ đăng ký kê khai đủ điều kiện.

3.3.7. Công tác thống kê, kiểm kê đất đai

Được sự chỉ đạo, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Tài nguyên - Môi trường và Sở Tài nguyên - Môi trường tỉnh Lạng Sơn, công tác thống kê, kiểm kê đất đai trên địa bàn thành phố được triển khai khá tốt và đồng bộ theo Thông tư số 28/2004/TT-BTNMT ngày 01/11/2004.

3.3.8. Tình hình quản lý tài chính về đất đai

Trong những năm qua, thành phố đã thực hiện tốt công tác quản lý tài chính về đất đai trong việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giao đất, cho thuê quyền sử dụng đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất.

3.3.9. Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất Trước đây, công tác quản lý đất đai của các cấp chính quyền đã có phần bị buông lỏng; vai trò quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất chưa được quan tâm đúng mức. Đây là nguyên nhân sâu xa dẫn đến kết quả thực hiện một số nhiệm vụ quản lý Nhà nước về đất chưa cao. Trong đó, có công tác lập quy hoạch sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Đến nay, công tác quản lý và giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất ngày càng được quan tâm và thực hiện nghiêm túc theo đúng quy định của pháp luật.

3.3.10. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai

Công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định pháp luật trong các lĩnh vực giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở cơ sở, thanh tra sử dụng đất của các doanh nghiệp, thanh tra quản lý Nhà nước về đất đai đối với cấp xã, phường... được Ủy ban nhân dân thành phố thường xuyên tổ chức nhằm phát hiện và xử lý kịp thời việc tranh chấp và lấn chiếm đất công.

3.3.11. Giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi phạm trong quản lý và sử dụng đất đai

Công tác tuyên truyền Luật và các chính sách Luật đất đai được phổ biến sâu rộng trong nhân dân nhưng thực tế vẫn phát sinh tình trạng tranh chấp, lấn chiếm và sử dụng đất không đúng mục đích được giao, khiếu nại về chính sách bồi thường khi Nhà nước thu hồi giải phóng mặt bằng,... Thực tế đó, đòi hỏi công tác giải quyết tranh chấp; giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi phạm trong quản lý và sử dụng đất đai thường xuyên được tiến hành. Trong những năm qua, bằng những nỗ lực và được tạo điều kiện để bồi dưỡng nâng cao chuyên môn nghiệm vụ các cán bộ ngành đất đai, tình trạng tranh chấp và khiếu nại tố cáo trên địa bàn thành phố đã giảm đáng kể.

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác bồi thường giải phóng mặt bằng để thực hiện một số dự án trên địa bàn thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn (Trang 48 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)