- Xác định được nguyên nhân gây bệnh IB.
- Mô tả được triệu chứng, bệnh tích bệnh IB
- Chẩn đoán và đưa ra biện pháp phòng, trị bệnh IB đạt hiệu quả cao.
A. Nội dung:
1.1. Xác định nguyên nhân gây bệnh
- Đặc điểm của bệnh: Là một bệnh truyền nhiễm do virut gây viêm thanh, khí quản và họng. Bệnh gây tác hại lớn cho gà Broiler chuẩn bị giết thịt.
- Nguyên nhân: Do một virut thuộc nhóm Herpes, chỉ có một serotyp nhưng độc lực lại khác nhau giữa các chủng phân lập được.
- Sức đề kháng: Virut có sức đề kháng kém với ngoại cảnh, nhất là ở nhiệt độ cao: Bị diệt ở 560C trong 10 phút, 600C trong 2 phút.
- Động vật cảm thụ: Gà mọi lứa tuổi, mọi giống đều mắc bệnh nhưng ở gà lớn bệnh nặng hơn.
- Đường lây nhiễm: Lây chủ yếu qua đường hô hấp do gà khoẻ hít phải virut. Ngoài ra bệnh còn lây gián tiếp qua thức ăn, nước uống, dụng cụ chăn nuôi.
1.2. Xác định triệu chứng bệnh
Thời gian nung bệnh từ 4 - 8 ngày. Bệnh thường lây rất nhanh, nếu virut có độc lực cao thì cả đàn gà có thể bị nhiễm bệnh trong thời gian ngắn. Triệu chứng đầu tiên là gà ủ rũ, kém ăn, chảy nước mắt nước mũi. Biểu hiện hô hấp, lắc đầu, ho và hắt hơi, khó thở. Gà bị nhiễm tách khỏi các con khác, viêm mắt, chảy nước mắt và thở thành tiếng. Có máu trên mỏ và lông cánh. Tỷ lệ chết thấp và chết do khó thở. Có thể thấy niêm mạc màu tím ở những con gà chết. Không có biểu hiện thần kinh.
1.3. Xác định bệnh tích
- Bệnh tích tập trung chủ yếu ở niêm mạc thanh quản, khí quản: viêm, xuất huyết, chứa dịch nhầy lẫn máu.
- Cấp tính: có máu hoặc chất nhầy màu đỏ. Trong trường hợp bệnh nặng có thể thấy cục máu đông bịt kín khí quản, gà ngạt thở.
- Mạn tính: Có mủ trắng vàng hoặc vàng hoặc nâu sáng, trông giống như phomat bao phủ tổn thương, dễ dàng trôi tuột và không chảy máu...
Bệnh tích màng giả ở khí quản 1.4. Chẩn đoán bệnh
- Dựa vào triệu chứng lâm sàng và bệnh tích - Cần chẩn đoán phân biệt với các bệnh:
+ Newcastle: Triệu chứng thường nặng trên từng cá thể, chết nhiều, thở khó nhẹ hơn ILT, có xuất huyết ở dạ dày tuyến và loét ở ruột non. Kiểm tra HI sẽ phân biệt được hai bệnh.
+ Đậu thể yết hầu: Màng giả ăn sâu vào niêm mạc nên khó bóc. Kiểm tra tổ chức học sẽ thấy tiểu thể Boren (khác thể bao hàm Sifrit).
1.5. Đƣa ra biện pháp phòng, trị bệnh - Phòng bệnh:
+ Vệ sinh phòng bệnh.
Sát trùng bằng thuốc sát trùng thường xuyên trong khu đang chăn nuôi gà bằng Ioguard hoặc Bestaquam - S liều 2 - 4 ml/1lít nước. Phun trực tiếp khu chăn nuôi gà, tuần 1 – 2 lần.
Phun thuốc sát trùng định kỳ bằng Ultraxide liều 4 - 6ml/1lít nước. Phun định kỳ 2 - 3 lần/tháng toàn bộ khu vực chăn nuôi.
+ Dùng Vacxine phòng bệnh:
Vùng không có dịch
Tuần Phòng bệnh Thứ tự Cách dùng
10 Bệnh Viêm thanh khí quản truyền nhiễm
(ILT) Lần 1 Nhỏ mắt
Vùng có dịch 8 Bệnh Viêm thanh khí quản truyền nhiễm
(ILT)
Lần 1
Nhỏ mắt
10 Lần 2
- Tăng cường sức đề kháng:
+ Dùng các chất trợ sức: Vitamin, điện giải, Acide amin và giải độc.
+ Dùng Amilyte hoặc Vitrolyte liều 1 - 2 g/lít nước uống. Nhằm tăng lực, bổ sung vitamin, khoáng vi lượng và điện giải.
+ Dùng Soramin liều 1 - 2ml/lít nước uống để tăng cường chức năng gan, thận và giải độc.
+ Dùng Zymepro liều 1g/1 lít nước cho uống hoặc Perfectzyme liều 100g / 50kg thức ăn. Để bổ sung men sống giúp tiêu hóa thức ăn. Dùng thường xuyên cho tất cả các giai đoạn phát triển.
- Điều trị bệnh:
Bệnh ILT không có thuốc đặc trị. Nếu bệnh xảy ra dùng các loại thuốc như:
Trợ lực + giải độc + chống xuất huyết + loại trừ bội nhiễm vi khuẩn gây bệnh khác.
+ Thực hiện vệ sinh chuồng nuôi:
Sát trùng thường xuyên trong khu vực đang chăn nuôi bằng Ioguard hoặc Bestaquam. Liều 2 - 4ml/1lít nước. Phun trực tiếp khu đang chăn nuôi gà, 2 - 3 lần/tuần
Sát trùng sung quanh trang trại 2 - 3 lần/tháng bằng Utraxide liều 4 - 6 ml/1lít nước.
+ Dùng Vitamin, điện giải, giải độc và men tiêu hóa:
Dùng Amilyte hoặc Vitrolyte liều 1 - 2 g/lít nước uống. Nhằm tăng lực, bổ sung các loại vitamin, kháng vi lượng, Acide amine và điện giải . Nhưng trong đó phải có vitamin K, chống xuất huyết, uống liên tục đến khi khỏi bệnh.
Dùng Soramin liều 1 - 2 ml/lít nước uống để tăng cường chức năng gan, thận và giải độc. Cho uống liên tục trong suốt quá trình điều trị.
Dùng Zymepro liều 1 g/1 lít nước cho uống hoặc Perfectzyme liều 100 g/50kg thức ăn, bổ sung men sống giúp tăng quá trình chuyển thức ăn và khống chế phân nước. Phải được dùng liên tục trong khi điều trị, dùng thường xuyên cho các giai đoạn phát triển.
+ Dùng kháng sinh:
Kháng sinh phòng tiêu chảy: Dùng Nexymix liều 1 g/3lít nước, tương đương 1 g/15kg thể trọng gà. Hoặc Moxcolis liều 1 g/2lít nước, tương đương 1g/10kg thể trọng gà. Hoặc Sultrimix liều 1g/1-2lít nước, tương đương 1g/5kg thể trọng gà.
Kháng sinh phòng hô hấp: Dùng Tyloguard liều 1g/2lít nước, tương đương 1g/10kg thể trọng gà.
Thời gian dùng kháng sinh: từ 3-5 ngày B. Câu hỏi và bài tập thực hành - Nguyên nhân gây bệnh ILT là gì?
- Gà bị mắc bệnh ILT có những biểu hiện triệu chứng gì?
- Gà bị mắc bệnh ILT có những bệnh tích gì?
- Cần chẩn đoán phân biệt bệnh ILT với những bệnh nào?
- Đưa ra biện pháp phòng trị bệnh ILT đạt hiệu quả?
- Thực hiện thu thập triệu chứng và bệnh tích bệnh ILT ở gà.
- Thực hiện chủng vacxin phòng bệnh ILT cho gà.
C. Ghi nhớ:
- Xác định nguyên nhân gây bệnh.
- Phương pháp xác định triệu chứng bệnh.
- Phương pháp xác bệnh tích.
- Phương pháp chẩn đoán bệnh.
- Đưa ra biện pháp phòng, trị bệnh.