- Xác định được nguyên nhân gây bệnh bạch lỵ . - Mô tả được triệu chứng, bệnh tích bệnh bạch lỵ
- Chẩn đoán và đưa ra biện pháp phòng, trị bệnh bạch lỵ đạt hiệu quả cao.
A. Nội dung:
1.1. Xác định nguyên nhân gây bệnh
- Đặc điểm của bệnh: Đây là bệnh truyền nhiễm cấp tính ở gà con và mạn tính ở gà lớn. Bệnh gây viêm, hoại tử niêm mạc đường tiêu hoá và các cơ quan phủ tạng.
- Nguyên nhân: Vi khuẩn Gram (-) Salmonella pullorum vi khuẩn đề kháng yếu, dễ bị diệt bởi thuốc sát trùng như iodine, focmol nồng độ 1 - 2%.
- Sức đề kháng: Vi khuẩn sống lâu ở trong phân (3 tháng) và đất nền chuồng (2 năm), song lại đề kháng yếu với nhiệt độ và hoá chất: Bị tiêu diệt ở nhiệt độ 550C trong 20 phút. Các chất sát trùng thông thường diệt vi khuẩn nhanh chóng.
- Động vật cảm thụ: Gà, chim các lứa tuổi đều bị và gà con rất nhạy cảm và thường bị nặng.
- Đường lây nhiễm: Lây qua trứng do gà bố mẹ nhiễm bệnh, lây từ máy ấp, từ thức ăn, từ dụng cụ chăn nuôi nhiễm mầm bệnh, lây từ gà bệnh sang gà khỏe khi chúng tiếp súc với nhau.
- Cơ chế sinh bệnh: Sau khi xâm nhập vào cơ thể, vi khuẩn vào máu gây nhiễm trùng huyết, từ máu vi khuẩn đến các cơ quan nội tạng gây viêm, xuất huyết ruột, lách sưng. Thường gà con sẽ chết trong giai đoạn này, còn gà lớn trở thành con vật mang trùng, chúng sẽ không ngừng bài xuất mầm bệnh ra ngoài và truyền bệnh cho thế hệ sau qua trứng. Tuy nhiên bệnh có thể gây chết nhanh nếu như gặp nhũng điều kiện làm sức đề kháng của cơ thể gà giảm sút, lúc này buồng trứng hoặc dịch hoàn, gan, lách, ruột viêm, hoại tử nặng.
1.2. Xác định triệu chứng bệnh
- Gà con: Ủ rũ, kém ăn, tụ lại từng đám. Phân tiêu chảy màu trắng, hậu môn dính phân đóng thành cục, gà thở khó. Tỷ lệ chết 5 - 15%.
Tiêu chảy, lỗ huyệt ướt, đứng nhắm mắt Tiêu chảy, ướt lỗ huyệt - Gà lớn: Không biểu hiện rõ, chỉ thấy đẻ giảm, mào tái
Gà bệnh mào tái 1.3. Xác định bệnh tích
- Gà con: Gan, phổi sung huyết đỏ bầm hoặc gan và lách có điểm hoại tử trắng lấm tấm như đinh gim. Tim, phổi có điểm hoại tử trắng. Lòng đỏ không tiêu. Lách sưng to, thận sung huyết.
Hầu hết nhiễm ở lòng đỏ Chất chứa trong túi lòng đỏ
Chất bã đậu màu vàng che phủ gan, tim Gan hoại tử điểm
Nang lòng đỏ mềm và viêm phúc mạc Lòng đỏ lưu lại của gà chết
- Gà trưởng thành: Trứng non méo mó, biến dạng và có màu sắc biến đổi từ đỏ sang trắng (u nang buồng trứng). Gà trống dịch hoàn viêm, từng điểm lúc đầu đỏ sau hoại tử trắng.
Nang trứng bất thường Trứng vỏ mềm và méo mó
Gà con chết trong trứng Gan hoại tử điểm 1.4. Chẩn đoán bệnh
- Dựa vào triệu chứng lâm sàng để chẩn đoán bệnh - Cần chẩn đoán phân biệt với bệnh:
+ Bệnh nấm phổi ở gà con: Chỉ có bệnh tích ở phổi và thành các túi khí.
Các cơ quan nội tạng không có bệnh tích viêm hoại tử.
+ Bệnh lao ở gà lớn: Có bệnh tích ở xương ống, nốt lao có giới hạn rõ, ở giữa bị bã đậu hoá.
1.5. Đƣa ra biện pháp phòng, trị bệnh - Phòng bệnh:
+ Gà con: Nhập nuôi để tại nơi sạch, sát trùng kỹ và biệt lập, cách ly hẳn với gà lớn.
+ Trứng ấp: Để trong khay sạch đã tiệt trùng, trứng phải xông sát trùng bằng thuốc tím và formol (0,6g thuốc tím với 1,2ml formol cho 1m3 không khí).
+ Máy ấp: Sau mỗi đợt ấp, cọ rửa và sát trùng dụng cụ, máy ấp bằng nước sạch và xông sát trùng.
+ Chuồng nuôi: Chất độn chuồng thường xuyên thay đổi, giữ khô.
+ Thức ăn, nước uống tránh nhiễm bẩn từ phân.
- Điều trị:
+ Ampicillin: Cho uống liều 100 - 150mg/kg thể trọng từ 5-7ng hoặc tiêm 50 - 100mg/kg thể trọng từ 3 - 5 ngày, khi tiêm pha với nước sinh lý 9 phần nghìn.
+ Doxicyllin: Cho uống 1g/20kg thể trọng trong 5 - 7 ngày.
+ Cosumix: 1 - 2g/lit nước, liên tục 3 ngày/tuần.
+ Kết hợp cho uống thêm B.complex 3g/lit nước.
B. Câu hỏi và bài tập thực hành - Nguyên nhân gây bệnh bạch lỵ là gì?
- Gà bị mắc bệnh bạch lỵ có những biểu hiện triệu chứng gì?
- Gà bị mắc bệnh bạch lỵ có những bệnh tích gì?
- Cần chẩn đoán phân biệt bệnh bạch lỵ với những bệnh nào?
- Đưa ra biện pháp phòng trị bệnh bạch lỵ đạt hiệu quả?
- Thực hiện thu thập triệu chứng và bệnh tích bệnh bạch lỵ ở gà.
- Thực hiện xông sát trùng trứng ấp.
C. Ghi nhớ:
- Xác định nguyên nhân gây bệnh.
- Phương pháp xác định triệu chứng bệnh.
- Phương pháp xác bệnh tích.
- Phương pháp chẩn đoán bệnh.
- Đưa ra biện pháp phòng, trị bệnh.