Lạm phát không thể dự tính

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN KINH TẾ ĐỘC QUYỀN: Lạm Phát Và Kiểm Soát Lạm Phát Ở Việt Nam Hiện Nay (Trang 28 - 31)

- Tác động đến lĩnh vực sản xuất:

Ở vị trí các nhà sản xuất, khi tỷ lệ lạm phát cao sẽ làm cho giá đầu vào vả đầu ra biến động không ngừng gây ra sự ôn định giả tạo của quá trình sản xuât. Sự mật giá của đông tiên làm cho vô hiệu hóa hoạt

33

động hạch toán kinh doanh. Hiệu quả sản xuất kinh doanh ở một số

doanh nghiệp thay đổi gây ra những biến động về kinh tế. Nếu một doanh nghiệp nảo đó trong một thời gian dải có tỷ suất lợi nhuận luôn thấp hơn tý lệ lạm phát sẽ có nguy cơ phá sản lớn. Tuy nhiên xét ở góc độ khi tỷ lệ lạm phát thấp, chưa gây ảnh hưởng đến nền kinh tế thì lúc này lạm phát sẽ kích thích tăng trưởng kinh tế. Từ đó sẽ khuyến khích các doanh nghiệp đi vay để mở rộng sản xuất, sản lượng sẽ tăng lên.

Ngoài ra cũng khuyến khích tiêu dùng, cầu tiêu dùng tăng lên, do đó hàng hóa bán chạy và sản lượng cũng tăng lên.

- Tác động đến lĩnh vực lưu thông

Lam phát tăng lên cao thúc đây quá trình đầu cơ tích trữ dẫn đến khan hiếm hàng hóa. Lúc này những người thừa tiền và giàu có dùng tiền của mình để đầu cơ, thu gom hàng hóa, tài sản. Tình trạng này càng làm mất cân đối nghiêm trọng cung cầu hàng hóa trên thị trường, giá cả hàng hóa tăng lên nhiều hơn.

Ngoài ra, khi tỷ lệ lạm phát cao khó phán đoán thì việc đầu tư vốn vào lĩnh vực sản xuất sẽ gặp phải những rủi ro cao. Do có nhiều người tham gia vào lĩnh vực lưu thông nên lĩnh vực này trở lên hỗn loạn.

Tiền vừa ở trong tay người bán hàng xong lại nhanh chóng bị đây vào

kênh lưu thông, tốc độ lưu thông tiền tệ tăng vọt và điều này làm thúc

đây lạm phát gia tăng.

- Tác động đến tăng trưởng kinh tế

Muốn tăng trưởng cao hơn thì phải tăng đầu tư, tăng chi ngân

sách, hạ lãi suất cho vay, kích cầu tiêu dùng, day mạnh xuất khẩu, giảm

nhập siêu... nhưng nếu làm như vậy thì lạm phát sẽ tăng. Đó là chưa kể các yếu tố tác động bên ngoài như giá nguyên liệu đầu vào nhập khẩu tăng làm tăng chi phí đầu vào; hay các yếu tổ thiên tai, dịch bệnh như

đại hạn, bão lụt, dịch cúm gia câm... vừa làm tăng chi phí đầu vào, vừa

34

làm giảm nguồn cung, tăng chỉ ngân sách...

Muốn lạm phát thấp, thì phải thắt chặt chi ngân sách, thắt chặt

đầu tư, tiêu dùng, tăng lãi suất cho vay, tăng dự trữ bắt buộc, giảm thuế

suất thuế nhập khẩu... nhưng như thế thì tăng trưởng kinh tế sẽ không cao. Chính vì mối quan hệ này, trong khi không thể cùng thực hiện cả hai mục tiêu, muốn ưu tiên mục tiêu nào, các chuyên gia đã dùng các

cụm từ “hy sinh mục tiêu tăng trưởng cho mục tiêu kiềm chế lạm phát”

hay “hy sinh mục tiêu kiềm chế lạm phát cho mục tiêu tăng trưởng” để

nói về chính sách kinh tế - tài chính của một nước.

Bên cạnh đó ta cũng không thể không nhắc đến những tác động

tích cực của lạm phát:

- Lạm phát tựa như dầu mỡ giúp bôi trơn nền kinh tế, trong điều kién nao đó có thể thông qua lạm phát từ 2% đến 4% để bỏ ngỏ khả năng có những lãi suất thực âm, có tác dụng kích thích tiêu dùng, vay nợ

đầu tư đo đó giảm bớt thất nghiệp xã hội, kích thích tăng trưởng kinh tế.

- Cho phép Chính phủ có thêm khả năng lựa chọn các công cụ kích thích đầu tư vào những lĩnh vực kém ưu tiên thông qua mở rộng tín dụng và tài trợ lạm phát, giúp phân phối lại thu nhập và các nguồn lực xã hội theo định hướng mục tiêu và trong khoảng thời gian nhất định có

chọn lọc.

Như vậy, bên cạnh tác động tiêu cực thì lạm phát vẫn có những

lợi ích của riêng mình, nếu chúng ta có thể duy trì lạm phát ở mức độ vừa phải thì lạm phát sẽ không còn là căn bệnh nguy hiểm của nền kinh

tế nữa mà nó trở thành một công cụ điều tiết kinh tế, có lợi cho sự phát

triển của nền kinh tế.

Đồng thời lạm phát cũng để lại những tiêu cực cho nền kinh tế - xã

hội. Khi lạm phát xảy ra ngoài dự tính, nó tạo nên sự biến động bất thường về giá trị tiên tệ và làm sai lệch toàn bộ thước đo các quan hệ giá

35

trị, ảnh hưởng đến mọi hoạt động kinh tế xã hội. Có thê kế ra một số tiêu cực của lạm phát như sau:

Một là, lạm phát kìm hãm tăng trưởng kinh tế, ảnh hưởng đến mọi

lĩnh vực của đời sống kinh tế xã hội.

Hai là, lạm phát làm phân phối lại thu nhập quốc dân và của cải xã hội

Ba là, lạm phát làm rỗi loạn hệ thống tiền tệ

Bốn là, lạm phát làm xấu đi tình trạng của cán cân thanh toán quốc tế Năm là, lạm phát làm gia tăng tỷ lệ thất nghiệp

Như vậy, có thê thấy ngoại trừ trường hợp lạm phát vừa phải có tác động tích cực đến nền kinh tế còn lại lạm phát quá cao sẽ gây ảnh hưởng xấu đến quá trình phát triển của nền kinh tế xã hội. Vì vậy, việc tìm ra giải

pháp thích hợp để kiềm chế lạm phát là một vấn dé cân thiết.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN KINH TẾ ĐỘC QUYỀN: Lạm Phát Và Kiểm Soát Lạm Phát Ở Việt Nam Hiện Nay (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)