Giai đoạn 2012 đến nay

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN KINH TẾ ĐỘC QUYỀN: Lạm Phát Và Kiểm Soát Lạm Phát Ở Việt Nam Hiện Nay (Trang 54 - 59)

Trong 3 năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam mặc dù chỉ số tăng

trưởng tiếp tục giảm, năm 2011 là 6,24%, năm 2012 là 5,25%, năm 2013

là 5,42% so với cùng kỳ. Riêng 6 tháng đầu năm 2014 tốc độ tăng trưởng

là 5,18%, ước cả năm là 5,8%. Tuy nhiên được đánh giá là đã có nhiều cải thiện vả tương đối ổn định, lạm phát đã giảm từ mức 2 con số năm

2011 (18,58%) xuống mức I con số năm 2012 (9,21%) và năm 2013 lạm

phát tiếp tục di xuống, cuối năm còn 6,6%. Việt Nam được đánh giá là một trong những nước thực hiện kiểm soát lạm phát có hiệu quả nhất khu vực ASEAN.

= So

is,

——— — Lam phat (CPI)

~E— Tăng trưởng (GDP)

io mm MN WwW +> UW HA WN KC QC

Nam 2012 Nam 2013 6T 2014

D6 thi 2.2: GDP va lam phat giai doan 2012 — T6/2014

[45], [46]

59

* Năm 2012

Chỉ số giá tiêu dùng tháng 12/2012 tăng 0,27% so với tháng I1 và tăng 6,81% so với tháng 12/2011. Chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm 2012 tăng 9,21% so với bình quân năm 2011. [45]

CPI thang 12 chi tăng 6,81% so với cùng kỳ năm 2011, xắp xỉ mức tăng 6,52% của năm 2009, thấp hơn nhiều so với mức tăng 11,75% của năm 2010 và mức tăng I8,I3% của năm 2011, nhưng lại là năm giá có nhiều biến động bất thường, cụ thể là: CPI tăng không quá cao vào hai tháng đầu năm (tăng 1,0% vào tháng 1 và tăng 1,37% vào tháng 2) nhưng tăng cao nhất vào tháng 9 với mức tăng 2,20%, chủ yếu do tác động của nhóm thuốc và dịch vụ y tế và nhóm giáo dục. Mức tăng chỉ số giá tiêu dùng đã chậm dần trong những tháng cuối năm, điều này thẻ hiện tính kịp

thời và hiệu quả của việc triển khai Chỉ thị số 25/CT-TTg ngày 26/9/2012

của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác quản lý, điều hành và bình ồn giá. Trong năm có tới 7 tháng CPI chỉ tăng dưới 1%.

Một nguyên nhân quan trọng của kết quả nêu trên là việc, Chính phủ đã chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước bơm tiền ra thị trường bằng các

kênh chính thức (như hỗ trợ đầu tư, kể cả trái phiếu Chính phủ, hỗ trợ

thanh khoản cho ngân hàng thương mại qua thị trường mở) và sau đó bằng các biện pháp nghiệp vụ đã thu tiền về nhanh, làm cho việc cung tiền (qua M2) danh nghĩa thì lớn, nhưng tiền (nhất là tiền mặt) thực sự tham gia lưu thông thì ít hơn.

* Năm 2013

Theo công bố của Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dung (CPI) tháng 12/2013 so với tháng 12/2012 tăng 6,04%; CPI bình quân năm

2013 tăng so với năm 2012 là 6,6%, đã đạt được mục tiêu tổng quát do

Quốc hội đề ra. [46]

Năm 2013 là năm đầu tiên CPI phá vỡ chu kỳ “hai năm cao, một

60

năm thấp” đã diễn ra trong 9 năm trước đây. Diễn biến trên của CPI là thành công nổi bật của năm nay. Điều đó lại càng có ý nghĩa khi tăng trưởng kinh tế cũng cao hơn năm trước, theo mục tiêu tổng quát mà Nghị quyết của Quốc hội đề ra (lạm phát thấp hơn, tăng trưởng cao hơn năm

trước).

Về tăng trưởng GDP, số liệu chính thức từ Tổng cục Thống kê cho biết, Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2013 tăng 5,42% so với năm 2012. Mức tăng trưởng năm nay tuy thấp hơn mục tiêu tăng 5,5% nhưng

cao hơn mức tăng 5,25% của năm 2012 và có tín hiệu phục hồi.

Sức ép của lạm phát đối với mức sống thực tế của người tiêu dùng đã không còn lớn như khi lạm phát cao. Lương thực, mặt hàng thiết yếu nhất, năm 2012 giá giảm sâu, năm 2013 tăng thấp (nếu tính bình quân vẫn còn giảm), làm cho người tiêu dùng có thu nhập thấp, người nghèo, cận nghèo đỡ bị sức ép.

Trong các nhóm hàng hóa và dịch vụ, nhóm nhà ở và vật liệu xây

dựng có chỉ số giá tháng 12/2013 so với tháng trước tăng cao nhất với mức tăng 2,31%; may mặc, mũ nón, giày dép tăng 0,57%; đồ uống và thuốc lá tăng 0,27%; thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,25%.

Các nhóm hàng hóa và dịch vụ còn lại chỉ số giá giảm: Gồm giao thông vận tải 0,23%, bưu chính viễn thông giảm 0,01%.

Lạm phát thấp đã góp phần giảm lãi suất huy động, tạo điều kiện giảm lãi suất cho vay, có đối tượng lãi suất đã trở về thời kỳ 2005-2006

để tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường. Mặc dù

lãi suất giảm, nhưng tiền gửi vẫn tăng cao (tính đến ngày 12/12/2013, tiền gửi VND tăng 15,93%, cao gần gấp đôi tốc độ tăng dư nợ tín dụng [22]),

góp phần cải thiện tính thanh khoản của các tô chức tín dụng...

Giá hàng hoá, dịch vụ tiêu dùng tăng thấp có sự đóng góp của việc

ôn định tỷ giá và đến lượt nó lại tác động trở lại đối với sự ôn định của tỷ

61

giá, góp phần củng cố lòng tin đối với đồng tiền quốc gia...

Thanh công của việc kiềm chế lạm phát 2013 có sự đóng góp của nhiều yếu tố, trong đó lớn nhất là yếu tô cầu kéo năm 2013, năm thứ ba liên tục bị “co lại” nhanh (từ 15%/năm trong thời kỳ 2006-2010 xuống

còn khoảng 5,5%/năm thời kỳ 2011-2013). Vốn đầu tư phát triển/GDP

giảm (từ 39,2%/năm trong thời kỳ 2006-2010 xuống còn khoảng 30,5%

trong giai đoạn 2011-2013, thấp nhất trong mấy chục năm qua, trong đó vôn đầu tư từ ngân sách vừa giảm về tỷ trọng, vừa giảm về quy mô tuyệt

đối). Chênh lệch giữa tỷ lệ vốn đầu tư/GDP với tỷ lệ dé danh/GDP đã

giảm nhanh (từ bình quân §,26%/năm thời kỳ 2007-2010 còn dưới 1%

thời kỳ 2011-2013). Tác động không nhỏ là yếu tố chi phí đây tăng thấp,

có loại còn giảm. Giá nhập khẩu tính bằng USD giảm (khoảng 2,26%); tỷ giá VND/USD tăng thấp (bình quân năm tăng khoảng 0,62%); tính ra giá nhập khâu tính bằng VND giảm (khoảng 1,7%). Lãi suất cho vay giảm, trong khi có tới 70-80% tổng vốn hoạt động của doanh nghiệp là đi vay ngân hàng. Một số khoản nộp ngân sách được cắt giảm, giãn, hoãn.

Lạm phát năm 2013 đã được kiềm chế thành công, nhưng vẫn còn một số điểm đáng lưu ý:

Về “nhịp độ”, CPI từ tháng 3 đến tháng 7 chỉ tăng 0,09% (hay tăng

chưa tới 0,02%/tháng), là mức thấp hiếm thấy trong nhiều năm qua, vừa tác động đến sản xuất (nhất là 2 nhóm ngành kinh tế thực: nông, lâm nghiệp-thủy sản và công nghiệp-xây dựng), vừa theo hướng “kiềm chế”

lạm phát, chứ chưa thật là “kiểm soát” lạm phát theo mục tiêu. Hai tháng sau đó CPI tăng cao, chủ yếu do giá một số loại hàng hoá, dịch vụ được

điều chỉnh làm tăng chi phí đây và giảm tông cầu đối với hầu hết các loại

hàng hoá, dịch vụ khác.

Lạm phát thấp có phần quan trọng do sự “co lại” của cầu kéo, trong đó có việc giảm quá mức tỷ lệ vôn đâu tư/GDP (vừa thâp xa so với các

62

thời kỳ trước, vừa thấp hơn cả chỉ tiêu kế hoạch), trong khi vốn đầu tư là yếu tố vật chất trực tiếp quyết định tăng trưởng kinh tế, dẫn đến tăng

trưởng kinh tế không đạt được kế hoạch đề ra.

Thanh công của việc kiềm chế lạm phát chưa thật vững chắc, yếu

tô cơ bản của lạm phát mới chỉ được cải thiện bước đầu, chủ yếu do

chuyển dịch cơ câu nguồn vốn đầu tư có hiệu quả cao/thấp khác nhau, do chuyển dịch cơ cấu lao động có năng suất lao động cao/thấp khác nhau, chứ chưa dựa nhiều vào ứng dụng và đổi mới khoa học kỹ thuật-công nghệ để tăng phan đóng góp vào tăng trưởng của yếu tố năng suất tổng hop (TFP).

Việc thực hiện lộ trình giá thị trường đối với một số loại hàng hoá,

dịch vụ là cần thiết và đúng hướng, vẫn phải được tiến hành, song cần phải tạo cơ chế cho cạnh tranh, tăng cường kiểm soát, phối hợp, cân trọng

về liều lượng, thời điểm điều chỉnh.

* Sáu tháng đầu năm 2014

Theo Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia (UBGSTCQG), tăng trưởng GDP 6 tháng đầu năm 2014 cao hơn cùng kỳ 2 năm trước, đạt mức 5,18%, chủ yếu nhờ khu vực dịch vụ và công nghiệp - xây dựng phát

triển mạnh. Tăng trưởng GDP hàng quý tiếp tục xu hướng tăng kê từ quý

II/2013. Sau khi loại bỏ yếu tố mùa vụ, tốc độ tăng trưởng quý II/2014

đạt mức 5,6%, cao hơn mức 5,3% cùng kỳ năm 2013. [3 I]

Chỉ số giá tiêu dùng bình quân 6 tháng đầu năm nay tăng 4,77% so với bình quân cùng kỳ năm trước. Trong đó chỉ số giá nhóm thuốc và

dịch vụ y té tang 8,12%; nha 6 va vat liệu xay dung tang 5,02%; giao duc

tăng 11,35%; đồ uống va thuốc lá tăng 4,03%. Nhóm bưu chính viễn thông giảm 0,48%. Chỉ số giá tiêu dùng tháng 6/2014 tăng 1,38% so với tháng 12/2013 và tăng 4,98% so với cùng kỳ năm trước. [48]

Đánh giá về ôn định kinh tế vĩ mô, cho thấy lạm phát tiếp tục được

63

kiểm soát ở tỷ lệ thấp hơn 5% trong 6 tháng đầu năm. Mặc dù từ tháng 3/2014 lạm phát có dấu hiệu tăng, nhưng lạm phát cơ bản (dựa trên CPI không bao gồm giá lương thực, thực phẩm, giá hàng hóa cơ bản và giá

dịch vụ công) đã liên tục giảm kề từ tháng 10/2013.

Giai đoạn từ 2012 đến nay, lạm phát có xu hướng giảm, nhưng với diễn biến của lạm phát giảm chủ yếu do sức cầu yếu liệu có phải là một tín hiệu đáng mừng? Hay đây lại là một khó khăn mới cho kinh tế Việt Nam?

2.2. Nguyên nhân lạm phát ở Việt Nam từ 2008 đến nay

Qua tìm hiểu tình hình lam phát ở Việt Nam, ta có thê thay lam phat ở Việt Nam chịu tác động của nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên,

luận văn tập trung vào phân tích nguyên nhân gây ra lạm phát theo các góc độ sau:

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN KINH TẾ ĐỘC QUYỀN: Lạm Phát Và Kiểm Soát Lạm Phát Ở Việt Nam Hiện Nay (Trang 54 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)