3.1. Mục tiêu kiểm soát lạm phát ở Việt Nam trong thời gian tới
Tại phiên họp thường kỳ tháng 8/2014 của Chính phủ dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thảo luận về tình hình kinh tế - xã
hội năm 2014 và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2015, Chính
phủ thống nhất đánh giá, trong những tháng đầu năm 2014, mặc dù gặp
nhiều khó khăn thách thức, nhưng tình hình kinh tế - xã hội nước ta tiếp
tục chuyển biến tích cực trên hầu hết các lĩnh vực.
Chính phủ nhận định, trong 14 chỉ tiêu kinh tế - xã hội đã đề ra
cho năm 2014, dự kiến có 12 chỉ tiêu đạt và vượt; trong đó tăng trưởng
GDP đạt 5,8%; chỉ số giá tiêu dùng khoảng 5%.
Về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2015, Thủ tướng định
hướng mục tiêu tổng quát là tiếp tục bảo đảm ổn định vĩ mô; tăng trưởng phải cao hơn gắn với tái cơ cấu kinh tế, đổi mới mô hình tăng
trưởng và thực hiện các đột phá chiến lược; bảo đảm an sinh xã hội; tăng
cường quốc phòng, an ninh, nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại.
Theo đó, năm 2015 phấn đấu tăng trưởng GDP đạt 6,2%; lạm phát tương đương năm 2014 (khoảng 5%); tăng thu ngân sách khoảng 11%; bội chi ngân sách nhà nước khoảng 5%; tỷ lệ hộ nghèo giảm 1,7-2%...
Cũng theo dự báo của Ủy ban Kinh tế của Quốc hội tại Bản tin Kinh tế vĩ mô số 10 cho biết, tăng trưởng kinh tế Việt Nam nhiều khả
năng sẽ khó đạt mục tiêu năm 2014. Dự báo năm 2014 chỉ số GDP sẽ tăng 5,71% (biến thiên trong khoảng tin cậy từ cận dưới 5,35% tới cận trên 6,07% voi do tin cay 80%) va sé dần hồi phục lên mức 5,98% trong
năm 2015 tính theo giá so sánh năm 2010. Theo đó, tỷ lệ lạm phát của
81
Việt Nam du báo đạt 6,84% năm 2014 (biến thiên trong khoảng tin cậy từ cận dưới 5,53% tới cận trên 8,21% voi dé tin cay 80%) va sé tang nhe
lên mức 7,08% năm 2015 (biến thiên trong khoảng tin cậy từ cận dưới
5,71% tới cận trên 8,45% với độ tin cậy 80%).
Trong bối cảnh tổng cầu nói chung và cầu trong nước nói riêng chậm hồi phục, áp lực đối với lạm phát sẽ chủ yếu từ các nhân tổ chi phí
đây. Gia cac mat hang va dich vu thiét yếu vẫn tiếp tục được điều chỉnh,
song ít có biến động lớn như các năm trước.
Bên cạnh đó, quá trình điều chỉnh giá cũng minh bạch hơn với việc công khai lộ trình điều chỉnh giá các mặt hàng thiết yếu giai đoạn 2014-2015 theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước. Tỷ giá hối đoái sẽ tiếp tục được giữ ổn định, với biến động giảm giá VND không vượt quá 2% năm 2014 theo công bố của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Đồng thời, giá nhiều mặt hàng trên thị trường quốc tế dự báo
sẽ giảm mạnh, qua đó giảm áp lực tăng giá trong nước.
Dựa trên mục tiêu tăng trưởng và lạm phát mà Chính phủ đưa ra
cho năm 2014 và Chỉ thị xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội
và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2014 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, để có thể đạt mục tiêu đặt ra (tăng trưởng 5,8% và lạm phát 7%), đòi hỏi
chi tiêu của Chính phủ năm 2014 tăng so năm 2013 là khoảng từ 12,7%
đến 13,5% tương đương vào khoảng 117.959 -125.851 tỷ đồng.
Nếu Chính phủ tăng chi tiêu theo kịch bản này thì năm 2014 chi
tiêu của Chính phủ sẽ vượt dự toán ở mức 10,6% -11,4%. Mac du nay
điều này có thể làm tăng thâm hụt ngân sách nhưng khi kích thích kinh tế đủ mạnh để duy trì được mục tiêu tăng trưởng thì nguồn thu của NSNN cũng sẽ được cải thiện. Tuy nhiên, để việc tăng chi tiêu Chính phủ không
ảnh hưởng nhiều đến hoạt động đầu tư của khu vực tư nhân thì đòi hỏi
82
NHNN can tang cung tién vao khoảng từ 17,3% đến 18,4% tương đương
với lượng tiền tăng thêm vào khoảng 743.210 - 792.816 tỷ đồng.
Đồng thời, việc ước tính tốc độ tăng chi tiêu Chính phủ với tốc độ
tăng cung tiền cũng được ước tính dựa trên các kết quả dự báo về tốc độ
tăng trưởng và tỷ lệ lạm phát thời kỳ 2014 -2015. Do đó, việc ước tính về tăng chi tiêu Chính phủ và cung tiền cho năm 2015 cho thấy khi mức giá biến động mạnh hơn (ước tính khoảng 7,8%), để đạt mục tiêu tăng trưởng như dự báo khoảng 6,23% thì mức tăng chi tiêu Chính phú là khoảng 14,8% -15,6% và cung tiền tăng khoảng 15,8% -16,7% so với
năm 2014.
Ở giai đoạn tiếp theo, theo Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 2016
— 2020 tại Chỉ thị số 22/CT-TTg ngày 05/8/2014 với mục tiêu “Giữ vững
ồn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, đi đôi với day nhanh tốc độ
tăng trưởng, bảo đảm cho nền kinh tế phát triển bền vững; phấn đấu đến
năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp hiện đại... ”. Đồng
thời đặt ra định hướng “phấn đấu tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) bình quan 5 nam 2016 — 2020 tăng 6,5 — 7%/năm”.
Báo cáo đánh giá của Công ty Kiểm toán Ernst & Young Việt Nam (Ernst & Young) cho rằng Việt Nam sẽ lấy lại mức tăng trưởng 7% vào
năm 2016, lạm phát cũng ở dưới 6%. Mức tang GDP của Việt Nam dự
kiến đạt đỉnh 7% vào năm 2016, nhờ nỗ lực của Chính phủ trong giảm
thâm hụt tải khóa và lạm phát, hạ lãi suất cho vay. Dịch chuyển mạnh
mẽ của đòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam sẽ làm
dịu đi những lo ngại của nhà đầu tư về tính ôn định của đồng nội tệ, bất
chấp thâm hụt thương mại sẽ tăng trở lại vào năm 2015.
Ernst & Young cũng đánh giá Việt Nam đứng thứ 4 trong 25 thị trường tăng trưởng nhanh sẽ bị tác động nhiều nhất bởi các yếu tố rủi ro
83
nhu bién dong tiền tệ, thâm hụt cán cân vãng lai, nợ công, lạm phát...
Tuy vậy, cũng nhân mạnh nền kinh tế vẫn có triển vọng lạc quan trong thời gian tới nhờ dòng vốn ngoại.
3.2. Sự cần thiết phải duy trì kiểm soát lạm phát ở Việt Nam trong thời gian tới
Nhìn lại bức tranh kinh tế - xã hội nước ta năm 2013 và những
tháng đầu năm 2014 cho thấy: Kinh tế vĩ mô cơ bản giữ 6n dinh. Lam phát được kiểm soát ở mức thấp. Sản xuất công nghiệp có dấu hiệu phục
hồi dần, nhất là ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, nhưng còn chậm.
Xuất khẩu tăng nhanh, cân đối thương mại theo hướng tích cực. Tăng trưởng tín dụng từ cuối năm 2013 đã có những cải thiện. Thu hút đầu tư nước ngoài có nhiều chuyên biến tốt.
Về tình hình cuối năm 2014 và năm 2015, những khó khăn thách
thức của kinh tế toàn cầu được dự báo vẫn còn nhiều khó khăn. Ở trong nước, mặc du CPI dang trong tam kiểm soát, sức mua yếu, nhưng vẫn
tiềm ân nguy cơ tăng giá. Bên cạnh thành tựu kiềm chế lạm phát thì hiển
hiện nỗi lo về các biểu hiệu của sản xuất vẫn còn đình đốn, đời sống
người dân khó khăn.
Trước thực trạng đó, cần thấy rõ bản chất CPI giảm: Lạm phát thấp là do tổng cầu yếu, không phải do năng suất chất lượng trong hoạt động sản xuất kinh doanh được nâng lên, làm cho chi phí sản xuất và giá
thành hạ. Thu nhập hạn chế làm người dân thắt lưng, buộc bụng, luồng
von thu hẹp làm doanh nghiệp cắt giảm quy mô sản xuất, chi tiêu công hạn chế... nên đã làm giảm sức ép tăng giá.
Lãi suất giảm là tín hiệu vô cùng đáng mừng của nên kinh tế, là điều không dễ đạt được trong thời gian trước. Tuy nhiên, thực tế cung và cầu vẫn không thể gặp nhau. Doanh nghiệp không thể tiếp cận được
84
khoản vay do không đáp ứng được tiêu chuẩn của ngân hàng, trong khi đó, phía ngân hàng có thê hạ lãi suất nhưng không thể hạ tiêu chuẩn cho vay. Khó khăn thiếu vốn vẫn còn và nhiều doanh nghiệp tiếp tục đối mặt với nguy cơ phá sản.
Điểm sáng nhập siêu thấp là điều đáng chú ý. Song, bóc tách con số này cho thấy, nhập khâu giảm chủ yếu là ở khu vực máy móc thiết bi, nguyên vật liệu đầu vào. Còn thành tích xuất khâu ấn tượng lại chủ yếu dựa vào khu vực FDI. Điều này cũng đồng nghĩa, sản xuất trong nước
vẫn chưa thực sự hồi phục.
Ngoài ra, còn nhiều yếu tố căn cơ khác sẽ khiến cho ồn định vĩ mô
của Việt Nam tiềm ấn nhiều rủi ro. Đó là hiệu quả đầu tư vẫn thấp, tỷ lệ nợ xấu va hàng tồn kho vẫn ở mức cao, thị trường bất động sản chưa có
lối ra, tham nhũng, lãng phí vẫn còn hiện hữu với mức độ ngày càng nhiều và tỉnh vi. Tiến trình tái cơ cấu kinh tế đã được khởi động nhưng
đến nay vẫn chậm trễ.
Lo ngại kinh tế Việt Nam tụt hậu xa hơn so với các nước trong khu
vực và trên thế giới ngày càng được nhắc đến. Điều kiện cho việc hoàn
thành các chỉ tiêu kinh tế năm 2014 và mục tiêu năm 2015, 2016 là nếu
như nền kinh tế giải quyết được các khó khăn trên, chính sách đi vào cuộc sông, điểm nghẽn được giải quyết tích cực. Trong đó, những nguy
cơ tiềm an. nhac nhở mọi đánh giá và dự báo đừng vội lạc quan, cần xử
ly đúng đắn mối quan hệ giữa kiềm chế lạm phát và tăng trưởng bằng những giải pháp phù hợp.
Lạm phát trong một vài năm tới sẽ đối mặt với nhiều áp lực hơn nếu có biến động mạnh trong điều hành chính sách vĩ mô, nhất là khi điều chỉnh tăng đầu tư công, tăng dư nợ tín dụng, tiền lương, giá điện, than và dịch vụ công. Bởi vậy việc kiểm soát tốt lạm phát trong thời
gian tới là một việc câp thiết.
85
3.3. Giải pháp kiểm soát lạm phat ở Việt Nam
3.3.1. Nhóm chính sách tác động từ phía cầu
Trong mọi tình huống, dù có lạm phát hay không thì đi cùng với việc xây dựng các thể chế của kinh tế thị trường, vấn đề xây dựng một
nền tài chính lành mạnh là một vấn đề có tính căn cơ. Một nền tài chính
Quốc gia lành mạnh sẽ ngăn chặn nhiều nguy cơ đồ vỡ kinh tế, mà trước
hết là tạo nên một sự 6n định của nền tài chính tiền tệ nước nhà, trong
đó có ồn định tỷ lệ lạm phát. Chính vì vậy, giải pháp đầu tiên mà luận
văn đề cập đến là lành mạnh hóa nền tài chính Quốc gia với nhóm chính
sách tác động từ phía cầu.
3.3.1.1. Điều hành chính sách tiên tệ
Giai đoạn từ năm 2008 đến nay lạm phát có những diễn biến bất thường bắt nguôồn từ nhiều nguyên nhân như: Do mức giá cả hàng hoá thế giới đang có xu hướng nhích lên một mặt bằng mới; do các nguyên
nhân khách quan về dịch bệnh, thiên tai hoặc mùa vụ trong nước liên tục xảy ra, một loạt các nhân tố tiền tệ còn nằm ngoài hoặc không hoàn toàn nằm trong cơ chế kiểm soát của NHNN như: hoạt động của Kho Bạc
Nhà Nước, hoạt động giống như ngân hàng của các Quỹ đầu tư của nhà nước, quản lý ngoại hối quốc gia và tình trạng đôla hoá...mà lẽ ra NHNN phải khống chế và quản lý nó.
Tuy nhiên, các nhà kinh tế đã kết luận rằng nguyên nhân chủ yếu của bất kỳ cuộc lạm phát cao và dai đẳng nào đều có nguồn gốc từ phía
CSTT. Do vậy, NHNN không thể đợi đến hết năm rồi mới xem diễn biến
tình hình lạm phát có tái diễn hay không khi đó mới có biện pháp chống lạm phát, vì các biện pháp đưa ra bao giờ cũng có độ trễ nhất định. Vì vậy, trong điều hành CSTT, NHNN phải tiếp tục thực hiện chính sách
tiền tệ linh hoạt, chính sách tài khóa chặt chẽ, điều hành lãi suất phù
hợp, bảo đảm cung ứng vôn một cách có hiệu quả cho nên kinh tê, góp
SỐ
phần kiềm chế lạm phat va 6n định kinh tế vĩ mô. Dam bảo mục tiêu Nghị quyết TWI1 khóa X đã đặt ra “chính sách tiền tệ phải chủ động và linh hoạt thúc đầy tăng trưởng bền vững, kiểm soát lạm phát, ôn định giá
trị đồng tiền” [6, tr.109].
Với điều hành chính sách tiền tệ để kiềm chế lạm phát trong thời
gian tới cần tập trung:
- Theo dõi sát diễn biến kinh tế vĩ mô, thị trường tiền tệ, tính thanh
khoản của các tổ chức tín dụng. Điều hành chính sách tiền tệ thận trọng,
linh hoạt, gắn kết chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm mục tiêu kiểm soát lạm phát, ôn định kinh tế vĩ
mô và hỗ trợ tăng trưởng kinh tế ở mức hợp lý.
- Điều hành tỷ giá linh hoạt góp phần hỗ trợ xuất khẩu, qua đó hỗ
trợ tăng trưởng kinh tế; phối hợp chặt chẽ điều hành tỷ giá với điều hành
các công cụ chính sách tiền tệ để điều tiết tiền tệ hợp lý, tránh gây áp lực lên tỷ giá và lạm phát, đảm bảo thanh khoản và an toàn hệ thống.
Bên cạnh đó, NHNN và các bộ, ngành có liên quan phối hợp tăng cường các biện pháp quản lý ngoại hối, theo đõi, phát hiện và xử lý nghiêm các
hành vi gây rỗi, đầu cơ trục lợi, bất chính.
- Tập trung triển khai các giải pháp tín dụng, tháo gỡ khó khăn, thúc đây sản xuất, kinh doanh phát triển, đáp ứng vốn cho nên kinh tế.
- Tăng cường công tác thanh tra, giám sát thị trường tiền tệ và hoạt
động ngân hàng, kiểm soát chặt chẽ chất lượng hoạt động của các
TCTTD; phát hiện và xử lý nghiêm, kịp thời những sai phạm và rủi ro gây mat ổn định dé đảm bảo an toàn hoạt động ngân hàng và hệ thống các