Việc đưa ra các biện pháp chống lạm phát thường xuất phát từ sự phân tích đúng đắn nguyên nhân gây nên lạm phát, bao gồm nguyên nhân sâu xa và nguyên nhân trực tiếp. Để giải quyết các nguyên nhân
sâu xa cần phải có thời gian và đi kèm với các cuộc cải cách lớn. Còn
nguyên nhân trực tiếp của bất kỳ cuộc lạm phát nào cũng xuất phát từ các lý do đây tổng cầu tăng quá mức hoặc tổng cung giảm do chi phi tăng lên. Thông thường để tác động vào các nguyên nhân trực tiếp của lạm phát và kiềm chế lạm phát ở tỷ lệ mong muốn, chính phủ các nước sử dụng một hệ thống các biện pháp tác động vào tổng cầu hoặc tổng cung nhằm làm giảm sự gia tăng của tổng cầu hoặc khắc phục các nguyên nhân làm gia tăng chi phi.
1.2.2.1. Nhóm biện pháp tác động vào tổng cầu
Khi lạm phát xảy ra thì đối với tổng cầu, chính phủ sẽ sử dụng các giải pháp làm giảm tổng cầu bằng các chính sách kinh tế vĩ mô thắt chặt:
36
- Thực hiện chính sách tài khóa thắt chặt: Cắt giảm, tiết kiệm và
kiểm soát chặt chẽ các khoản chi tiêu và đầu tư công như cắt giảm hay
đình hoãn các dự án chưa thật sự cần thiết có sử dụng vốn ngân sách nhà
nước... Chính sách tài khóa thắt chặt cần phải linh hoạt, hợp lý để
không ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế.
- Thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt: Tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc, tăng lãi suất chiết khấu, thắt chặt các điều kiện tín dụng.
1.2.2.2. Nhóm biện pháp tác động vào cung
Về biện pháp hạn chế sự gia tăng của chi phí: Biện pháp cơ bản là tác động vào mối quan hệ giữa mức tăng tiền lương và mức tăng năng suất lao động xã hội. Nếu thành công, biện pháp nảy sẽ hạn chế những đòi hỏi tăng tiền lương bắt hợp lý dẫn đến vòng luầẫn quân lương - tiền — giá. Đi kèm với cơ chế tiền lương, các nước tiến hành chính sách kiểm
soát giá cả nhằm hạn chế sự biến động của tiền lương thực tế, tránh rơi
vào vòng xoáy lạm phát trên.
Về giải pháp nhằm mở rộng khả năng cung ứng hàng hoá: nhằm chặn đứng nhanh chóng và hiệu quả cơn sốt giá cả vì khan hiếm hàng hoá, các nước thường cho nhập khẩu các mặt hàng đang thiếu và lên giá.
Tuy nhiên giải pháp này chứa đựng nguy cơ tiềm tảng như làm cạn kiệt dự trữ ngoại hối, tạo thói quen tiêu dùng hàng ngoại, làm suy giảm sức sản xuất trong nước.
1.2.2.3. Nhóm biện pháp tác động vào cơ cấu
Trong trường hợp lạm phát xuất phát từ nguyên nhân cơ cấu, cần phải hạn chế sử dụng liều thuốc chống lạm phát truyền thống là thực
hiện chính sách tiền tệ thắt chặt. Theo các nhà kinh tế trọng cơ cau,
chính sách tiền tệ thắt chặt thường gây ra hậu quả tất tai hại vì nó làm tăng thêm những bế tắc trong quá trình phục hồi tăng trưởng và làm giảm thu nhập thực của dân cư; điều này ở những nước đang phát triển
37
ảnh hưởng rất lớn vì dân cư tại các nước này vốn đã rất nghèo và nhu cầu xoá đói giảm nghèo, chống mù chữ và các dạng áp lực kinh tế, xã hội bao giờ cũng rất lớn.
Họ cũng nhắn mạnh rằng cần phải tiếp tục tăng trưởng tiền tệ để đáp ứng nhu cầu do những phi cân bằng cơ cấu sinh ra, và nếu chỉ chú
trọng tới hạn chế tín dụng và kiểm soát chặt cung tiền tệ mà không đi
sâu giải quyết những nguyên nhân cơ bản của lạm phát thì sẽ dẫn đến thất bại vì các doanh nghiệp sẽ bị cắt khỏi những nguồn lực cần thiết để
duy trì sản xuất, làm cho sản xuất tiếp tục suy thoái. Đối với các nhà
kinh tế trọng cơ cấu, tất cả các chính sách tiền tệ dẫn tới trì trệ hoặc Suy
thoái nền kinh tế của các nước đang phát triển sẽ là sai lầm và các áp lực lạm phát sẽ nhanh chóng gia tăng trở lại.
Vì lý do trên và theo cách phân tích nguyên nhân lạm phát của thuyết cơ cấu, các nhà kinh tế trọng cơ cầu khuyến nghị chính sách chống
lạm phát phải chủ yếu dựa vào ba trụ cột: Tháo gỡ những khó khăn đề kích thích sản xuất, nhất là sản xuất nông nghiệp; thực hiện các giải pháp động viên xuất khẩu, lập lại cân bằng cán cân thanh toán quốc tế; và kiểm soát chỉ tiêu ngân sách, giảm tốc độ tăng trưởng tiền lương cho bộ máy chính phủ.
1.2.2.4. Nhóm biện pháp tác động vào tâm lý
Điều đầu tiên khi muốn tránh lạm phát tâm lý chính là nâng cao
kiến thức kinh tế cho người dân. Kiến thức kinh tế ở đây là các khái
niệm kinh tế cơ bản, dễ hiểu, sát thực với đời sống nhân dân.
Bên cạnh đó, cần tuyên truyền rộng rãi các chính sách quản lý
kinh tế của Nhà nước, để nhận được sự đồng thuận của nhân dân. Có
như vậy, người dân mới có thể tin tưởng vào chính sách, đường lỗi của
Nhà nước, không dễ bị ảnh hưởng bởi tin đồn.
Một số chính sách cụ thê theo các biện pháp trên là thực hiện cải
cách ruộng đất để kích thích người dân phát triển sản xuất nông nghiệp;
đa dạng hoá các nguồn hàng xuất khâu và thay thế nhập khẩu để giảm bớt
38
căng thắng về ngoại tệ; tăng cường phân cấp cho các đơn vị cơ sở; giảm mạnh tệ quan liêu và tham những: cắt giảm một số khoản chi tiêu ngân sách đồng thời cơ cấu lại chi tiêu theo hướng tăng chi tiêu cho giáo dục để tăng chất lượng lao động mà không phải tăng đáng kề tiền lương...
1.3. Kinh nghiệm kiểm soát lạm phát trên thế giới và rút ra bài học cho Việt Nam
1.3.1. Kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới về vấn đê kiểm soát lạm phát
Ôn định kinh tế vĩ mô và kiểm soát lạm phát là một trong những mục tiêu quan trọng hàng đầu của mỗi quốc gia. Thực tiễn đã chứng minh, trong quá trình phát triển kinh tế, rất nhiều quốc gia đã từng đối mặt với lạm phát và những tác động không mong muốn của lạm phát.
- Trung Quốc: Sau 30 năm cải tổ, đã đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ: Tính từ năm 1976 đến nay, trung bình đạt trên S%/năm;
ngay cả khi kinh tế thế giới đang trong thời kỳ suy thoái nghiêm trọng, tăng trưởng của Trung Quốc vẫn đạt 10,4% vào năm 2010 và 9,2% vào năm 2011. Tuy nhiên, Trung Quốc cũng lả một trong những quốc gia
phải đối mặt với tình hình lạm phát tăng cao. Đặc biệt, trong các năm 2011 -2013, lạm phát của Trung Quốc tiếp tục tăng, theo số liệu Cục
Thống kê Nhà nước Trung Quốc công bố cho thấy, năm 2012 chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Trung Quốc tăng 2,6% so với năm 2011, năm 2013 tăng 2,6% so với năm 2012, tuy nhiên thấp hơn khá nhiều so với mục tiêu lạm phát năm 2013 của chính phủ đề ra là 3,5%.
Nguyên nhân chủ yếu của tình hình lạm phát tăng cao là do giá nông sản phẩm và thực phẩm tăng; giá cả ở khu vực nông thôn liên tục
có mức tăng cao hơn và nhanh hơn so với thành thị. Ngoài ra, giá thành sức lao động tăng lên, thanh khoản dư thừa cũng làm cho mặt bằng giá tăng lên...
39
Nền kinh tế Trung Quốc hiện nay được nhận định là phát triển
quá nóng và thiếu tính bền vững, mặc dù kết quả thu được hảng năm vẫn đạt con số khá cao. Như viéc dau tu 6 at vao công nghiệp nặng và cơ sở
hạ tầng, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp, đặc biệt là
doanh nghiệp nhà nước tiến hành tràn lan các dự án đầu tư, bất chấp hiệu quả kinh tế. Từ đó dẫn tới tình trạng hàng hóa dư thừa trong khi
tiêu thụ nội địa vẫn thấp và lệ thuộc vào xuất khẩu.
Đề kiềm chế lạm phát, Chính phủ Trung Quốc chủ trương ưu tiên
thực hiện chính sách tài chính ổn định, minh bạch và siết chặt chính
sách tiền tệ, thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp cả về tiền tệ, thị trường,
sản xuất... Từ cuối năm 2010, Bộ chính trị Trung Quốc đưa ra quyết
định thay đôi chính sách tiền tệ, từ chính sách nới lỏng tiền tệ chuyển
sang chính sách tiền tệ thận trọng. Theo các chuyên gia, việc phê chuẩn của Bộ chính trị Trung Quốc đã tạo ra bước ngoặt mang tính chất quyết định trong chính sách tiền tệ của Trung Quốc. Thời gian tới Trung Quốc
có thê thường xuyên sử dụng các công cụ chính sách tiền tệ như tăng tỷ
giá, tăng lãi suất, tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc, thắt chặt quản lý tài khoản vốn đề kiểm soát thanh khoản và lạm phát, với biện pháp thắt chặt tiền
tệ phải được tiễn hành có liều lượng, có lộ trình và đồng thời với quản lý
thị trường, quản lý giá cả, thúc đây sản xuất nông nghiệp phát triển và hỗ trợ người dân có thu nhập thấp.
- Ấn Độ: Đối với nhiều quốc gia mới nỗi, tốc độ tăng trưởng cao được xem là thành công. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao của Ấn Độ (chỉ đứng sau Trung Quốc) lại khiến nước này phải đối mặt với
tình trạng lạm phát cao, gây ảnh hưởng tiêu cực tới mọi mặt của nên
kinh tế... Lạm phát của Ấn Độ trong những năm gần đây liên tục tăng cao (xâp xỉ mức hai con sô), cụ thê như sau:
40
Bảng 1.1. Tốc độ tăng lạm phát của Án Độ từ 8/2003 đến 8/2012
Năm Chỉ số lạm phát (%)
T8/2012 10,31
T8/2011 9,0
T8/2010 9,9
T8/2009 11,7
T8/2008 9,0
T8/2007 7,3
T8/2006 6,0
T8/2005 3,4
T8/2004 4,6
T8/2003 3,1
[2]
Tình trạng lạm phát tăng cao đã làm suy giảm nghiêm trọng niềm tin đối với nền kinh tế Ân Độ. Nguyên nhân chính khiến lạm phát của An Độ tăng cao là do sự leo thang của giá lương thực - thực phẩm và nhiên
liệu. Đồng thời NHTW Ấn Độ thất bại trong việc thực thi các chính sách vĩ
mô cũng là một trong những nguyên nhân khiến lạm phát ngày càng tăng
cao. Trước tình hình đó, Chính phủ Ấn Độ đã áp dụng một loạt các biện
pháp tổng thể khá hiệu quả để kiểm soát giá cả về ngắn, trung hạn và đài
hạn.
Các biện pháp ngắn và trung hạn: Cắm xuất khâu và buôn bán có kỳ
hạn một số loại lương thực, ngũ cốc; áp thuế 0% đối với một số mặt hàng
thiết yếu. Điều này đã giúp lạm phát giảm dần sau khi lên đến mức hai con số trong 5 tháng liên tục (tính đến tháng 7/2010). Chỉ số lạm phát các mặt hàng chế tạo phi lương thực, nhạy cảm nhất đối với các biện pháp tài
4]
chính, cũng có dấu hiện giảm. Chính phủ cũng ban hành quy định xử phạt nặng đối với các nhà đầu cơ lương thực, cải tiến hệ thống phân phối công, nâng giá thu mua lương thực của nông dân để khuyến khích tăng gia sản
xuất.
Các biện pháp tài chính và tiền tệ: Rút từng bước và rút hết (vào tháng 3/2011) các biện pháp giải cứu nền kinh tế (bơm 40 tỷ USD) trong cuộc khủng hoảng: NHTW đã nâng lãi suất, dự trữ bắt buộc nhằm kiểm
soát lạm phát đã tạo ra hiệu ứng tích cực. Đồng thời thực hiện nhiều biện
pháp khác như: cấp tín dụng cho người mua nhà; công bố dự thảo quy định về việc cho phép mở ngân hàng mới để lấy ý kiến phản hồi; đưa ra văn bản về thỏa thuận lãi suất dé các ngân hàng trao đổi thống nhất; sẵn sàng hành động nếu luông vốn đầu tư gián tiếp (FII) biến động hoặc trì trệ; nới lỏng tín dụng cho doanh nghiệp buôn bán/phân phối lương thực.
Những biện pháp dài hạn: Tiếp tục thực hiện các biện pháp chính
sách tài chính và tiền tệ một cách linh hoạt để điều tiết thị trường; Duy trì
chế độ dự trữ tiền mặt bắt buộc trong mỗi ngân hàng: Kiên quyết giữ chế độ trợ cấp giá lương thực, dầu thắp sáng và bơm nước cho người nghèo;
Đây mạnh các cuộc thương lượng ký hiệp định thương mại tự do (F TA) với
các nước vả các tô chức khu vực để hài hòa nguồn cung về lương thực và năng lượng...
- Brazil: Brazil là một quôc gia thuộc khu vực Nam Mỹ có diện
tích và dân số đứng hàng thứ 5 thế giới. Đây là quốc gia hiện đang có nền công nghiệp phát triển nhất Mỹ Latinh. Tuy nhiên, trong giai đoạn
1980-2008 Brazil da phải đối mặt với tình trạng lạm phát cao
Năm 1983, lạm phát nước này tăng lên tới 200%. Con số này duy
trì suốt hai năm tiếp theo lần lượt là 223,8% năm 1984 và 235,1% năm
1985. Lạm phát của Brazil bắt nguồn từ thâm hụt tài khoá dẫn đến phải in thêm tiền để bù đắp cho bội chi ngân sách. Sau nhiều kế hoạch nhằm
ồn định tài chính được bắt đầu thực hiện từ năm 1986 bị thất bại, quốc
42
gia nay roi vao tinh trang lam phat phi ma vao nam 1989 với mức khoang 600%. Muc lam phat dat dinh la 84% /thang vao nam 1991. Lam phát cao trong thời gian dài đã làm bộc lộ các dấu hiệu bất ôn kinh tế vĩ mô; hoạt động đầu tư trở nên rối loạn. Lạm phát làm thay đổi giá cả tương đối, làm méo mó quá trình phân bổ các nguồn lực của Brazil, v.v.
Thực tế đó đòi hỏi Brazil phải có các giải pháp thích hợp, hiệu quả để
kiềm chế lạm phát ở mức độ hợp lý.
Đề chống chọi với lạm phát phi mã, năm 1994, Brazil bắt đầu áp dụng cơ chế tỉ giá mới dựa trên một chương trình có tên là “Kế hoạch Real”. Điều này khiến đồng Real được định giá cao hơn nhưng có tác dụng khiến lạm phát giảm xuống rất nhanh, từ trên 1.000% xuống còn 2% vào năm 1998 [7].
Tuy nhiên, ngân sách quốc gia của Brazil nhanh chóng rơi vảo
tình trạng bị đe dọa nghiêm trọng. Việc phát hành trái phiếu bù đắp cho
thâm hụt tài khoá đã vượt quá tầm kiểm soát, và khi kết hợp với cơ chế
tỉ giá cố định đã khiến kinh tế Brazil rơi vào khủng hoảng. Năm 1998, thâm hụt tài khoá của Brazil lên tới 8% GDP, lãi suất tăng 40%.
Tháng 1/1999, Brazil quyết định thả nổi tỉ giá, đồng thời thiết lập
cơ chế lạm phát mục tiêu. Mức thâm hụt đã giảm từ 10% GDP năm 1999
xuống còn 4% năm 2000. Bên cạnh đó, quốc gia này cũng thông qua
“Luật trách nhiệm tài khoá”. Nhờ đó, đến năm 2000, tình hình đã sáng
sủa hơn rất nhiều. Lạm phát giữ ở mức thấp 6%. Giai đoạn từ năm 2000
- 2008 lạm phát ôn định và duy trì ở một chữ SỐ (năm 2006 lạm phát còn
3,14%).
Song hiện nay chịu tác động dây chuyền của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, toàn cảnh kinh tế Brazil những tháng đầu năm 2014 không
may thuận lợi. Tỷ lệ lạm phát hiện 1a 6,5% là mức rất cao, và cao hơn cả
dự báo của chính phủ. Trong khi đó tỷ lệ tăng trưởng GDP chưa đầy 1%
43
là ở mức rất tôi tệ đối với cả một nền kinh tế lớn như của Brazil. Sức tiêu thụ của người dân từ năm 2011 đến nay đã giảm mạnh, mức nợ của
tư nhân đang tăng lên, đây chính là một mối lo ngại đối với viễn cảnh tăng trưởng của nền kinh tế nước này. Đòi hỏi chính phủ Brazil phải có những chính sách mới nhằm phục hồi và ồn định nền kinh tế.
1.3.2. Bài học rút ra cho Việt Nam
Từ kinh nghiệm của một số nước trên thế giới trong việc kiểm
soát lạm phát có thê rút ra một số bài học cho Việt Nam như:
- Thứ nhất, chống lạm phát cần đặt trong tương quan với tăng trưởng kinh tế và các mục tiêu kinh tế vĩ mô khác. Các biện pháp chống
lạm phát hiện nay ở các nước (đặc biệt là Trung Quốc) không đơn thuần
chỉ là "hy sinh” tăng trưởng mà ngược lại, lấy phát triển kinh tế dai han làm cơ sở chống lạm phát và ôn định kinh tế vĩ mô.
- Thứ hai, khi lạm phát xảy ra nên triển khai chủ trương ưu tiên
thực hiện chính sách tài chính ôn định, minh bạch và siết chặt chính
sách tiền tệ, thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp cả về tiền tệ, thị trường,
sản xuất... , có thể sử dụng các công cụ chính sách tiền tệ như tăng tỷ
giá, tăng lãi suất, tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc, thắt chặt quản lý tài khoản vốn để kiểm soát thanh khoản và lạm phát, với biện pháp thắt chặt tiền
tệ phải được tiến hành có liều lượng, có lộ trình và đồng thời với quản lý thị trường, quản lý giá cả, thúc đây sản xuất phát triển và hỗ trợ người
dân có thu nhập thấp.
- Thứ ba, hiện nay, nhiều nước đang thực hiện khá thành công
chính sách lạm phát mục tiêu, theo đó Ngân hàng Trung ương ấn định một mức lạm phát cụ thể trong trung hạn (các nước đang phát triển ấn định khoảng 2-3%), coi đây là cam kết duy trì ồn định giá cả trong trung
và dài hạn, tạo niềm tin cho doanh nghiệp, người dân và thị trường đối với chính sách tiên tệ.