Giải pháp tái cấu trúc

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN KINH TẾ ĐỘC QUYỀN: Lạm Phát Và Kiểm Soát Lạm Phát Ở Việt Nam Hiện Nay (Trang 97 - 101)

Kiên quyết thực hiện có kết quả tái cơ câu DNNN trọng tâm là cổ phần hóa, kế cả các tập đoàn kinh tế; thoái vốn đầu tư ngoài ngành và bán phần vốn mà Nhà nước không cần nắm giữ theo nguyên tắc thị trường, bao gồm cả doanh nghiệp đang kinh doanh có hiệu quả. DNNN chỉ tập

trung vảo lĩnh vực then chốt, thiết yếu, địa bản quan trọng và quốc phòng

an ninh. Tách bạch nhiệm vụ sản xuất kinh doanh với nhiệm vụ chính trị,

công ích. Hoàn thiện cơ chê thực hiện quyên chủ sở hữu nhà nước và đại

102

diện chủ sở hữu nhà nước tại doanh nghiệp. Tăng cường quản lý, giám sát, kiểm tra của chủ sở hữu. Kiện toàn cán bộ quản lý vả nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp. Doanh nghiệp phải sử dụng tiết kiệm dat dai, nhả xưởng, hạ thấp chi phí sản xuất kinh doanh, tăng thu nộp ngân sách nhà nước, góp phần hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường và cải thiện môi trường kinh doanh, bảo đảm cạnh tranh bình đẳng. Thực hiện công khai minh bạch kết quả hoạt động của DNNN theo quy định của pháp luật.

Chính phủ đã có chương trình, kế hoạch và đã phê duyệt các Đề án tái cơ cấu. Các Bộ, ngành, địa phương, DNNN cần nghiêm túc, quyết

liệt thực hiện các giải pháp đồng bộ nhằm tạo ra chuyển biến mạnh mẽ

và có được kết quả rõ rệt hơn. Trong đó, tập trung vào:

Một là, các ngành, các cấp tiếp tục quán triệt sâu sắc các Nghị

quyết của Đảng và các Kết luận của Trung ương, Bộ Chính tri, tao ra sự nhất trí cao trong toàn hệ thống chính trị và xã hội về quan điểm, mục

tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đây mạnh tái cơ cấu, cổ phần hóa DNNN.

Hai là, tiếp tục hoàn thiện khung khổ pháp lý để thúc đây tái cơ

cấu, cổ phần hóa DNNN. Các Bộ, ngành theo chức năng sớm trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ hoặc ban hành theo thâm quyên. Thủ tướng Chính phủ ban hành tiêu chí mới về phân loại DNNN theo tinh thần Kết luận số 50-KL/TW của Ban chấp hành Trung ương.

Ba là, các Bộ, ngành, địa phương, tập đoàn kinh té, tong cong ty nhà nước căn cứ tiêu chí, danh mục phân loại DNNN mới ban hành, tiếp

tục rà soát, bỗổ sung những doanh nghiệp Nhà nước không cần năm giữ

vào diện thực hiện tái cơ cấu để tăng thêm số doanh nghiệp thực hiện cô

phần hóa, giảm số doanh nghiệp Nhà nước giữ 100% vốn điều lệ hoặc giữ cô phần chỉ phối.

Bốn là, thực hiện cổ phần hóa 432 doanh nghiệp theo phương án đã phê duyệt.

103

Năm là, Chính phủ ban hành Nghị quyết về thoái vốn đã đầu tư

ngoài ngành kinh doanh chính và vốn nhà nước ở những doanh nghiệp đã cổ phần hóa mà Nhà nước không cần giữ cổ phần chi phối hoặc không giữ cổ phần. Xác định cụ thể loại vốn nảo cần thoái ngay, loại vốn nào cần thoái theo lộ trình để có hiệu quả. Bộ quản lý ngành chỉ đạo việc thoái vốn đầu tư ngoài ngành, có thê chuyển Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (mua hoặc chuyên giao nguyên trạng).

Sáu là, thực hiện sắp xếp nông, lâm trường quốc doanh theo tinh

thần đôi mới một cách mạnh mẽ, cơ bản và bền vững theo Kết luận mới của Bộ Chính trị.

Bảy là, Bộ trưởng các Bộ quản lý doanh nghiệp cần phân tách rõ

nhiệm vụ chính trị, nhiệm vụ công ích, nhiệm vụ kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước trực thuộc để làm rõ hiệu quả hoạt động và tăng tính

minh bạch của doanh nghiệp.

Tám là, Thủ tướng Chính phủ có Chỉ thị về đây mạnh tái cơ cấu

DNNN đến năm 2015, giao nhiệm vụ cụ thé cho các bộ, ngành, địa

phương, tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước thực hiện. Đồng thời làm căn cứ cho các cơ quan chức năng giúp Thủ tướng Chính phủ theo

dõi, kiểm tra, đôn đốc, báo cáo kết quả định kỳ, kiến nghị xử lý những vướng mắc phát sinh.

3.3.4. Giải pháp tâm lý

Lam phat tam lý dễ xảy ra ở nước ta là do tâm lý người dân rất nhạy cảm với lạm phát. Để ngăn chặn lạm phát tâm lý, cũng theo các

chuyên gia kinh tế, giải pháp đầu tiên là cần tăng cường tính ổn định và độ tin cậy của người dân vào chính sách. Lạm phát kéo dài, khiến đồng Việt Nam mất giá, ảnh hưởng đến niềm tin của người dân vào đồng tiền và khả năng kiềm chế lạm phát, khiến tâm lý đây giá xuất hiện.

Lạm phát tâm lý xảy ra là do người dân chưa kỳ vọng nhiều về

104

việc kiểm soát lạm phát; hoặc thông tin liên quan tới tin đồn kinh tế. Vì vậy, nhiều người trong lĩnh vực kinh doanh đã “phòng thủ” sẵn bằng

cách tăng giá để phòng xa việc chỉ số lạm phát bất ôn. Để xảy ra tin đồn

không tốt cho nền kinh tế cũng là do nhiều thông tin điều hành từ phía cơ quan quản lý còn chưa rõ ràng và minh bạch nên nhiều người tin vào tin đồn, từ đó có cách ứng xử riêng tủy thuộc vào vị thế là người mua hay bán; người sử dụng lao động hay lao động; người tiêu dung hay san

xuất...

Đối với những mặt hàng thuộc diện quản lý của Nhà nước, nếu Nhà nước đã cam kết và sẽ ổn định giá trong một khoảng thời gian nhất

định thì phải thực hiện đúng. Bởi nếu vẫn tăng giá vảo thời điểm cam

kết thì lúc đó người dân sẽ mất niềm tin. Cụ thể như mặt hàng xăng dau,

người dân đang đặc biệt quan tâm là sự minh bạch trong lỗ, lãi kinh

doanh chứ không chỉ đơn thuần là lúc nào tăng hay giảm giá. Chính phủ cần có cơ quan tin cậy đề kiểm tra vẫn đề này và thông tin kiểm tra hoạt động kinh doanh xăng dầu một cách công khai minh bạch. Như vậy mới

tạo được niềm tin cho người dân và giảm được tình trạng hàng hóa “té

giá theo mưa”. Với những nhóm hàng hóa do Nhà nước quản lý, định giá thì nên kiểm soát các yếu tố chi phí đầu vào nhằm thuyết minh cho việc tại sao điều chỉnh giá. Những mặt hàng nào Nhà nước đưa ra quy

định buộc doanh nghiệp, khối kinh doanh phải thực hiện thì phải làm quyết liệt.

Chính phủ hàng năm nên dành ra một khoản chi dùng cho công tác phố biến một số kiến thức tài chính tiền tệ cơ bản cho người dân thông

qua các phương tiện thông tin đại chúng, các tờ rơi. Vấn đề là phải chọn

lây kiến thức cần để phố biến, hình thức phổ biến, cách thức diễn đạt sao

cho người dân bình thường có thê tiếp thu, tạo được sự quan tâm chú ý

nơi người dân. Làm được như thế thì có thể hy vọng người dân sẽ ngày

105

càng ủng hộ các chính sách kinh tế đúng đắn của Nhà nước, sẽ không còn tình trạng tăng giá khi Nhà nước tăng lương, không còn tình trạng mỗi nhà là một cái kho chứa hàng, không còn tình trạng găm giữ đô la..

Một điều đáng lưu ý nữa là cần chống lạm phát ngay từ khi lạm phát mới manh nha và đang trong giai đoạn thấp, ôn định. Cũng cần phát huy hơn nữa các biện pháp kiểm soát giá cả - thị trường và sự vào cuộc

của công luận, trong đó có vai trò của báo chí. Nếu lạm phát được "chữa trị" bằng những "phương thuốc" bền vững và lâu dài thì lạm phát kỳ vọng hay còn gọi là lạm phát tâm lý cũng sẽ giảm.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN KINH TẾ ĐỘC QUYỀN: Lạm Phát Và Kiểm Soát Lạm Phát Ở Việt Nam Hiện Nay (Trang 97 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)