Các phương pháp định giá sản phẩm

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC GIÁ CHO CÔNG TY LỮ HÀNH HANOITOURIST (Trang 20 - 26)

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHIẾN LƯỢC GIÁ CỦA DOANH NGHIỆP KINH DOANH LỮ HÀNH

1.3. Tổng quan về giá và chiến lược giá

1.3.4 Các phương pháp định giá sản phẩm

a. Phương pháp định giá dựa vào chi phí.

Với phương pháp này, căn cứ chính để định giá là chi phí bỏ ra để sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Sau đây là một số phương pháp cụ thể:

 Định giá theo cách cộng lãi vào giá thành :

Giá bán dự kiến = Giá thành sản phẩm + Lãi dự kiến.

- Phương pháp định giá cộng lãi vào chi phí chỉ thích hợp khi mức giá dự kiến trên thực tế đảm bảo được mức tiêu thụ dự kiến, kinh doanh trong ngành ở trạng thái ổn định.

 Định giá theo lợi nhuận mục tiêu và phương pháp hòa vốn

- Định giá theo tỷ suất lợi nhuận mục tiêu: DN xác định giá trên cơ sở đảm bảo tỷ suất lợi nhuận mục tiêu trên vốn đầu tư. Công thức xác định giá theo lợi nhuận mục tiêu:

Giá = Chi phí đơn vị + Lợi nhuậnmong muốntính trên vốn đầu tư Số lượng sản phẩmtiêu thụ - Phương pháp hòa vốn:

Khối lượng hòa vốn = Tổng chi phí cố định GiáChi phí biến đổiđơn vị

Dt và C

Doanh thu

Điểm hòa vốn Mục tiêu lợi nhuận

Chi phí cố định

Sản lượng

Hình 1.2 : Xác định điểm hòa vốn

Khối lượng tiêu thụ được tính theo công thức:

Khối lượng bán = Tổng chi phí cố định+Tổng lợi nhuận mục tiêu GiáChi phí biếnđổi đơn vị

b. Định giá theo giá trị cảm nhận: định giá theo phương pháp này căn cứ vào mức độ chấp nhận của khách hàng đối với giá trị của sản phẩm chứ không phải giá thành . c. Định giá theo giá hiện thời hay định giá cạnh tranh.

- Khi xác định mức giá theo mức giá hiện thời, các DN sẽ lấy giá của các đơn vị cạnh tranh làm cơ sở. Họ ít quan tâm đến giá thành sản xuất sản phẩm và cầu thị trường..

Dưới đây là những nguyên tắc về cách đặt giá:

+ Đặt giá ngang bằng với giá sản phẩm cạnh tranh: Xảy ra khi doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trong ngành thuộc hình thái thị trường độc quyền nhóm hoặc doanh nghiệp tham gia vào thị trường với năng lực cạnh tranh nhỏ bé hoặc sản phẩm của doanh nghiệp về cơ bản tương tự sản phẩm của đối thủ cạnh tranh.

+ Đặt giá cao hơn giá sản phẩm cạnh tranh: Áp dụng khi sản phẩm của DN có sự khác biệt so với sản phẩm của đối thủ cạnh tranh và được khách hàng chấp nhận.

+ Đặt giá thấp hơn giá sản phẩm cạnh tranh: Áp dụng cho những sản phẩm mà khách hàng vốn nhạy cảm về giá.

b Phương pháp xác định giá trong du lịch b1) Phương pháp xác định giá thành

Khái niệm giá thành của chương trình du lịch

Giá thành của chương trình bao gồm toàn bộ những chi phí trực tiếp của công ty lữ hành phải chi trả để 1 lần ( chuyến) thực hiện chương trình du lịch

Giá thành cho một lần thực hiện chương trình du lịch dù cho một khách cũng phụ thuộc vào số lượng khách trong đoàn. Vì vậy, người ta nhóm toàn bộ các chi phí vào hai loại cơ bản: chi phí cố định và chi phí biến đổi.

- Các chi phí cố định tính cho cả đoàn khách (FC): Bao gồm chi phí của tất cả các loại hàng hóa và dịch vụ mà đơn giá của chúng được xác định cho cả đoàn khách, không phụ thuộc một cách tương đối số lượng khách trong đoàn.

- Các chi phí biến đổi tính cho một khách (VC ) : Bao gồm chi phí của tất cả các loại hàng hóa và dịch vụ mà đơn giá của chúng được quy định cho từng khách.

Công thức tính giá thành

- Giá thành cho một khách: Z = VC + FC/Q - Tổng chi phí cho cả đoàn khách:

ZCD = VC×Q + FC hoặc = Z×Q Trong đó: Z: giá thành cho một khách.

ZCD: Tổng chi phí cho cả đoàn.

Q: Số thành viên trong đoàn.

FC: Tổng chi phí cố định tính cho cả đoàn khách.

VC: Tổng chi phí biến đổi tính cho một khách.

Phương pháp tính giá thành:

Trên cơ sở hai loại chi phí cố định và chi phí biến đổi, tồn tại một số phương pháp xác định giá thành của các chương trình du lịch.

Phương pháp 1: Xác định giá thành theo khoản mục chi phí.

Phương pháp này xác định giá thành bằng cách nhóm toàn bộ các chi phí phát sinh vào một số khoản mục chủ yếu.

Bảng 1.1: Xác định giá thành của một chương trình du lịch theo khoản mục chi phí.

STT Nội dung chi phí Phí biến

đổi Phí cố định

1 Vận chuyển (ô tô) *

2 Khách sạn (ngủ) *

3 Ăn uống *

4 Phương tiện tham quan *

5 Vé tham quan *

6 Phí hướng dẫn

7 Visa – Hộ chiếu *

8 Các chi phí thuê bao khác (văn nghệ) *

9 Tổng chi phí VC FC

Phương pháp này có những ưu điểm sau đây:

- Dễ tính, gọn nhẹ, thuận tiện cho việc kiểm tra.

- Linh hoạt, khi có sự thay đổi của dịch vụ nào đó trong chương trình thì vẫn có thể xác định giá thành một cách dễ dàng, làm cơ sở cho việc áp dụng các mức giá tự chọn.

- Có thể xác định giá thành khi số lượng khách trong đoàn thay đổi. Tuy nhiên, cần chú ý tới giới hạn thay đổi..

Nhược điểm: Các khoản chi phí dễ bị bỏ sót khi tính gộp vào các khoản mục.

Phương pháp 2: Xác định giá thành theo lịch trình

Về cơ bản phương pháp này không có gì khác biệt so với phương pháp thứ nhất. Tuy nhiên, các chi phí ở đây được liệt kê cụ thể và chi tiết lần lượt theo từng ngày của lịch trình. Có thể hình dung phương pháp này dựa vào bảng sau:

Bảng 1.2: Xác định giá thành của một chương trình du lịch theo lịch trình.

Chương trình du lịch Số khách Q Mã số Đơn vị tính Thời gian lịch

trình STT Nội dung chi

phí Phí biến đổi Phí cố định

Ngày 1 1 Vận chuyển *

2 Ăn uống *

3 Lưu trú *

4 Hướng dẫn viên *

5 Bảo hiểm *

Ngày 2 6 Vận chuyển *

7 Ăn uống *

8 Vé tham quan *

9 Bảo hiểm *

10 Hướng dẫn viên *

11 …

… …

Tổng số VC FC

Phương pháp này khắc phục được nhược điểm của phương pháp 1.Tuy nhiên đây là phương pháp tính khá dài và kém linh hoạt so với phương pháp 1.

b2) Phương pháp xác đinh giá bán Phương pháp tính giá bán:

Căn cứ vào những yếu tố trên, ta có thể xác định giá bán của một chương trình theo công thức tổng quát sau đây:

G = Z + Cb + Ck + P + T

Trong đó: G: giá bán tính cho 1 khách Z: giá thành tính cho 1 khách

Cb: Chi phí bán bao gồm hoa hồng cho đại lý, chi phí khuếch trương

Ck: Các chi phí khác: chi phí quản lý, chi phí thiết kế chương trình, chi phí khấu hao, dự phòng, marketing, thuê văn phòng

T: Các khoản thuế

Trường hợp 1: Nếu gọi α là hệ số của Z, Cb, Ck, P, T và hệ số α được tính theo giá thành (Z) thì công thức tính giá bán sẽ là:

G = Z + (α CbxZ) + (α CkxZ) + (α PxZ) + (α TxZ)

= Zx(1+ )

Trong đó : G: Giá bán Z: Giá thành

Α: là hệ số tương ứng của Cb, Ck, P và T αCb là hệ số của chi phí bán

αCk là hệ số của chi phí khác αP là hệ số của lợi nhuận αT là hệ số của thuế

∑ là tổng của các hệ số Cb, Ck, P, T. Mức phổ biến của ∑ là từ 0,2 tới 0,3 Trường hợp 2: Nếu tất cả các khoản chi phí, lợi nhuận, thuế trên vì một lý do nào đó ( quy định, tập quán) phải được tính theo giá bán thì đặt β là hệ số của các khoản Cb, Ck, P, T hệ số này được tính theo giá bán, khí đó công thức giá bán sẽ là

Z

G =

1 – ( βp+ βb+ βk + βT) =

Trong đó: βp, βb, βk, βT là các hệ số tương ứng của các khoản mục tính theo giá bán và Z là tổng các hệ số β

Giá trị của các hệ số phù hợp đến các yếu tố mà chúng ta đề cập đến ở phía trên và các quy định của nhà nước về thuế, tập quán kinh doanh giũa các doanh nghiệp…

Trường hợp 3: Nếu khoản cấu thành giá bán có hệ số của chúng không tính thống nhất theo giá thành hoặc giá bán, trong đó có khoán tính theo giá thành có khoản tính theo giá bán thì công thức tính giá trong trường hợp này sẽ là:

Z ( 1+

i=1 n

α i) G=

1−∑

i=1 n

βii

Trường hợp 4: Trường hợp mua hộ vé vận chuyển cho khách

Trong trường hợp này doanh nghiệp lữ hành chỉ thực hiện chức năng làm đại lý hưởng hoa hồng. Ví dụ bán vé máy bay, tàu hỏa, tàu thủy

G = Gb + Gvc

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC GIÁ CHO CÔNG TY LỮ HÀNH HANOITOURIST (Trang 20 - 26)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(80 trang)
w