Chương 3: THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP Ở HUYỆN CÔ TÔ, TỈNH QUẢNG NINH
3.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Cô Tô ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp
3.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội
3.1.2.1. Tình hình tăng trưởng và phát triển kinh tế
Tăng trưởng kinh tế huyện Cô Tô giai đoạn 2011 - 2013 có xu hướng ngược với xu hương tăng trưởng kinh tế của cả nước nói chung. Sau khủng hoảng kinh tế, tăng trưởng kinh tế của huyện tăng vọt hơn hẳn so với những
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
năm trước đó. Do có những điều kiện thuận lợi riêng nên những tác động của khủng hoảng kinh tế tới huyện Cô Tô không rõ ràng. Mặt khác, nguồn thu nhập chính của huyện Cô Tô là khai thác tài nguyên biển và du lịch nhưng chủ yếu là khách du lịch bình dân giá rẻ nên không bị tác động của khủng hoảng kinh tế.
Kể từ 2012, tăng trưởng kinh tế huyện Cô Tô có sự gia tăng rõ rệt và xu hướng ngày càng cao và ổn định. Đây là dấu hiệu tích cực trong bối cảnh kinh tế cả nước nói chung có những dấu hiệu chững lại và có nhiều khó khăn. Những điều kiện cơ sở hạ tầng căn bản cho phát triển như điện, giao thông, y tế, giáo dục được quan tâm đầu tư là yếu tố giúp người dân trên đảo yên tâm đầu tư phát triển kinh tế và tạo ra sức hút đối với khách du lịch trong nước và quốc tế tới Cô Tô. Đó chính là những thay đổi lớn và mang tới kết quả tích cực đối với tăng trưởng kinh tế của huyện ở mức khá cao trong vài năm gần đây.
Đơn vị tính: %
Hình 3.1: Biểu đồ tốc độ tăng trưởng kinh tế huyện Cô tô
13.7 13.8 13.9 14 14.1 14.2 14.3 14.4 14.5
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
14 14
14.5
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
(Nguồn: Phòng Thống kê huyện và báo cáo KT-XH hàng năm) 3.1.2.2. Tình hình xã hội
- Giáo dục
Chất lượng giáo viên của huyện ngày một nâng cao (đạt chuẩn 100%, trên chuẩn đạt 50%). Huyện ủy, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân huyện đã tổ chức buổi gặp gỡ, giao lưu với 47 tân sinh viên và các sinh viên người địa phương đã tốt nghiệp đại học chưa có việc làm nhằm động viên các tân sinh viên phấn đấu đạt thành tích cao trong học tập, rèn luyện và công khai chỉ tiêu biên chế, quy chế thi tuyển công chức, viên chức năm 2013.
Duy trì giữ vững và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục đúng độ tuổi bậc tiểu học, phổ cập giáo dục trung học cơ sở, phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, toàn huyện có 07/09 trường đạt chuẩn quốc gia, 02 trường đang hoàn thiện thủ tục đề nghị kiểm tra, công nhận đạt chuẩn quốc gia.
- Y tế khám chữa bệnh và kế hoạch hóa gia đình
Duy trì tốt công tác quân dân y kết hợp trong khám, chữa bệnh cho nhân dân; chủ động trong công tác phòng, chống dịch bệnh và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, không để xảy ra dịch bệnh trên địa bàn.
Hiện tại đảm bảo bảo 100% số xã, thị trấn có trạm y tế, các thôn đều có cán bộ y tế. Các xã và thị trấn đều có bác sĩ và cơ sở vật chất đều đạt chuẩn quốc gia về y tế cơ sở. Các trang thiết bị phục vụ công tác khám chữa bệnh tại bệnh viện đa khoa huyện đều được đầu tư hiện đại và đồng bộ, hạn chế tối đa số bệnh nhân chuyển tuyến điều trị.
Mặc dù cơ sở vật chất đều đạt chuẩn quốc gia về y tế cơ sở nhưng nhìn chung mới chỉ đáp ứng được khả năng chữa bệnh thông thường và đơn giản.
Mặt khác, cơ sở y tế mới chỉ được đầu tư phục vụ cho người dân trên đảo mà chưa tính tới việc phục vụ cho khách du lịch.
+ Hệ thống cơ sở hạ tầng, giao thông vận tải, thông tin liên lạc Đường thủy:
Là huyện đảo xa đất liền, việc duy trì và phát triển đường thủy giữa đảo
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
với đất liền, giữa các đảo và xây dựng hệ thống đường bộ trên mỗi đảo có ý nghĩa quyết định đối với phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Hiện tại, huyện có một cảng quân sự Bắc Vàn và hai cảng khác là: cảng Thanh Lân nối xã với huyện, cảng Cô Tô nối liền đất liền với huyện. Tuy nhiên, giao thông đi lại vẫn gặp nhiều khó khăn khi gặp thời tiết xấu, tần suất tàu chạy giữa huyện với đất liền vẫn còn thấp.
Hệ thống giao thông đường bộ:
Nhìn chung hệ thống giao thông đường bộ của huyện cơ bản được bê tông hóa. Hệ thống đường bộ hiện tại cơ bản đáp ứng được cơ bản nhu cầu đi lại của người dân và du khách trên đảo. Tuy nhiên, hầu hết đường đô thị và trục đường chính xây dựng bằng bê tông, mặt đường còn xấu, một số tuyến đường đã có dấu hiệu xuống cấp. Để tạo điều kiện cho hoạt động kinh tế trên đảo phát triển, huyện cần phải tiến hành đầu tư xây dựng các đường xương cá từ trục chính đến các thôn, nâng cấp các tuyến đường và hoàn thiện kết cấu hạ tầng giao thông nông thôn. Khu vực đô thị cần nhựa hóa nhằm tăng thẩm mỹ và chất lượng đường phục vụ dân cư và du khách.
Trong toàn huyện được phủ sóng truyền thanh và truyền hình, có bưu điện văn hoá xã, được hoà mạng lưới điện quốc gia, đặc biệt toàn huyện được phủ sóng mạng Internet WiFi công cộng miễn phí.
+ Dân số, nguồn nhân lực:
Trong 5 năm vừa qua, dân số huyện Cô Tô không ngừng tăng hàng năm từ 4992 người năm 2011 lên 5553 người tính tới năm 2014, tăng 561 người. Tốc độ tăng dân số của huyện khá nhanh khi năm 2012 tăng tới 3,1%, năm 2013 tăng 3,5%, năm 2014 dù tốc độ tăng giảm hơn nhưng vẫn tăng 2,4%. Tính đến 15/9/2014, huyện Cô Tô có tổng số 1.662 hộ với 5.602 nhân khẩu (so với 1.623 hộ trên địa bàn huyện với 5.556 nhân khẩu tính đến 1/4/2014). Như vậy, chỉ trong vòng khoảng gần nửa năm nhưng số hộ và dân số cũng đã có sự gia tăng khá nhanh. Trong đó, tổng số người trong độ tuổi
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
lao động là 3.530 người (chiếm 63%). Do phần lớn dân cư tập trung trên đảo Cô Tô nên số lượng lao động tập trung chủ yếu tại thị trấn Cô Tô và xã Đồng Tiến, xã Thanh Lân do có địa hình ít bằng phẳng hơn nên lao động tập trung cũng ít hơn.