Những thuận lợi và khó khăn trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở huyện Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh

Một phần của tài liệu Giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở huyện cô tô, tỉnh quảng ninh (Trang 59 - 62)

Chương 3: THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP Ở HUYỆN CÔ TÔ, TỈNH QUẢNG NINH

3.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Cô Tô ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp

3.2.3. Những thuận lợi và khó khăn trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở huyện Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh

3.2.3.1. Những thuận lợi

- Huyện Cô Tô nằm ở khu vực có khí hậu, địa hình, đất đai thuận lợi cho phát triển nuôi trồng thủy, hải sản. Tài nguyên biển dồi dào và phong phú về chủng loại mực, cá. Các loại động vật phong phú và có giá trị kinh tế cao như cầu gai, bào ngư, tôm hùm, hải sâm...

- Một thuận lợi khác có vai trò đặc biệt quan trọng, đó là Đảng bộ, Chính quyền huyện Cô Tô có quyết tâm cao trong việc tổ chức chỉ đạo huy động các nguồn lực phát triển kinh tế-xã hội trên địa bàn huyện. Sự chỉ đạo và hỗ trợ tích cực của Tỉnh ủy, HĐND, UBND, các sở ban ngành tỉnh Quảng Ninh đối với Huyện. Trong những năm qua, thực hiện nghị quyết của tỉnh ủy về phát triển nông nghiệp, nông thôn, nâng cao đời sống của nông dân giai đoạn 2010 - 2015, định hướng đến 2020, bên cạnh việc triển khai đầu tư phát triển về cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn, các thiết chế văn hóa, tỉnh Quảng Ninh, huyện Cô Tô cũng đã kịp thời triển khai các chính sách hỗ trợ nông dân ổn định và phát triển các vùng trồng chọt, hỗ trợ trồng trọt và chăn nuôi khi có thiên tai, dịch bệnh xảy ra.

- Cơ sở hạ tầng khá đồng bộ đáp ứng hoạt động sản xuất kinh doanh và đời sống của người dân: hiện huyện đã có điện lưới và đảm bảo nước sinh hoạt đáp ứng gần như 100% tới các hộ gia đình; hệ thống trường học (từ mầm non tới THPT), y tế, nhà văn hóa thể thao, đều được đầu tư đầy đủ; đã phủ sóng internet wifi trên đảo (tuy nhiên chất lượng chưa thật sự ổn định), hệ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

thống cảng biển, đường giao thông đô thị và khu dân cư được cứng hóa bằng bê tông và đổ nhựa từ trục chính xuyên đảo tới các xã, thôn đều được đầu tư khá tốt.

- Quỹ đất còn rộng và chưa bị chia nhỏ sẽ là điểm thuận lợi cho qui hoạch và phát triển du lịch sinh thái cao cấp. Hiện tại, huyện Cô Tô còn khoảng hơn một nghìn ha đất chưa sử dụng, nhiều diện tích đất thuận lợi cho phát triển du lịch nghỉ dưỡng cao cấp như khu vực ven bãi biển Hồng Vàn, bãi Vàn Chảy, Cô Tô con, khu Trường Xuân-xã Đồng Tiến thuận lợi cho phát triển du lịch sinh thái… Do huyện ý thức được vấn đề phát triển trong dài hạn nên huyện đã giữ lại nhiều diện tích đất có điều kiện cho phát triển du lịch nghỉ dưỡng để thu hút những nhà đầu tư có kinh nghiệm và ý tưởng phát triển du lịch thực sự.

- Có điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch sinh thái biển

- Liền kề với khu kinh tế Vân Đồn nên huyện Cô Tô sẽ có rất nhiều lợi thế, Với mục tiêu xây dựng Khu HC-KT đặc biệt Vân Đồn trở thành khu kinh tế tổng hợp - thành phố biển hiện đại, cửa ngõ giao thương quốc tế; với trọng tâm là phát triển các loại hình dịch vụ cao cấp (vui chơi giải trí, tài chính ngân hàng, khoa học công nghệ, y tế và giáo dục, du lịch sinh thái - nghỉ dưỡng) và kinh tế biển, Cô Tô tận có cơ hội rất lớn và thuận lợi trong việc thực hiện mục tiêu đô thị sinh thái biển khi nằm liền kề sát với Vân Đồn. Cô Tô tăng khả năng kết nối với Việt Nam và thế giới: Theo kế hoạch, sân bay Vân Đồn sẽ được xây dựng tại xã Đoàn Kết, Vân Đồn được thiết kế với qui mô sân bay nội địa có khả năng tiếp nhận các chuyến bay quốc tế. Đến năm 2020 có thể đón các máy bay A320, A321, B777. Do đó khi sân bay Vân Đồn di vào hoạt động du khách có thể kết nối với Cô Tô rất dễ dàng và rút ngắn thời gian di chuyển rất nhiều so với hiện nay (rút ngắn được khoảng 5 đến 6 tiếng đồng hồ nếu qua sân bay Nội Bài như hiện nay).

3.2.3.2. Những khó khăn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

Nội lực yếu, nguồn thu ngân sách trên địa bàn huyện thấp và gần như phụ thuộc ngân sách của tỉnh. Do trên địa bàn huyện có rất ít doanh nghiệp và các cơ sở hoạt động kinh doanh nên nguồn thu ngân sách huyện rất nhỏ so với nhu cầu đầu tư phát triển, trong những năm vừa qua, ngân sách đầu tư cơ sở hạ tầng trên địa bàn huyện hầu hết phụ thuộc vào ngân sách cấp trên và các nguồn tài trợ, tuy nhiên nguồn vốn này xu hướng cũng sẽ thụt giảm do cắt giảm ngân sách đầu tư công trên cả nước.

Đầu tư hạ tầng giao thông và đô thị mới chủ yếu nhằm đáp ứng và phục vụ nhu cầu của người dân trên đảo, kết nối giữa đất liền với đảo và giữa các đảo còn khó khăn do tần suất chuyến tàu giữa Cô Tô Vân Đồn, đảo Cô Tô lớn và đảo Thanh Lan còn thấp, đặc biệt trong mùa mưa bão đi lại còn khó khăn do tàu còn nhỏ. Đô thị chưa xây dựng theo bản sắc, phong cách và kiến trúc riêng mang tính đặc thù của huyện đảo, đặc biệt là đảo du lịch. Hình hài đô thị vẫn theo mô tuýp của các đô thị trên đất liền.

Nguồn nhân lực còn yếu, người dân và lao động trên đảo chủ yếu là đánh bắt và khai thác thủy sản vài thập kỷ nay nên trình độ hầu hết không qua đào tạo mà chủ yếu làm việc thông qua kinh nghiệm, học hỏi lẫn nhau. Những kiến thức về kinh doanh và hoạt động du lịch chuyên sâu của người dân trên đảo chưa có, tư duy đầu tư và kinh doanh du lịch vẫn ngắn hạn và theo mùa vụ.

Hạ tầng giáo dục mềm còn yếu, chất lượng còn thua xa so với các trường ở thành phố trong tỉnh như Hạ Long, Cẩm Phả,..và trên đảo chưa có trung tâm ngoại ngữ, tin học có chất lượng.

Kiến thức và nhận thức của người dân về vấn đề môi trường, du lịch cao cấp vẫn còn hạn chế, chủ yếu tự phát và học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau.

Hạ tầng dịch vụ y tế, ngân hàng vẫn giản đơn, chưa đáp ứng được nhu cầu du lịch đẳng cấp quốc tế (chưa có hệ thống ATM; máy móc, trang thiết bị y tế hiện đại còn thiếu).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

Thủ tục cấp phép đối với người nước ngoài ra đảo Cô Tô do tỉnh quyết định và thủ tục vẫn còn phiền hà và thời gian chờ đợi dài. Hiện tại, du khách nước ngoài muốn tới Cô Tô phải xin cấp phép ở cấp tỉnh (xin phép trước đó khoảng 1 tuần) và thời gian lưu trú trên đảo chỉ giới hạn 2 ngày sẽ gây bất tiện lớn đối với khách du lịch nước ngoài muốn tới đây thăm quan du lịch.

Vấn đề thời tiết khí hậu: Tần suất bão tại Cô Tô nhiều, tốc độ bão lớn và thường tập trung đúng vào mùa du lịch (từ tháng 6 tới tháng 8). Hơn nữa, do đặc tính khí hậu của Cô Tô đó là mùa hè chỉ kéo dài 5 tháng, còn lại là mùa lạnh nên du lịch tắm biển không kéo dài cả năm như các bãi biển phía Nam Trung Bộ của Việt Nam. Điều này có ảnh hưởng không nhỏ tới lượng khách du lịch tới Cô Tô cũng như thu hút các nhà đầu tư lớn vào lĩnh vực du lịch tắm biển.

Không có bản sắc văn hóa, tập quán riêng mang tính đặc thù trên đảo do người dân cư đa phần là nhập cư từ rất nhiều tỉnh khác nhau trên cả nước.

Một phần của tài liệu Giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở huyện cô tô, tỉnh quảng ninh (Trang 59 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)