Chương 3: THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP Ở HUYỆN CÔ TÔ, TỈNH QUẢNG NINH
3.2. Thực trạng quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở huyện Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2011 - 2013
3.2.3. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo thành phần
Trải qua một thời gian dài với cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, cơ cấu thành phần kinh tế nước ta chủ yếu là hai loại hình: kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể làm cho sản xuất nông nghiệp lạc hậu trì trệ, không phát triển xứng với tiềm năng vốn có.
Đến nay qua nhiều kì Đại hội của Đảng, trong nền kinh tế nước nhà đã có nhiều thành phần kinh tế tham gia sản xuất và kinh doanh ở tất cả các lĩnh vực mà Nhà nước không cấm. Chính nhân tố này đã tạo điều kiện không chỉ cho kinh tế nói chung mà trong ngành nông nghiệp cũng có bước tiến rõ rệt.
Trên địa bàn huyện Cô Tô không có doanh nghiệp quốc doanh, doanh nghiệp liên doanh trong sản xuất nông nghiệp. Chủ thể sản xuất chính trong nông nghiệp hiện nay vẫn là các hộ gia đình, giá trị mà thành phần này tạo ra chiếm một tỷ trọng lớn, năm 2013 chiếm 93,79% trong cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp. Ngày nay thành phần kinh tế này đang phát triển độc lập, tự chủ và qui mô sản xuất ngày càng lớn hơn, hình thành các trang trại, gia trại và xuất hiện các hộ nông dân làm ăn giỏi.
Còn thành phần kinh tế tư nhân hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp chiếm tỷ lệ khá nhỏ, chưa phát huy được thế mạnh của mình, và để có được thành công không phải là chuyển dễ dàng, đặc biệt là kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp.
Năm 2013 thực hiện chỉ đạo của tỉnh Quảng Ninh, Cô Tô đã tổ chức thành lập một doanh nghiệp cổ phần nông nghiệp Bắc Vọng. Hiện nay doanh nghiệp đã đi vào hoạt động, doanh nghiệp đã tổ chức sản xuất giống lúa cao sản trên diện tích 25 ha đạt kết quả tốt. Hiện nay, tiếp tục vận động nhân dân đổi đất để quy hoạch xây dựng cơ bản và tổ chức sản xuất ở những phần còn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
lại của phương án sản xuất kinh doanh. Doanh nghiệp cổ phần nông nghiệp Bình Minh đang trong giai đoạn vận động nhân dân góp vốn, đất.
Ngoài ra còn có các thành phần kinh tế khác như tư nhân, cá thể chủ yếu tập trung hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ vật tư cho sản xuất, dịch vụ thu gom, tiêu thụ sản phẩm.
Bảng 3.9: Cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp theo thành phần kinh tế ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Số lượng Cơ cấu
(%) Số lượng Cơ cấu
(%) Số lượng Cơ cấu (%)
Giá trị SX NN 6.396 14,61 7.198 12,76 8.355 12,91
Kinh tế nhà nước 14.721 33,62 15.902 28,2 19.124 29,55
- KT tập thể 0.803 1,83 0.934 1,66 1.142 1,76
- KT cá thể - tiểu chủ 21.872 49,95 32.362 57,38 36.089 55,77
Nguồn: Phòng KTKH & PTNT huyện Cô Tô
Trong lĩnh vực nông nghiệp, Cô Tô có sự tham gia của các thành phần kinh tế. Tuy nhiên, trên thực tế có ba thành phần kinh tế chính tham gia hoạt động trong lĩnh vực Nông Nghiệp Cô Tô là Kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể và kinh tế cá thể - tiểu chủ.
* Kinh tế nhà nước
Thành phần kinh tế nhà nước trên địa bàn huyện Cô Tô hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp có quy mô nhỏ, số lượng ít. Trên địa bàn huyện có 01 công ty thủy lợi, 01 trại giống cây trồng , 01 cửa hàng vật tư nông nghiệp, 01 Ngân hàng Nông nghiệp Cô Tô.
Các đơn vị này đã thể hiện vai trò quan trọng trong chuyển đổi cơ cấu và phát triển sản xuất, thể hiện vai trò không thể thiếu trong phát triển sản xuất nông nghiệp.
* Kinh tế tập thể
Hợp tác xã: Từ sau nghị quyết 10 của Bộ Chính trị, trên cơ sở đánh giá những thành tựu và hạn chế của cơ chế quản lý HTX, huyện Cô Tô đã đề ra chủ trương nhằm đổi mới một cách toàn diện cơ chế quản lý HTX nông
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
nghiệp. Các HTX bắt đầu chuyển đổi chức năng, nhiệm vụ và từ đó chuyển đổi cả phương thức tổ chức và phương thức hoạt động. Các HTX hoạt động theo các nguyên tắc: hợp tác tự nguyện; dân chủ, bình đẳng và công khai; tự chủ, tự phát triển cộng đồng. Phát triển theo phương châm tích cực, vững chắc, xuất phát từ nhu cầu thực tiễn, đi từ thấp đến cao, đạt hiệu quả thiết thực, vì sự phát triển của sản xuất.
Dựa theo chức năng và nhiệm vụ, các HTX được phân chia ra hai lĩnh vực là HTX dịch vụ nông nghiệp và HTX phi nông nghiệp, hoạt động trên phạm vi cấp xã.
Tính đến cuối năm 2013, toàn huyện có 4 HTX NN hoạt động trên các lĩnh vực: Chăn nuôi, Bảo vệ thực vật, Giống cây, cung ứng vật tư, thủy nông, tiêu thụ nông sản, thủy lợi….
Mục đích chính của các HTX này là liên kết giữa các hộ để thực hiện Các khâu sản xuất và tiếp nhận KHKT, vật tư nông nghiệp, phòng chống dịch bệnh và thống nhất giá tiêu thụ sản phẩm, đồng thời có cơ sở pháp lý (có con dấu) để vay vốn ưu đãi của của các tổ chức, các dự án phi Chính phủ...
Hiện nay, mặc dù vị thế kinh tế của HTX còn yếu nhưng cũng bước đầu phát huy được vai trò hỗ trợ cho kinh tế hộ, kinh tế trang trại phát triển, giải quyết công ăn việc làm, tăng thu nhập, góp phần xóa đói giảm nghèo cho xã viên.
Tuy nhiên, Số lượng HTX NN còn ít, quy mô nhỏ, còn nhiều hạn chế về vốn, trình độ và kỹ năng quản lý, nắm bắt thông tin thị trường của đội ngũ cán bộ trong HTX chưa đáp ứng được nhu cầu mới hiện nay nhất là trong bối cảnh thị trường WTO. Do vậy mà các hoạt động của HTX còn kém hiệu quả và thiếu tính chủ động. Trên địa bàn huyện chưa thành lập liên hiệp các HTX.
- Ngoài ra trên địa bàn huyện còn công ty cổ phần XNK rau quả I Cô Tô , là nơi thu mua các sản phẩm nông nghiệp của nông dân như để tiêu thụ trong nước và xuất khẩu sang thị trường các nước Tây Âu, Bắc Mỹ, các nước
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
công nghiệp mới Châu Á các sản phẩm nông sản mà Cô Tô có thế mạnh sản xuất như rau quả cao cấp, đặc biệt là các loại rau, quả vụ đông: dưa chuột, dứa, nấm, thịt lợn, thịt gà đông lạnh …góp phần quan trọng trọng việc tiêu thụ sản phẩm và thúc đẩy phát triển nông nghiệp của huyện.
* Kinh tế cá thể- tiểu chủ: từ sau đổi mới, kinh tế cá thể- tiểu chủ được thừa nhận là đơn vị kinh tế tự chủ. Các đơn vị kinh tế này hoạt động một cách mạnh mẽ, sôi động, sử dụng tốt các nguồn lực về đất, vốn,... đã tạo ra một bước phát triển mới cho SXNN. Kinh tế cá thể, tiểu chủ hoạt động theo hai mô hình chủ yếu là kinh tế hộ gia đình và kinh tế trang trại. Trong quá trình phát triển, tỷ lệ trang trại trồng trọt và thuỷ sản giảm, trang trại chăn nuôi tăng.
* Kinh tế hộ gia đình: là hình thức phổ biến nhất trong lĩnh vực nông nghiệp Cô Tô. Các nông hộ đều cần cù SX, tích luỹ được khá nhiều kinh nghiệm. Song, hiện tại kinh tế nông hộ còn gặp nhiều khó khăn như chưa có tổ chức định hướng SX, khả năng tiếp thu tiến bộ mới về khoa học công nghệ mới hạn chế, năng lực SX thấp,... nên giá thành cao, khó bán sản phẩm, thu nhập thấp.
Tóm lại, quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở huyện Cô Tô theo thành phần kinh tế những năm qua đã và đang diễn ra theo chiều hướng tích cực. Kinh tế hợp tác cũng chuyển đổi nhằm thích ứng với những yêu cầu mới của nền kinh tế hiện nay. Kinh tế cá thể- tiểu chủ phát triển vẫn mang tính tự phát dưới tác động của yếu tố thị trường và do đó dẫn đến tình trạng phân hóa. Một bộ phận năng động trong SX, tiên tiến trong tổ chức quản lý sẽ phát triển thành các trang trại tư nhân; một bộ phận tiếp tục duy trì mô hình SX hộ; còn lại mộ bộ phận khác không đủ năng lực kinh doanh có thể sẽ bán ruộng đất và trở thành người làm thuê hoặc chuyển sang lĩnh vực sản xuất phi nông nghiệp. Trong quá trình chuyển dịch đó, mỗi thành phần kinh tế đều tham gia hoạt động SX một
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
cách tích cực nhất và đã góp phần vào quá trình phát triển nông nghiệp Cô Tô theo hướng CNH - HĐH.