Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành

Một phần của tài liệu Giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở huyện cô tô, tỉnh quảng ninh (Trang 62 - 79)

Chương 3: THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP Ở HUYỆN CÔ TÔ, TỈNH QUẢNG NINH

3.2. Thực trạng quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở huyện Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2011 - 2013

3.2.1. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành

Với mục tiêu đẩy nhanh tiến độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, Đảng bộ và nhân dân huyện đảo Cô Tô biết rằng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng CNH- HĐH phải được đặt trong công tác đổi mới về quản lý và tổ chức sản xuất trong nông nghiệp.

Nông nghiệp theo nghĩa rộng gồm ngành trồng trọt, chăn nuôi (hai ngành này cùng với dịch vụ sản xuất nông nghiệp hợp thành nông nghiệp theo nghĩa hẹp), lâm nghiệp và ngư nghiệp. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung và cơ cấu kinh tế nông thôn, lâm nghiệp và thủy sản nói riêng vừa là vấn đề có tầm chiến lược đối với huyện Cô Tô nói riêng và tỉnh Quảng Ninh nói chung. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là vấn đề cấp bách trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa của huyện đảo Cô Tô.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

Với đặc điểm là huyện đảo, nông nghiệp chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu các ngành của huyện, trong giai đoạn đổi mới hiện nay, cơ cấu kinh tế nông - lâm - ngư nghiệp của huyện tiếp tục có những chuyển dịch tích cực, tận dụng những lợi thế so sánh của từng ngành, từng vùng đã được huyện Cô Tô tận dụng khai thác và phát huy, góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển và cải thiện chất lượng tăng trưởng.

Từ chỗ sản xuất đình trệ, giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản của huyện đã có bước tăng trưởng khá, bình quân tăng 14% / năm, trong giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2013, cơ cấu sản xuất có sự thay đổi tích cực theo hướng tăng tỷ trọng ngành trồng trọt, ngành chăn nuôi và thủy sản. Kết quả thể hiện qua bảng số liệu sau đây:

Bảng 3.1: Cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp ở huyện Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2011 - 2013

ĐVT: Tỷ đồng

Ngành sản xuất

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Giá trị Cơ cấu

(%) Giá trị Cơ cấu

(%) Giá trị Cơ cấu (%) Tổng giá trị

sản xuất 36.1 100 47.5 100 55.8 100

1. Trồng trọt 2.6 7.2 2.9 6.11 3.5 6.27

2. Chăn nuôi 3.3 9.14 4.1 8.63 4.6 8.24

3. Thủy sản 18.4 50.97 24.8 52.21 27.3 48.92

4. Lâm nghiệp - - -

5. Dịch vụ NN 11.8 32.69 15.7 33.05 20.4 36.56 Nguồn: Chi cục thống kê, phòng Tài nguyên môi trường - NN Cô Tô

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

Theo Bảng 3.1, giá trị sản xuất nông nghiệp liên tục tăng qua các năm.

Năm 2011 là 36,1 tỷ đồng đến năm 2012 là 47,5 tỷ đồng và năm 2013 là 55,8 tỷ đồng, tăng 17,4% so với năm 2012 và tăng 22,9% so với năm 2011.

Giá trị sản xuất nông nghiệp tăng do ngành nông nghiệp ở Cô Tô đã khai thác và tận dụng triệt để quỹ đất hiện có và đưa vào gieo trồng, nuôi thả cá. Bên cạnh đó nhờ tư duy đổi mới về nông nghiệp và nông thôn mới mà giá trị nông nghiệp tạo ra ngày càng cao. Phòng trào cải tạo ao, vườn tạp được nhân dân trong huyện hưởng ứng mạnh mẽ, nhà nhà làm vườn, tích cực đưa những giống cây trồng có hiệu quả vào sản xuất. Cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp của huyện đã có sự chuyển dịch ngày càng hợp lý hơn, cơ cấu giá trị ngành chăn nuôi tăng lên qua các năm và ngày càng khẳng định vai trò trở thành ngành sản xuất chính như ngành trồng trọt, trong khi đó ngành trồng trọt cơ cấu giá trị sản xuất có tăng chậm để tạo đà cho ngành chăn nuôi phát triển.

Đây có thể coi là hướng đi đúng của nền nông nghiệp huyện. Tuy nhiên cơ cấu nông nghiệp chưa được hợp lý, do ngành dịch vụ nông nghiệp tuy đã được quan tâm phát triển nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu của sản xuất, do đó mà trong thời gian tới cũng phải có giải pháp để phát triển ngành dịch vụ nông nghiệp phát triển, tạo điều kiện tốt nhất cho ngành Giá trị sản xuất ngành chăn nuôi có tăng song cơ cấu % lại giảm qua các năm trong cơ cấu ngành nông nghiệp. Nếu như năm 2011 chỉ là 3,3 tỷ đồng, chiếm 9,14% thì đến năm 2012 đã là 4,1 tỷ đồng, chiếm 8,63% và đến năm 2013 thì tỷ lệ của ngành chăn nuôi chỉ còn 8,24%. Để có được kết quả khả quan hơn, một là cần phải có sự chuyển đổi cơ cấu vật nuôi phù hợp với từng vùng, từng nơi. Và việc phát triển nhanh lương thực- thực phẩm cũng sẽ góp phần nâng cao giá trị sản xuất của ngành chăn nuôi.

Trong khi ngành chăn nuôi tăng chậm thì ngành trồng trọt lại chỉ tăng về mặt tuyệt đối, còn về tương đối lai có xu hướng giảm. Giá trị sản xuất của ngành năm 2011 là 2,6 tỷ đồng, chiếm 7,2%, năm 2012 chỉ chiếm 6,1% và

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

đến năm 2013 thì tăng nhẹ chiếm 6,27%. Nguyên nhân là do diện tích gieo trồng của ngành đã chuyển sang đất chuyên dùng và đất để xây dựng.

Trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp không được phát triển song ngành dịch vụ có xu hướng tăng dần qua các năm, và phát triển mạnh mẽ nhất vẫn là ngành thủy sản với năm 2011 là 18.4 tỷ đồng chiếm 50,9%, đến năm 2012 là 24,8 tỷ đồng chiếm 52,21% và đến năm 2013 là 27,3 tỷ đồng điều này chứng tỏ việc khai thác thủy sản vẫn luôn là thế mạnh của huyện đảo Cô Tô. Tỷ trọng ngành chăn nuôi và lâm nghiệp và trồng trọt qua các năm có tăng nhưng không đáng kể. Trong thời gian tới hai ngành này cùng với ngành dịch vụ NN sẽ được chú trọng phát triển.

3.2.1.1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành trồng trọt

Với vai trò là một ngành đóng góp tỷ trọng lớn về giá trị sản xuất trong sản xuất nông nghiệp, việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành trồng trọt luôn được đặt lên hàng đầu trong những năm gần đây, để vừa đảm bảo an ninh lương thực và tạo điều kiện cho ngành chăn nuôi có đà tiến bước. Sự chuyển dịch ngành trồng trọt trên địa bàn tuy không có sự nổi bật nhưng cũng có sự chuyển biến tích cực, theo chiều hướng, diện tích gieo trồng lúa đã dần được thu hẹp và được chuyển sang gieo trồng các loại cây trồng khác có giá trị kinh tế cao hơn và sang nuôi trồng thủy sản kết hợp, đây có thể nói là một bước chuyển biến lớn trong ngành trồng trọt ở huyện Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh.

Bảng 3.2: Cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Giá trị Cơ cấu

(%) Giá trị Cơ cấu

(%) Giá trị Cơ cấu (%) Giá trị SX ngành 2600 100 2900 100 3500 100

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

1. Cây LT- TP 1354 52,08 1518 52,34 2056 58,74 2. Cây CN ngắn ngày 552 21,23 634 21,86 785 22,43

3. Cây khác 694 26,69 748 25,79 659 18,83

Nguồn: Chi cục thống kê, phòng Tài nguyên môi trường - NN Cô Tô.

Bảng 3.2 cho thấy rằng giá trị sản xuất ngành trồng trọt mang lại ngày một tăng. Năm 2013 so với năm 2012 tăng lên 20,6% và so với năm 2011 thì tăng 34,6%. Đây cũng là kết quả đáng khen ngợi. Vì mặc dù diện tích gieo trồng của ngành bị giảm dần qua các năm nhưng giá trị nó mang lại không phải vì thế mà giảm đi mà ngược lại. Để có được kết quả này cũng là sự cố găng không ngừng của các cấp, chính quyền liên quan, mà bản thân các hộ, các trang trại cũng không ngừng tiếp thu cái mới để áp dụng vào sản xuất, đưa giá trị của ngành ngày càng đi lên và vẫn chiếm một tỷ trọng chiến lược trong cơ cấu kinh tế của nông nghiệp.

Cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt, ta thấy tỷ trọng cây lương thực thực phẩm chiếm tỷ trọng lớn nhất, có xu hướng tăng dần qua các năm nhưng không đáng kể: nếu như năm 2011 chiếm 52,08% trong cơ cấu thì đến năm 2013 nó tăng lên và chiếm 58,74% trong cơ cấu. Nguyên nhân chính dẫn đến là do chủ trương của huyện giảm diện tích đất trồng cây lương thực- thực phẩm để trồng các loại cây khác có giá trị kinh tế cao hơn. Quá trình chuyển dịch này đã làm ảnh hưởng lớn đến sản lượng của chúng, nhưng bản thân chúng cũng đã và đang vẫn giữ vai trò chủ chốt trong cơ cấu ngành trồng trọt.

Nếu như không coi trọng nó thì bản thân ngành trồng trọt và các ngành khác cũng khó có thể phát triển được.

Điều tiếp theo mà ta thấy đó là, giá trị các loại cây khác: cây hoa, cây cảnh...cũng đang chiếm một tỷ trọng lớn nhưng cũng có xu hướng giảm: Năm 2011 tỷ trọng của chúng chỉ chiếm 26,69% thì đến năm 2013 chiếm 18,83%. Tốc độ phát triển của chúng năm 2013 so với năm 2011 là

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

-5%. Đây là con số đáng buồn, vì các loại cây này đã đóng góp phần lớn vào tỷ trọng ngành trồng trọt.

Cơ cấu giá trị của cây công nghiệp ngắn ngày tuy có tăng nhưng số lượng không đáng kể. Mặc dù việc gieo trồng các loại cây trồng ngắn ngày cũng được quan tâm, nhưng do thu nhập không cao từ chúng dẫn đến không hấp dẫn được người sản xuất.

Bảng 3.3: Diện tích gieo trồng và cơ cấu diện tích gieo trồng ngành trồng trọt

ĐVT: ha

Loại cây

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Số

lượng

cơ cấu (%)

Số lượng

cơ cấu (%)

Số lượng

cơ cấu (%) Tổng diện tích 151.97 100 151.97 100 151.97 100 1. Cây lương thực 120.2 79,11 120.2 79,11 113 74,36 2. Cây thực phẩm 17.69 11,64 18.7 12,31 17.7 11,65 3. Cây công nghiệp 6.544 4,31 6.7 4,41 11.8 7,76 4. Cây trồng khác 7.506 4,94 6.34 4,17 9.47 6,23

Nguồn: Chi cục thống kê, phòng Tài nguyên môi trường - NN Cô Tô.

Với mục tiêu giảm dần diện tích gieo trồng cây lương thực, thực phẩm để gieo trồng các loại cây khác có giá trị kinh tế cao, trong thời gian qua việc chuyển đổi diện tích gieo trồng đang có bước đi đúng hướng mà vẫn đảm bảo được lươngthực cho đời sống.

Trong tổng diện tích gieo trồng thì tỷ trọng cây lương thực chiếm lớn nhất và đang giảm dần từ 79,11% năm 2011 xuống còn 74,36% năm 2013.

Nguyên nhân chủ yếu là do diện tích gieo trồng lúa đã giảm mạnh, để chuyển đổi sang trồng các loại cây khác. Tỷ lệ cây công nghiệp ngắn ngày có sự chuyển dịch theo hướng tăng dần từ 4,31% năm 2011, đến 6,7% năm 2012 và 7,67% năm 2013. Thời gian gần đây nhiều giống cây công nghiệp đã được

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

gieo trồng trên địa bàn huyện, với địa hình đồi núi việc phát triển cây công nghiệp ngắn ngày không chỉ phổ biến ở mô hình sản xuất trang trại mà ở các hộ gia đình cũng đang tiến hành và đem lại hiệu quả khá cao. Cây thực phẩm và các loại cây trồng khác có tăng nhưng không nhiều. Cây thực phẩm diện tích tăng chủ yếu là do diện tích gieo trồng rau màu tăng lên.

Như vậy trong cơ cấu ngành trồng trọt đã có sự chuyển biến tích cực, giảm diện tích trồng cây lương thực, tăng diện tích gieo trồng cây công nghiệp ngắn ngày và cây rau màu...

* Đối với cây lương thực:

Bảng 3.4: Cơ cấu diện tích gieo trồng cây lương thực

ĐVT: ha

Loại cây

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Số

lượng

Cơ cấu (%)

Số lượng

Cơ cấu (%)

Số lượng

Cơ cấu (%)

Tổng diện tích 120.2 100 120.2 100 113 100

1. Lúa 88,46 73,59 88,46 73,59 74,03 65,51

2. Ngô 5.211 4,43 4.451 3,71 3.917 3,46

3. Khoai lang 9 7,49 9.5 7,90 10.2 9,02

4. Sắn 8.2 6,82 6.4 5,32 0 0,0

5. Cây trồng khác 9.329 7,67 11.389 9,48 24.853 22,01

Nguồn: Chi cục thống kê, phòng Tài nguyên môi trường - NN Cô Tô.

Bảng 3.4 cho thấy cây lúa chiếm tỷ trọng lớn nhất về diện tích và đang có xu hướng giảm dần qua các năm: Nếu năm 2011 là 120,2 ha thì đến năm 2013 chỉ còn 113 ha, việc giảm diện tích gieo trồng lúa là cách tạo điều kiện cho các cây trồng khác có giá trị cao được khai thác. Nhờ việc sử dụng các giống lúa mới năng suất cao, do vậy mà diện tích gieo trồng có giảm nhưng giá trị sản xuất mà lúa mang lại vẫn được duy trì và đảm bảo. Ở Cô Tô, Khoai Lang là cây thuộc nhóm tinh bột, có diện tích đứng thứ 2 sau lúa.

Khoai Lang được trồng trên nhiều loại đất như: trên đất lúa ở vụ đông, hoặc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

đông xuân khi thiếu nước để cấy lúa, trên đất trồng màu, trên đất vườn trong khu dân cư vv… Cây khoai lang chiếm tỷ lệ trong diện tích gieo trồng đứng thứ 2 và gieo trồng cả 3 vụ: đông, xuân và hè thu, nhưng chủ yếu được trồng vào vụ đông (70- 82% diện tích trồng khoai lang cả năm). Diện tích gieo trồng khoai lang năm 2013 là 10,2 ha, tăng 1,2 ha so với năm 2010. Sản lượng năm 2013 đạt 52,0 tấn, cao hơn 7,0 tấn so với năm 2010. Hiện tại, ở Cô Tô chỉ có một số rất ít các hộ trồng Khoai Lang, đặc biệt hầu hết hộ nông dân trồng Khoai Lang không áp dụng đúng kỹ thuất trong trồng trọt mà thường theo kinh nghiệm và đang gặp phải một số vấn đề cần giải quyết khi triển khai thực hiện quy hoạch vùng trồng Khoai Lang tập trung.

Diện tích các cây trồng khác như: ngô, sắn,… đang giảm dần qua các năm. Vì hiệu quả kinh tế của chúng mang lại không cao.

* Đối với cây công nghiệp

Bảng 3.5: Diện tích và cơ cấu diện tích gieo trồng cây công nghiệp ĐVT: ha

Nhóm cây

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Số

lượng

Cơ cấu (%)

Số lượng

Cơ cấu (%)

Số lượng

Cơ cấu (%)

Tổng diện tích 6.544 100 6.7 100 11.8 100

1. Đậu tương 3.05 46,61 3.42 51,04 9.56 81,12

2. Lạc 2 30,56 2.2 32,84 -

4. Mía 1.494 22,83 1.08 16,12 2.24 28,98

Nguồn: Chi cục thống kê, phòng Tài nguyên môi trường - NN Cô Tô Trong cơ cấu diện tích cây công nghiệp, cây Đậu tương chiếm tỷ trọng lớn, gần như một nửa diện tích cây công nghiệp. Diện tích trồng cây Đậu tương cũng tăng qua các năm: năm 2011 là 3,05 ha đến năm 2013 là 9,56 ha.

Tỷ trọng của cây Đậu tương trong tỷ trọng cây công nghiệp, năm 2011 chiếm 46,6% thì đến 2013 tăng lên 81,12% trong cơ cấu. Tỷ trọng cây Lạc và Mía

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

có xu hướng giảm. Nguyên nhân là do tỷ trọng các cây trồng khác có giá trị phát triển nhanh hơn.

Cây Lạc chiếm tỷ trọng diện tích lớn thứ 2 sau cây Đậu tương. Diện tích gieo trồng tăng từ 30,56% năm 2011 lên 32,84% năm 2012. Diện tích đậu tương tăng là do nhu cầu về sản phẩm lạc làm thức ăn cho chăn nuôi (gà, lợn) ngày một tăng lên. Bên cạnh đó thì sản phẩm Lạc cũng có nhiều nhu cầu khác nhau. Trong quá trình chuyển đổi cơ cấu cây công nghiệp thì cây Lạc đang được khuyến khích chuyển đổi thay thế các cây khác không hiệu quả.

Một số cây công nghiệp khác như: Hoa nhài, mía, thuốc lá, vừng... diện tích gieo trong tăng, giảm không đáng kể. Riêng cây Mía diện tích gieo trồng giảm xuống mạnh mẽ. Nhiều vùng hầu như đã bỏ hẳn việc trồng Mía... còn các loại cây công nghiệp khác chỉ trồng chủ yếu để tận dụng diện tích đất nông nghiệp, được trồng xen, gối vụ để tận dụng tối đa hệ số sử dụng ruộng đất.

* Cây thực phẩm

Trong cơ cấu diện tích cây thực phẩm, cây rau màu các loại chiếm tỷ lệ lớn nhất và tăng nhanh qua các năm: Năm 2011 là 942 ha, đến năm 2013 đã chiếm 77, 01% trong cơ cấu diện tích cây thực phẩm. Diện tích gieo trồng tăng lên là do nhu cầu thị trường về sản phẩm này ngày một lớn, không chỉ là nhu cầu trong huyện mà cả các huyện và nội thành khác. Với nhiều mô hình đã được triển khai ở 2 xã: Thanh Lân, Đồng Tiến... những mô hình rau sạch này được nhân dân đón nhận một cách phấn khởi, không những giúp cho bản thân các hộ nâng cao đời sống mà no còn có tác dụng không ảnh hưởng có hại đến môi trường. Rất nhiều mô hình rau sạch - an toàn đang được tiến hành và phổ biến ở các xã và đây cũng là xu hướng chuyển dịch của các xã này.

Diện tích đậu các loại và khoai tây thì giảm đáng kể qua các năm, đặc biệt là khoai tây, diện tích năm 2011 là 30,79% thì đến năm 2013 chỉ còn chiếm 7, 06% trong cơ cấu diện tích cây thực phẩm. Nguyên nhân chủ yếu là do hiện nay có nhiều loại khoai tây của Trung Quốc nhập vào với giá rẻ, do

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

vậy nhiều hộ gia đình trồng khoai tây chỉ là tận dụng đất để luân canh và để phục vụ nhu cầu tiêu dùng bản thân hộ.

+ Những tồn tại khi chuyển đổi cơ cấu ngành trồng trọt:

- Tốc độ chuyển đổi cơ cấu cây trồng còn chậm, cơ cấu cây trồng và bố trí mùa vụ còn nhiều hạn chế chưa đáp ứng nhu cầu phát triển của nền nông nghiệp hóa

- Tỷ trọng giống cây trồng có năng suất cao, thời gian sinh trưởng rút ngắn vẫn chưa được áp dụng rộng rãi do đó mà giá trị sản xuất mạng lại không cao.

- Việc chuyển đổi cây trồng vẫn chưa tiếp cận với nhu cầu của thị trường. Chúng chỉ mang hình thức làm theo, thấy ai làm gì, trồng gì? có hiệu quả là bắt trước chứ chưa tìm hiểu thị trường.

- Quá trình chuyển dịch diện tích lúa sang các loại cây trồng khác cũng còn khá chậm và còn nhiều bất cập. Có năm thì giảm, có năm lại tăng. Nói chung là diễn biến bất thường.

3.2.1.2. Chuyển dịch cơ cấu sản xuất ngành chăn nuôi

Chăn nuôi là một trong những ngành quan trọng trong sản xuất nông nghiệp, sản phẩm chủ yếu của ngành (thịt, trứng, sữa) có giá trị kinh tế cao đáp ứng nhu cầu thiết yếu của nhân dân. Việc đổi mới và phát triển mạnh mẽ ngành chăn nuôi sẽ là cơ sở để phát triển mạnh mẽ, cân đối ngành nông nghiệp. Trước đây Việt Nam là nước thiếu hụt lương thực nên chúng ta thường chỉ biết đến tốc độ tăng trưởng cao và đóng góp của hoạt động cho tăng trưởng khu vực nông nghiệp nói riêng và cho cả nền kinh tế nói chung.

Cách đây khoảng 10 năm, nước ta là một nước xuất khẩu lớn về gạo, cà phê, hạt tiêu... và như thế chăn nuôi ít được chú ý phát triển. Trên thực tế tốc độ tăng trưởng của ngành chăn nuôi thường cao hơn và ổn định hơn tốc độ tăng trưởng của ngành trồng trọt. Hiện nay nhu cầu thị trường về sản phẩm chăn nuôi

Một phần của tài liệu Giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở huyện cô tô, tỉnh quảng ninh (Trang 62 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)