1.3.1. Lịch sử phát triển, cơ cấu tổ chức của bệnh viện
1.3.1.1. Lịch sử phát triển của bệnh viện
Huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh được sát nhập 7 xã vùng hạ của huyện Can Lộc và 6 xã vùng biển cửa của huyện Thạch Hà, có diện tích tự nhiên 11.830 ha, dân số hơn 8,3 vạn người.
Bệnh viện Đa khoa huyện Lộc Hà được thành lập theo Quyết định số 1703/QĐ-UBND ngày 25/6/2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh. Bệnh viện hiện có 95 biên chế và 28 hợp đồng nội bộ, trong đó có 20 bác sĩ. Hàng ngày, tiếp nhận khám, chữa bệnh ngoại trú cho 180-200 bệnh nhân và điều trị nội cho 130-150 bênh nhân. Công suất sử dụng giường bệnh hàng năm đạt từ 130-150% so với chỉ tiêu kế hoạch. Số giường bệnh thực kê tại thời điểm hiện tại là 165 giường. Bệnh viện đã triển khai thực hiện được trên 70% kỹ thuật theo phân tuyến bệnh viện hạng III và có trên 200 kỹ thuật vượt tuyến, điển hình như: Phẫu thuật thay thuỷ tinh thể bằng phương pháp Phaco; mổ đẻ lần 2,3; thở máy xâm nhập và không xâm nhập; kéo giãn cột sống; đo chức năng hô hấp; đo lưu huyết não; nội soi dạ dày - tá tràng; nội soi cổ tử cung; điều trị viêm lộ tuyến cổ tử cung bằng sóng cao tần; chọc dịch não tuỷ xét nghiệm tế bào.... Về tiêu chí chất lượng bệnh viện, năm 2015 Bệnh viện đã đạt mức trung bình khá (2,88 điểm), phấn đấu đến năm 2017 đạt loại khá và năm 2020 đạt loại tốt.
1.3.1.2. Cơ cấu tổ chức của bệnh viện
22
Hình 1.1 –Cơ cấu tổ chức bệnh viện
Khoa khám bệnh: Là khoa lâm sàng thực hiện nhiệm vụ tiếp nhận người bệnh đến cấp cứu hoặc khám bệnh, chọn lọc người bệnh vào điều trị nội trú; thực hiện công tác điều trị ngoại trú và hướng dẫn chăm sóc sức khoẻ ban đầu.
Khoa khám bệnh được bố trí một bác sỹ làm trưởng khoa chịu trách nhiệm điều hành hoạt động của khoa, các bác sĩ thuộc các khoa, bộ phận chuyên môn trong toàn viện được điều động xuống các phòng khám chuyên khoa theo lịch phân công của bệnh viện. Hiện tại khoa khám bệnh được bố trí 7 phòng khám tương ứng với 07 chuyên khoa Nội, Ngoại, Sản, Nhi, Răng - hàm - mặt, Tai - mũi - họng; nhóm các chuyên khoa khác (gồm: da liễu, truyền nhiễm, xương khớp).
Giám đốc
Phó giám đốc Phó giám đốc
Khoa CLS Khoa Dược Khoa Nội - ĐY
Khoa Ngoại Khoa Truyền nhiễm
Khoa Sản Khoa Khám bệnh Khoa nhi - HSCC
Phòng TC-HC
Phòng KHTH
Phòng Tài Vụ
Phòng Điều dưỡng
23
Hằng ngày, khoa khám bệnh tiếp nhận trung bình từ 150-200 bệnh nhân đến khám. Chi phí sử dụng thuốc cho điều trị ngoại trú trong 1 năm là 2,5-3 tỷ đồng chiếm 38,5-46,2 % tổng tiền thuốc sử dụng tại bệnh viện.
Danh mục thuốc điều trị ngoại trú tại bệnh viện: Là các thuốc thuộc danh mục các thuốc trúng thầu theo kết quả thầu tập trung tại Sở Y tế hằng năm; các thuốc cấp cho bệnh nhân ngoại trú đa phần là các dạng thuốc uống, đặt, bôi. Thuốc tiêm chỉ có duy nhất 1 loại là Insulin cho bệnh nhân điều trị đái tháo đường.
1.3.2. Cơ cấu tổ chức và tình hình hoạt động khoa Dược 1.3.2.1. Cơ cấu tổ chức
- Khoa dược có 07 cán bộ biên chế, trong đó Dược sĩ Đại học: 02, Trung học dược: 05.
- Tổ chức của khoa dược:
Hình 1.2-Cơ cấu tổ chức khoa Dược - Bệnh viện Lộc Hà Trưởng khoa Dược
Phó khoa Dược Nghiệp vụ Dược
Tổ kho
Tổ cấp phát
Tổ thống
kê
Tổ dược chính
Đơn vị TTT,
DLS
Nhà thuốc
bệnh viện
24
1.3.2.2. Tình hình hoạt động của khoa Dược
Bệnh viện đa khoa huyện Lộc Hà được xây mới và đi vào hoạt động từ năm 2011, cơ sở hạ tầng các khoa phòng được bố trí hợp lý, phù hợp với dây chuyền công năng đảm bảo công tác khám và điều trị cho bệnh nhân. Các kho cơ bản được trang bị các thiết bị bảo quản thuốc như giá, kệ, điều hòa nhiệt độ, quạt thông gió, máy hút ẩm, nhiệt ẩm kế để theo dõi …
Hệ thống phần mềm quản lý bệnh viện được triển khai bắt đầu từ tháng 9 năm 2015. Việc áp dụng phần mềm trong quản lý bệnh viện đã hỗ trợ rất tốt cho công tác thống kê dược nói chung cũng như công tác cấp phát thuốc tại kho nói riêng. Bên cạnh đó để đảm bảo công tác cấp phát thuốc, khoa dược đã tham mưu, trình Hội đồng thuốc điều trị ban hành các quy trình cấp phát thuốc đảm bảo các quy định về cấp phát và phù hợp với thực tế tại đơn vị.
Nhằm thực hiện tốt hơn nữa công tác kê đơn thuốc ngoại trú, hiện nay khoa Dược đang phối hợp với Hội đồng thuốc và điều trị để xây dựng quy trình kê đơn thuốc tại bệnh viện.
Công tác Dược lâm sàng, thông tin thuốc đã được triển khai tuy nhiên do thiếu cán bộ được đào tạo chuyên môn về lĩnh vực này nên thời gian qua, hoạt động này chưa thực sự hiệu quả.
Với những nội dung tổng quan về thực trạng kê đơn đang diễn ra trên thế giới và tại Việt Nam, việc nghiên cứu sự tuân thủ cũng như các chỉ số nhằm đánh giá những tồn tại, hạn chế của việc kê đơn điều trị ngoại trú từ đó đề xuất các giải pháp khắc phục kịp thời là hết sức cần thiết.
25