Chương 2: THỰC TRẠNG VIỆC KTĐG KQHT MÔN HỌC MÁY ĐIỆN TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ HÀ NỘI
2.2 Chương trình và nội dung môn học
2.2.1 Mục tiêu môn học
Sau khi học xong môn này học sinh có khả năng:
- Hiểu được khái niệm và phân loại được máy điện tĩnh và máy điện quay.
- Trình bày được cấu tạo và nguyên lý làm việc của một số loại máy điện:
máy biến áp ( máy điện tĩnh), máy điện không đồng bộ, máy điện đồng bộ (máy điện quay)
- Tính toán được các đại lượng cơ bản của máy biến áp.
- Biết được một số phương pháp mở máy động cơ không đồng bộ 3 pha.
2.2.2 Chương trình môn máy điện hệ Cao đẳng:
Bảng 2.2. Chương trình khung môn máy điện
Thời gian(tiết)
TT Tên chương
TS LT BT KT
1 Chương 1: Khái niệm chung về máy điện 3 3 0 0
2 Chương 2: Máy biến áp 15 12 2 1
Kiểm tra 1 0 0 1
3 Chương 3: Máy điện không đồng bộ 3 pha 30 25 4 1
Kiểm tra 1 0 0 1
4 Chương 4:Máy điện đồng bộ và máy điện một chiều 12 10 1 1
Thời gian(tiết)
TT Tên chương
TS LT BT KT
Kiểm tra 1 0 0 1
Thi hết môn 2 0 0 2
Tổng cộng 60 51 4 5
12.2. Nội dung chi tiết:
Thời gian(tiết) TT Nội dung
TS LT BT, TN KT
1 Chương 1: Khái niệm chung về máy điện 3 3 0 0
1.1 Định nghĩa và phân loại 1 1
1.2 Định luật cảm ứng điện từ dùng trong máy điện 1 1
1.3 Vật liệu chế tạo máy điện 1 1
2 Chương 2: Máy biến áp 15 12 2 1
2.1 Khái niêm chung, các lượng định mức của MBA 1 1
2.2 Cấu tao MBA 1 pha 1 1
2.3 Nguyên lý làm việc, Mô hình toán MBA 1 pha 1 1 2.4 Phương trình cân bằng điện áp và dòng điện của
MBA 1 1
2.5 Mạch điện thay thế MBA 1 1
2.6 Chế độ không tải MBA 1 1
2.7 Chế độ ngắn mạch MBA 1 1
2.8 Chế độ có tải MBA 1 1
2.9 Cấu tạo, nguyên lý, công dụng MBA 3pha 1 1 2.10 Tổ nối dây, hệ số MBA, Cách xác định tổ nối dây 1 1
2.11 Phương trình cơ bản về điện và từ của MBA và mạch 1 1
Thời gian(tiết) TT Nội dung
TS LT BT, TN KT điện thay thế của MBA
2.12 Các chế độ làm việc của MBA 1 1
2.13 Hiện tượng từ hóa của MBA 1 1
2.14 Tổn hao công suất của MBA và giảng đồ năng lượng
của MBA 1 1
Kiểm tra 1 1
Chương 3: Máy điện không đồng bộ 3 pha 30 24 5 1 3.1 Khái niệm chung và Cấu tạo máy điện KĐB 3 pha 1 1
3.2 Nguyên lý làm việc ĐC KĐB 3 pha 1 1 3.3 Nguyên lý làm việc MFĐ KĐB 3 pha 1 1
3.4 Từ trường MĐKĐB 1 1
3.5 Phương trình cơ bản ĐC KĐB 3 pha 2 2
3.6 Sơ đồ thay thế ĐC KĐB 3 pha 2 2
3.7 Biểu đồ năng lượng, hiệu suất của ĐC KĐB 1 1
3.8 Mô men động cơ không đồng bộ 1 1
3.9 Mô men quay của động cơ KĐB 3 pha và đặc tính cơ
của 1 1
Mở máy ĐC KĐB 3 pha 1 1
Mở máy ĐC KĐB 3 pha Rôto lồng sóc 1 1
Điều chỉnh tốc độ ĐC KĐB 1 1
Đặc tính làm việc ĐC KĐB 1 1
Trạng thái hãm ĐC KĐB 2 2
Dây quấn phần ứng máy điện xoay chiều 3 3
Bài tập 5 5
Động cơ không đồng bộ 1 pha, 2 pha 3 3
Thời gian(tiết) TT Nội dung
TS LT BT, TN KT
ĐC 1 pha có vòng ngắn mạch 1 1
Kiểm tra 1 1
Chương 7: Máy điện đồng bộ và máy điện một chiều 12 10 1 1
Khái niệm chung và Cấu tạo MĐ ĐB 1 1
Nguyên lý làm việc MFĐ ĐBvà nguyên lý làm việc
MFĐ ĐB 1 1
Phản ứng phần ứng MFĐ ĐB 1 1
Đặc tính ngoài và đặc tính điều chỉnh 1 1
Cấu tạo và nguyên lý của động cơ điện đồng bộ 1 1
Cấu tạo và nguyên lý làm việc của máy điện 1chiều 1 1
Dây quấn phần ứng máy điện 1 chiều 2 1 1
Nguyên lý của ĐC ,MF điện 1 chiều 1 1
Mở máy và điều chỉnh tốc độ của ĐC Đ 1chiều 1 1
Kiểm tra 1 1
Tổng số tiết 60
2.2.3. Đặc điểm nội dung môn máy điện
* Nội dung của môn học bao gồm có 4 chương:
Chương 1: Khái niệm chung về máy điện Chương 2: Máy biến áp
Chương 3: Máy điện không đồng bộ
Chương 4: Máy điện đồng bộ và máy điện một chiều
* Đặc điểm nội dung môn máy điện:
Môn học máy điện giới thiệu về các loại máy điện, các khái niệm chung, cấu tạo và nguyên lý làm việc của một số loại máy điện cụ thể. Cũng giống như các môn kỹ thuật công nghiệp khác , môn máy điện có một số đặc điểm sau:
- Tính cụ thể và tính trừu tượng:
+ Tính cụ thể: Nội dung của môn học bao gồm những kiến thức về các loại máy móc, những quy trình kỹ thuật cụ thể. Những tri thức này học sinh có thể tri giác ngay trên sản phẩm kỹ thuật như các máy biến áp, động cơ…
+ Tính trừu tượng: Nó được phản ánh trong hệ thống các khái niệm, các nguyên lý kỹ thuật. Ví dụ như: nguyên lý làm việc của máy biến áp , nguyên lý tạo ra từ trường quay trong máy điện không đồng bộ 3 pha…
- Tính tổng hợp và tích hợp:
+ Tính tổng hợp: Môn học được xây dựng trên nguyên tắc kỹ thuật tổng hợp. Ví dụ : Phương pháp tính toán các thông số cơ bản của máy biến áp…
+ Tính tích hợp: Môn học được ứng dụng những kiến thức của các môn khoa học khác như: Toán, lý…các môn này có liên quan và thống nhất để phản ánh những đối tượng kỹ thuật. Ví dụ: Để tính toán các thông số của máy biến áp, như tính chọn lõi thép, tiết diện dây, tính toán độ chịu nhiệt, độ bền cơ của thép..
- Tính phổ biến:
Ngày nay, việc sử dụng máy điện đã trở nên rất phổ biến trong các lĩnh vực của đời sống sinh hoạt và sản xuất. Vì vậy, các thiết bị điện, máy điện đã trở nên rất gần gũi với con người. Việc truyền đạt những tri thức về chuyên ngành máy điện đã trở nên phổ biến nó thể hiện ở việc môn học máy điện đã được đưa vào chương trình chính quy trong các nhà trường cao đẳng và đại học kỹ thuật. Một phần của môn học đã được đưa vào giảng dạy ở môn vật lý, kỹ thuật công nghệ ở bậc phổ thông. Đây chính là điều thuận lợi cho việc truyền đạt những tri thức mang tính phổ biến này.
- Tính hiện đại:
Các thành tựu khoa học kỹ thuật và công nghệ tự động hóa luôn gắn liền với các thiết bị điện, trong đó có máy điện, chúng góp phần to lớn trong việc giải
phóng sức lao động của con người. Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ, các ngành khoa học khác đã và đang kéo theo sự phát triển của ngành điện.
Điều đó đã làm cho những tri thức của ngành điện trở nên phong phú, thường xuyên được cập nhật, đổi mới mang tính hiện đại.
- Tính thực tiễn:
Sự ra đời của máy móc, thiết bị hay công nghệ mới của chuyên ngành điện đều xuất phát từ nhu cầu của thực tiễn nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của con người. Bời vậy, tri thức của ngành điện là một kho tàng tích lũy những giá trị thực tiễn mà loài người đã không ngừng tìm tòi, nghiên cứu và phát triển từ rất lâu đời nên nó mang tính thực tiễn rất cao.
Nhận xét: Với những đặc điểm về nội dung và mục tiêu của môn học đã nêu ra ở trên thì việc lựa chọn các phương pháp giảng dạy phải đảm bảo tính khoa học, tính định hướng, tính hệ thống phù hợp với đối tượng người học. Môn máy điện với những đặc điểm đã nêu rất thích hợp cho việc vận dụng phương pháp dạy học nêu vấn đề, nhằm nâng cao hứng thú và độc lập sáng tạo đối với học sinh.
2.2.4 Nhận xét chung về chương trình
Chương trình môn học được cấu trúc thành những phần riêng biệt , nhưng có tính kế thừa và phát triển . ( nội dung của chương trình trứớc là tiền đề cho sự phát triển nội dung chương trình kế tiếp . Độ phức tạp của các kiến thức tăng dần qua tưng giai đoạn đào tạo ).
Chương trình được bố trí học sau các môn học cơ sở ngành . Trong nội dung chương trình chi tiết có đề ra mục tiêu của từng chương , điều này giúp sinh viên dễ dàng nhận ra mục tiêu của từng chương và từng bài cụ thể .
Tuy nhiên trong chưong trình có những chương kiến thức rất rộng và trừu tượng , mà thời gian bố trí còn ít do đó chưa phù hợp với đặc điểm nhận thức của sinh viên.