Chương 2: THỰC TRẠNG VIỆC KTĐG KQHT MÔN HỌC MÁY ĐIỆN TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ HÀ NỘI
2.3 Thực trạng việc KTĐG KQHT tại khoa Điện - Điện Tử ,trường CĐCN Hà Nôi
2.3.4 Những nguyên nhân cơ bản dẫn đến việc thiếu khách quan trong KTĐG KQHT của SV và cách khắc phục
Bảng 2.9 Các nguyên nhân cơ bản dẫn đến việc thiếu khách quan,chính xác trong KTĐG KQHT của SV.
TT Nguyên nhân GV% SV%
1 SV không trung thực trong khi làm bài kiểm tra 100% 67,47%
2 Các yếu tố chủ quan của người chấm bài 72,7% 41,12%
3 Các yếu tố tiêu cực từ bên ngoài 27,3% 31,5%
4 Các câu hỏi kiểm tra không bao quát được nội dung cần đánh giá
27,3% 49,12%
5 Thiếu cơ sở vật chất và những điều kiện phục vụ cho việc kiểm tra đánh giá
54,5% 12,43%
6 Chưa có cách thức và kỹ thuật kiểm tra đánh giá đảm bảo khách quan chính xác
54,5% 35%
7 Các mục tiêu đánh giá chưa được xác định cụ thể, chi tiết 54,5% 32,17%
0%
10%
20%
30%
40%
50%
60%
70%
80%
90%
100%
1 2 3 4 5 6 7
GV%
SV%
Biểu đồ 2.9 Mô tả các nguyên nhân cơ bản dẫn đến việc thiếu khách quan và chính xác trong KTĐG KQHT của SV.
Nhìn vào biểu đồ ta thấy:
- Có hai nhóm nguyên nhân cơ bản gây ra sự thiếu khách quan và chính xác trong quá trình KTĐG KQHT của SV đó là các nguyên nhân chủ quan và khách quan,trong đó nguyên nhân chủ quan được nhấn mạnh hơn thể hiện ở ý thức của SV và vai trò của các cán bộ GV trong việc xây dựng và sử dụng hợp lý các công cụ đánh giá
Đại đa số các cán bộ GVcho rằng cần xây dựng các câu hỏi TNKQ kết hợp với các câu tự luận đã có để KTĐG KQHT của SV
2.4 Khả năng vận dụng PP TNKQ vào KTĐG KQHT môn học Máy điện tại khoa Điện – Điện tử trường CĐ Công Nghệ Hà Nội
-Từ cơ sở phân tích đặc điểm,nội dung,mục tiêu môn học máy điện. Căn cứ vào nhu cầu,mong muốn có một công cụ KTĐG khách quan, chính xác của cả GV và SV. Căn cứ vào thực chất quá trình KTĐG KQHT của SV khoa Điện – Điện Tử.
Căn cứ vào trình độ năng lực và trình độ của đội ngũ GV trong khoa. Có thể thấy rằng việc xây dựng hệ thống ngân hang câu hỏi TNKQ để KTĐG KQHT của môn học máy điện tại khoa là rất cần thiết và có khả năng thực hiện được.
- Trên cơ sở phân tích ưu nhược điểm của PP trắc nghiệm khách quan ,căn cứ vào đặc điểm giảng dạy và đánh giá KQHT môn học máy điện tại khoa.Tác giả luận văn nhận thấy có khả năng để xây dựng và vận dụng có hiệu quả câu hỏi TNKQ trong câu hỏi này như sau:
+ Tăng khả năng đo lường các mục tiêu học tập của môn học máy điện tại trường. Việc sử dụng câu TNKQ có thể đánh giá được mức độ lĩnh hội tri thức và vận tri thức để giải quyết một số tình huống trong thực tế sản xuất.Như vậy ,nếu xây dựng được hệ thống câu hỏi TNKQ một cách khoa học sẽ nâng cao độ giá trị các bài kiểm tra, thi bằng TNKQ.
+ Tăng tính khách quan và độ tin cậy.Câu TNKQ khi chấm không phụ thuộc vào yếu tố chủ quan của người chấm, do đó tính khách quan và độ tin cậy cao hơn.
+ Tăng tính thuận tiện. Như đã phân tich , mỗi GV trong khoa phải dạy nhiều môn ,nhiều lớp. Do đó việc chấm bài tự luận truyền thống mất nhiều thời gian và
công sức. Với các bài thi, kiểm tra bằng TNKQ thì việc chấm bài sẽ nhanh chóng và thuận tiện hơn.
+ Có tác động tích cực đến thái độ học tập và kiểm tra đánh giá SV . Do đây là hình thức thi, kiểm tra mới nên SV rất hứng thú. Tuy nhiên trong những lần đầu tiến hành việc kiểm tra theo PP này yêu cầu SV phải học thực sự, hiểu thực môn học và phải đàu tư thời gian để đọc them sách tham khảo.
Như vậy để nâng cao chất lượng dạy và học môn máy điện, thì đồng thời với việc thay đổi PP giảng dạy,PP kiểm tra đánh giá cũng cần tiến hành đồng bộ để kết quả KTĐQ môn học này có độ tin cậy và độ giá trị cao. Để làm được việc đó thì vấn đề xây dựng và vận dungjcacs câu hỏi TNKQ cho môn học này là yêu cầu cấp thiết và xu thế tất yếu.
KẾT LUẬN CHƯƠNG II
Việc kiểm tra đánh giá của SV là một vấn đề hết sức quan trọng trong quá trình dạy học, nhưng hầu hết các GV trong trường còn sử dụng PP tự luận để KTĐG KQHT của SV. PP này còn chịu chi phối nhiều yếu tố chủ quan, dẫn đến việc đánh giá chưa khách quan.
Qua việc nghiên cứu mục tiêu và chương trình môn học, cùng với việc tham khảo các ý kiến các GV trong khoa. Tác giả xét thấy môn học máy điện có thể sử dụng PP TNKQ vào đánh giá KQHT của SV.
Vậy để nâng cao tính khách quan , chính xác của việc KTĐG KQHT môn học máy điện thì vấn đề tìm giải pháp để khắc phục những hạn chế trong các phương pháp kiểm tra đánh giá hiện nay là vấn đề cấp bách và tất yếu. Khả năng đáp ứng được tốt nhất các yêu cầu, để sử dụng kết hợp các câu hỏi trắc nghiệm khách quan với các câu hỏi tự luận trong các bài thi, kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn học máy điện. song các câu tự luận đã được các GV quen dùng hang ngày . Do vậy trong khôn khổ luận văn này tác giả chỉ đi sâu nghiên cứu xây dựng và sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan để đánh giá kết quả học tập cho môn học máy điện.