Xây dựng bảng phân bố câu hỏi

Một phần của tài liệu Đánh giá kết quả môn học máy điện theo phương pháp trắc nghiệm khách quan (Trang 71 - 78)

Chương 3: ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ MÔN HỌC MÁY ĐIỆN THEO PHƯƠNG PHÁP TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN

3.1 Quy trình đánh giá môn máy điện theo phương pháp TNKQ

3.1.1.2 Xây dựng bảng phân bố câu hỏi

- Dựa vào mục tiêu đánh giá nội dung môn học đối với từng chương, từng bài với các mức độ nhớ, hiểu, vận dụng … để xây dựng bảng phân bố câu hỏi. Trước khi viết câu hỏi trắc nghiệm người GV cần trả lời được một số câu hỏi sau:

Mục đích của việc kiểm tra đánh giá để cung cấp cho HS điều gì? KTĐG có giá trị như thế nào đối với HS, GV và các cán bộ quản lý. Kết quả nào là chủ yếu….

- Dựa vào nội dung môn học: Qua phân tích nội dung môn học ta tìm ra những khái niệm quan trọng trong nội dung môn học để đem ra khảo sát trong các câu trắc nghiệm; Phân loại các thông tin được trình bày trong môn học như thông tin nhàm giải nghĩa hay minh họa, những khái niệm quan trọng của môn học, lựa chọn những nội dung học sinh cần ghi nhớ …; Lựa chọn một số thông tin và ý tưởng đòi hỏi học sinh phải có khả năng ứng dụng những điều đã biết để giái quyết vấn đề trong tình huống mới…

- Dựa vào sự phân bố số tiết cho từng phần nội dung cũng như cho từng chủ đề mà ta xác định được số câu hỏi cho từng chủ đề.

b) bảng phân bố câu hỏi

Trên cơ sở phân tích mục tiêu, nội dung môn học và thời lượng các phần cụ thể chúng ta xây dựng số lượng câu hỏi trắc nghiệm cho môn Máy điện cho từng chương như sau:

Bảng 3.2 Bảng phân bố câu hỏi theo mức độ nhận thức trong chương trình môn hoc máy điện

Mục tiêu Nội dung

Biết (Số câu hỏi)

Hiểu (Số câu hỏi)

Vận dụng

(Số câu hỏi) Tổng số

Chương 1 4 2 0 6

Chương 2 12 20 21 53

Chương 3 12 21 30 63

Chương 4 2 5 4 11

Chương 5 10 21 22 53

3.1.1.3 Xây dng ngân hàng câu hi trc nghim

Đặc điểm của hình thức thi TNKQ là câu hỏi xuyên suốt toàn bộ nội dung môn học, mỗi đề thi gồm rất nhiều câu hỏi khác nhau được xây dựng một cách ngẫu nhiên trên ngân hàng câu hỏi. Do đó trước khi xây dựng ngân hàng câu hỏi cần phải xác định được mục tiêu môn học cũng như mục tiêu đánh giá SV để có những câu hỏi hay, chính xác. Khi xây dựng các câu trắc nghiệm chúng ta cần tuân theo các yêu cầu sau:

- Sử dụng ngôn ngữ phù hợp với thí sinh.

- Không hỏi ý kiến riêng của thí sinh, chỉ hỏi sự kiện, kiến thức.

a) Dạng câu hỏi nhiều lựa chọn - Các phương án sai phải có vẻ hợp lý.

- Chỉ nên dùng 4 phương án chọn.

- Đảm bảo cho câu dẫn nối liền với mọi phương án chọn theo đúng ngữ pháp - Chỉ có một phương án chọn là đúng hoặc đúng nhất.

Ví dụ

Trong máy biến áp điện lực khi các dây quấn cùng đặt trên một trụ thì dây quấn thấp áp đặt trong, dây quấn cao áp đặt ngoài là để

a) Dễ dàng chế tạo và sửa chữa b) Giảm chi phí cách điện c) Để làm mát tốt hơn

d) Giảm kích thước và giá thành

- Tránh dùng câu phủ định, đặc biệt là phủ định hai lần, nếu có thì từ phủ định phải ược nhấn mạnh

Ví dụ

Thông số nào sau đây của máy biến áp không thay đổi khi làm việc:

a) Điện áp b) Dòng điện c) Tần số d) Công suất

- Phải sắp xếp phương án đúng theo thứ tự ngẫu nhiên.

- Không để lộ gợi ý câu trả lời cho câu hỏi này trong một câu hỏi khác Ví dụ:

Câu 1:

Vật liệu để chế tạo lõi thép máy biến áp là:

a) Thép hợp kim b) Thép đúc

c) Thép kỹ thuật điện d) Thép rèn

Câu 2:

Tại sao lõi thép máy biến áp lại được chế tạo từ thép kỹ thuật điện?

a) Giảm dòng điện xoáy (dòng phu cô) b) Giảm giá thành

c) Dễ chế tạo và lắp đặt d) Tăng độ bền

Trong ví dụ trên phần dẫn trong câu 2 là gợi ý để HS trả lời cho câu 1, có thể đoán ra được ngay vật liệu để chế tạo lõi thép máy biến áp là thép kỹ thuật điện.

- Tránh lạm dụng kiểu “Không phương án nào trên đây đúng” hoặc “mọi phương án trên đây đều đúng”.

- Tránh việc tạo phương án đúng khác biệt so với các phương án khác (dài hơn hoặc ngắn hơn, mô tả tỉ mỉ hơn...)

b) Dạng câu hỏi ghép đôi

- Hướng dẫn rõ về yêu cầu của việc ghép cho phù hợp - Đánh số ở một cột và chữ ở cột kia.

- Các dòng trên mỗi cột phải tương đương về nội dung, hình thức, ngữ pháp, độ dài

- Tránh các câu phủ định.

Ví dụ : Cột A biểu thị sơ đồ nối dây, cột B biểu thị tổ nối dây, hãy chọn tổ nối dây ở cột B phù hợp với sơ đồ ở cột A.

A. Sơ đồ nối dây B. Tổ nối dây

B

A C

Y

X Z

x

y z

a

b c

B

A C

Y

X Z

x

y z

c

b b

B

A C

Y

X Z

x

y z

b

a c

B

A C

Y

X Z

a

b c

x

y z

1) 2) 3) 4)

a) Y/Y-6 b) Y/Y-12 c) Y/Y-2 d) Y/Y-10 e) Y/Y - 4

- Các câu trắc nghiệm ghép đôi nên được viết trong một trang để học sinh không phải lật qua, lật lại gây khó khăn và gây nhiếu đối với học sinh

- Số câu trả lời luôn luôn lớn hơn câu dẫn một câu

- Liệt kê các câu trả lời theo một trình tự logic (thời gian, kích thước, tầm quan trọng)

- Có hướng dẫn rõ ràng, nói rõ đánh dấu như thế nào cũng như mối quan hệ giữa câu dẫn và câu trả lời.

c) Dạng câu đúng – sai

- Câu phát biểu phải hoàn toàn đúng hoặc sai, không có ngoại lệ.

- Soạn câu trả lời thật đơn giản

- Trình tự câu hỏi đúng – sai không nên theo quy luật để tránh học sinh đoán mò.

- Số lượng câu trả lời ở dạng này không cần giới hạn vì các câu là độc lập không có ràng buộc lẫn nhau.

Ví dụ: Máy biến áp và động cơ KĐB 3 pha

Nội dung Đ S

1. Làm việc dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ

2. Lõi thép được chế tạo từ thép kỹ thuật điện

3. Là thiệt bị điện từ tĩnh 4. Biến đổi cơ năng thành điện năng

d) Dạng câu hỏi điền khuyết

- Sử dụng ngôn ngữ riêng không dùng ngôn ngữ trong sách để tránh học sinh đoán mò

- Phải rõ ràng, tường minh và chỉ có một lựa chọn là đúng

- Thiết kế sao cho có thể trả lời bằng một từ đơn nhất mang tính đặc trưng (người, vật, điạ điểm, thời gian, khái niệm).

- Cần tránh các từ mạng tính gợi ý “cái, chiếc, con …” trước chỗ trống - Cung cấp đủ thông tin để chọn từ trả lời

3.1.2 To b đề thi, kim tra

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều phần mềm trắc nghiệm có khả năng hỗ trợ cho giáo viên trong việc trộn câu hỏi để tạo thành những bộ đề thi, kiểm tra.

Trong luận văn này tác giả đã nghiên cứu và sử dụng phần mềm Emptest để biên soạn bộ đề thi, kiểm tra đánh giá cho môn máy điện.

3.1.3 T chc kim tra, đánh giá người hc

- Trắc nghiệm trên giấy: Giáo viên in sẵn đề thi theo số lượng sinh viên của lớp, phát đề cho HS,SV theo hàng ngang, từ trên xuống dưới, yêu cầu HS,SV làm bài trên phiếu trả lời trắc nghiệm hoặc trực tiếp trên đề thi. Sau khi kết thúc buổi thi, kiểm tra yêu cầu HS,SV ngồi tại chỗ và thu bài theo danh sách

- Trắc nghiệm trên máy tính: Giáo viên dạy bộ môn phải nộp ngân hàng đề thi và bố cục đề thi về phòng Khảo thí và đảm bảo chất lượng trước 01 ngày. Phòng khảo thí và đảm bảo chất lượng ra đề thi và tổ chức quá trình thi.

3.1.4 Thu thp s liu thng kê

Căn cứ vào bài làm của người học, thu thập số liệu cho từng câu hỏi từng đề thi bao gồm:

- Số thí sinh lựa chọn các phương án A,B,C,D - Số thí sinh trả lời đúng câu hỏi

- Tỷ lệ thí sinh chọn các phương án trả lời

Căn cứ vào số liệu thu được GV có thể tính được độ khó, độ tin cậy, độ phân biệt và đánh giá được chất lượng câu hỏi, đề thi cũng như so sánh được kết quả học tập của HS,SV so với phương pháp kiểm tra truyền thống.

3.1.5 Đánh giá cht lượng câu hi và đề thi 3.1.5.1 Đánh giá câu hỏi TNKQ

- Đánh giá câu hỏi qua độ khó:

- Đánh giá câu hỏi qua độ phân biệt 3.1.5.2 Đánh giá bài thi TNKQ

Hai đại lượng đặc trưng rất quan trọng để đánh giá chất lượng bài trắc nghiệm đó là độ tin cậy và độ giá trị của bài trắc nghiệm.

3.1.6 Hoàn thin câu hi, b đề, loi b nhng câu hi không đạt yêu cu

Một phần của tài liệu Đánh giá kết quả môn học máy điện theo phương pháp trắc nghiệm khách quan (Trang 71 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)