Thăm dò ý kiến giáo viên trong bộ môn về kết quả thu được

Một phần của tài liệu Đánh giá kết quả môn học máy điện theo phương pháp trắc nghiệm khách quan (Trang 119 - 127)

Chương 3: ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ MÔN HỌC MÁY ĐIỆN THEO PHƯƠNG PHÁP TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN

3.4 Kết quả thực nghiệm

3.4.4 Thăm dò ý kiến giáo viên trong bộ môn về kết quả thu được

Từ kết quả thu được của bài kiểm tra đánh giá kết quả học tập của lớp thực nghiệm, bộ môn thiết bị điện đã tiến hành đánh giá lại bài thi cũng như các câu hỏi trắc nghiệm nhằm thấy được những thiếu sót những câu hỏi chưa phù hợp để khắc phục, thay đổi cho phù hợp.

Các giáo viên trong bộ môn đều cho rằng sử dụng phương pháp trắc nghiệm khách quan để đánh giá kết quả học tập là phù hợp, chính xác và nội dụng xuyên suốt môn học. Đồng thời cũng đánh giá cao việc ứng dụng phần mềm Emptest để tạo ra những bộ đề kiểm tra, đề thi có tính khoa học và bảo mật cao. Mặc dù mới chỉ dừng lại ở hình thức thi trên giấy nhưng cũng đã gây được sự hứng thú cho sinh viên, trong những năm tới khi khoa được trang bị đầy đủ các thiết bị thì sẽ áp dung thi trên máy.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Trong chương này tác giả đã xây dựng được quy trình đánh giá môn máy điện bằng trắc nghiệm khách quan phục vụ công tác giảng dạy nâng cao chất lượng đào tạo. Đồng thời tác giả cũng đã nghiên cứu và ứng dụng thành công phần mềm trắc nghiệm Emptest phục vụ công tác biên soạn và tạo bộ đề thi cho môn máy điện.

Tác giả đã xây dựng thành công bộ đề thi đánh giá kiến thức môn máy điện bằng câu hỏi trắc nghiệm khách quan. Qua kết quả thực nghiệm tác giả rút ra một số kết luận sau:

- Chất lượng câu hỏi trắc nghiệm: Câu hỏi trắc nghiệm đã xuyên suốt nội dung chương trình môn học, đảm bảo được độ khó, độ phân biệt, các đề thi đảm bảo được tính tin cậy và độ giá trị. Tất cả những câu hỏi, đề thi không đạt yêu cầu đã được tác giả chỉnh sửa hoặc loại bỏ.

- Kết quả thi đạt chất lượng tốt, đánh giá đúng được năng lực của sinh viên, đồng thời có khả năng phân loại đươc sinh viên rất cao, điều đó đã tác động đến thái độ, tinh thần học tập của sinh viên giúp cho viêc giảng dạy môn máy điện đạt kết quả cao.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận:

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, đề tài “Đánh giá kết quả môn học Máy Điện theo phương pháp trắc nghiệm khách quan” đã thu được kết quả như sau:

- Nghiên cứu tổng quan về quá trình kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên trong quá trình dạy học, phương pháp và kỹ thuật trắc nghiệm trong kiểm tra, đánh giá.

- Trên cơ sở đánh giá thực trạng việc kiểm tra, đánh giá ở trường Cao đẳng Công nghệ Hà Nội cũng như việc thi, kiểm tra môn Máy điện để từ đó thấy được khả năng vận dụng phương pháp kiểm tra trắc nghiệm đối với môn học là khả quan và sẽ đem lại kết quả tốt

- Tác giả đã xây dựng được ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm khách quan bằng cho môn Máy điện và từ ngân hàng câu hỏi này đã lập được các bộ đề thi, kiểm tra dùng cho kiểm tra thường xuyên và thi kết thúc học phần.

- Tiến hành thực nghiệm sư phạm trên các lớp sinh viên tại trường bước đầu đã chứng tỏ việc áp dụng hình thức thi, kiểm tra trắc nghiệm đối với môn máy điện là hoàn toàn đúng đắn. Kết quả thực nghiệm tác giả đã phân loại, lựa chọn được những câu hỏi, những bộ đề thi đảm bảo được các tiêu chí đánh giá (đo được cái cần đo) chỉnh sửa, loại bỏ các câu hỏi không đạt yêu cầu.

2. Kiến nghị

Quá trình xây dựng câu hỏi cũng như quá trình thực nghiệm tại trường Cao đẳng Công nghệ Hà Nội tác giả nhận thấy một số vấn đề cần được giải quyết.

- Việc phân tích đánh giá câu hỏi trắc nghiệm được tác giả thực hiện một cách thủ công nên chưa đảm bảo tính chính xác và tốn rất nhiều thời gian. Do vậy nếu việc xử lý câu hỏi TNKQ có sử dụng các phần mềm chuyên dụng dựa theo lý thuyết khảo thí hiện đại cũng giảm bớt được nhiều thời gian tính toán hơn.

- Cần đa dạng nhiều loại câu hỏi trắc nghiệm trong một đề thi để đánh giá thí sinh một cách toàn diện.

- Mỗi môn học cần xây dựng một hệ thống ngân hàng câu hỏi TNKQ căn cứ vào chuẩn kiến thức, kỹ năng đã được đặt ra.

- Giáo viên cần sử dụng đa dạng các hình thức đánh giá sinh viên. Không chỉ đánh giá học sinh qua các bài kiểm tra dùng trong lớp học

- Do các lớp tín chỉ có số lượng sinh viên đông nên cần áp dụng hình thức thi trực tiếp trên máy tính từ đó tách khâu kiểm tra, đánh giá ra khỏi khâu giảng dạy có như vậy mới hạn chế được tiêu cực trong thi cử.

- Vậy việc ứng dụng công nghệ thông tin trong kiểm tra, đánh giá là rất cần thiết khi trường Cao Đẳng Công Nghệ Hà Nội bắt đầu bước vào đào tạo theo học chế tín chỉ.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.Trần Thị Tuyết Oanh. Đánh giá và đo lường kết quả học tập,NXB Đại học sư phạm Hà Nội 2007.

2.Dương Thị Kim Oanh. Đề tài khoa học cấp bộ “ Xây dựng bộ câu hỏi TNKQ cho các môn học nghiệp vị sư phạm của khoa SPKT trường ĐHBKHN”

3.Giáo trình “Máy điện trường Cao đẳng Công nghệ Hà Nội

4.Lưu Xuân Mới . Đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá ở các trường cán bộ quản lý giáo dục và đào tạo, Tạp chí khoa học, giáo dục số 2 (2005)

5.Lê Thanh Nhu (2009), Bài giảng Lý luận dạy học cho các môn học chuyên ngành, Trường đại học Bách khoa Hà Nội.

6.Nguyễn Khang (2009), Bài giảng Nghiên cứu xã hội và khoa học giáo dục, trường Đại học Bách khoa Hà Nội.

7.Nguyễn Xuân Lạc (2009), bài giảng “Phương pháp luận nghiên cứu khoa học”, trường Đại học Bách khoa Hà Nội.

8.Nguyễn Xuân Lạc (2009), bài giảng “Lý luận và công nghệ dạy hoc”, trường Đại học Bách khoa Hà Nội.

9.Nguyễn Trọng Phúc (2001), “Trắc nghiệm khách quan và vấn đề đánh giá trong giảng dạy Địa lý”, nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.

10.Lâm Quang Thiệp (2008) Trắc nghiệm và ứng dụng, nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật. (Phương Pháp Thực Hành ), NXB Khoa học xã hội.

11.GS.TSKH Dương Thiệu Tống (2005 ), Trắc Nghiệm & Đo Lường thành quả học tập

12Nguyễn Thị Minh Tâm (2008), “Xây dựng câu hỏi trắc nghiệm khách quan bằng hình ảnh cho môn Tin học văn phòng tại trường Cao đẳng Cộng đồng Hà Tây”, Luận

văn thạc sỹ Sư phạm Kỹ thuật, trường Đại học Bách khoa Hà Nội.

13.Trần Thị Kim Thanh (2006), “Vận dụng phương pháp trắc nghiệm khách quan trong kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Điện kỹ thuật tại trường Cao đẳng Công nghiệp Việt Đức”, Luận văn thạc sỹ Sư phạm Kỹ thuật, trường Đại học Bách khoa Hà Nội.

PHỤ LỤC 1

PHIẾU ĐIỀU TRA SINH VIÊN

Điều tra thực trạng vấn đề kiểm tra đánh giá môn học Máy điện ở khoa Điện – Điện Tử trường Cao Đẳng Công Nghệ Hà Nội.

Đề nghị Anh ( Chị ) hãy đánh dấu vào các vị trí thích hợp trong phiếu điều tra theo câu hỏi sau:

1. Anh ( chị ) đánh giá như thế nào về ý nghĩa của môn học Máy điện đối với nghề nghiệp của bản thân sau này ?

Rất quan trọng Quan trọng Ít quan trọng Không quan trọng 2. Mức độ mục tiêu học tập nào anh ( chị ) cần đạt được qua môn học này ?

Biết Hiểu Phân tích Tổng hợp Đánh giá

3. Việc sử dụng thời gian tự học của anh ( chj )cho môn học Máy điện như thế nào?

Tỷ lệ SV ( % ) TT Thời điểm học

NTN NĐC 1 Hàng ngày

2 Ngày mai có giờ

3 Ngày mai có giờ kiểm tra 4 Trong thời gian ôn thi

3. Anh ( chị ) thấy kết quả của bài thi, kiểm tra đã phản ánh trình độ của anh ( chị ) như thế nào ?

PHỤ LỤC 2

PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN CỦA GIÁO VIÊN

Để góp phần cải tiến phương pháp KTĐG KQHT của SV ,xin đồng chí vui lòng cho biết ý kiến của đồng chí về một số vấn đề sau:

1. Theo đồng chí ,mục đích của việc KTĐG KQHT là:

Trả lời TT Mục đích của việc KTĐG KQHT Rất

quan trọng

Quan trọng

Không quan trọng 1 Xếp hạng sinh viên

2 Xác định trình độ của SV so với yêu cầu 3 Điều chỉnh hoạt động học của SV

4 Thúc đẩy sinh viên tiếp tục học tập

5 Điều chỉnh hoạt động dạy của SV

6 Điều chỉnh, cải tiến nội dung chương trình

2. Các yêu cầu sư phạm trong KTĐG KQHT của SV đẫ được đồng chí thực hiện như thế nào?

Nội dung trả lời TT Các yêu cầu sư phạm trong KTĐG KQHT

của sinh viên Rất

quan trọng

Quan trọng

Không quan trọng

1 Đảm bảo tính quy chuẩn

2 Đảm bảo tính khách quan

3 Đảm bảo tính xác nhận và tính phát triển

3. Đồng chí đã thực hiện nội dung KTĐG môn đồng chí phụ trách như thế nào?

□ Theo hướng giảm yêu cầu về trí nhớ và thuộc long.

□ Nhấn mạnh yếu tố hiểu bài.

□ Khêu gợi khả năng vận dụng sáng tạo của SV.

□ Yêu cầu về trí nhớ và thuộc long là chủ yếu.

□ Các ý kiến khác

………

………..

4. Theo đồng chí vấn đề xây dựng , sử dụng hợp lý câu hỏi kiểm tra trong đánh giá KQHT của SV có tầm quan trọng như thế nào ?

Rất quan trọng Quan trọng Không quan trọng

5. Đồng chí đã sử dụng PP kiểm tra nào để đánh giá KQHT của SV.

Một phần của tài liệu Đánh giá kết quả môn học máy điện theo phương pháp trắc nghiệm khách quan (Trang 119 - 127)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)