4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1 Kết quả theo dõi đặc điểm nông sinh học của các giống lúa tham
4.1.1 Tình hình sinh trưởng phát triển giai đoạn mạ
Trong chu trình sống, tất cả các loài sinh vật đều trải qua ba giai đoạn cơ bản là giai đoạn non trẻ, giai đoạn trưởng thành và giai đoạn già cỗi.
Ở cây lúa, thời kỳ mạ là giai đoạn đầu tiên của quá trình sinh truởng phát triển. Thời kỳ này được tính từ khi gieo hạt đến khi cấy, thời gian này dài hay ngắn tuỳ thuộc chủ yếu vào giống, phương thức làm mạ, điều kiện ngoại cảnh và thời vụ. Nhìn chung, thời gian sinh trưởng của cây lúa ở thời kỳ mạ không dài nhưng lại có ý nghĩa quyết định đến sinh trưởng và năng suất lúa sau này.
Cây mạ sinh trưởng tốt sẽ tạo điều kiện tốt cho cây lúa sau cấy chóng bén rễ hồi xanh, sớm đẻ nhánh, tạo đà cho cây lúa sinh trưởng tốt ở những giai đoạn tiếp theo.
Tiêu chuẩn một ruộng mạ tốt đó là mạ cứng cây, tỷ lệ ngạnh trê cao, bộ rễ khoẻ, lá xanh đậm, tuổi mạ không quá già và không bị sâu bệnh.
Vì vậy, khi thí nghiệm chúng tôi đã tiến hành đánh giá tình hình sinh trưởng, phát triển của cây mạ theo các chỉ tiêu: Chiều cao cây mạ, số lá mạ, màu sắc lá mạ và sức sinh trưởng của cây mạ theo thang điểm của IRRI:
Điểm 1: Sức sống rất mạnh Điểm 3: Sức sống mạnh Điểm 5: Sức sống trung bình Điểm 7: Sức sống yếu
Điểm 9: Sức sống rất yếu
Kết quả theo dõi tình hình sinh trưởng của cây mạ được trình bày ở bảng 4.1a và 4.1b.
Bảng 4.1a: Tình hình sinh trưởng của cây mạ ở vụ mùa – 2008
STT Giống Vụ mùa 2008
Tuổi mạ (ngày)
Chiều cao cây
mạ số lá mạ Màu sắc lá mạ Sức sống
1 10055 16 23.62 4.3 Xanh trung bình 3
2 10057 16 24.55 4.25 Xanh đậm 3
3 10068 16 25.38 4.2 Xanh đậm 3
4 10072 16 23.86 4.2 Xanh đậm 3
5 10090 16 25.37 4.25 Xanh đậm 3
6 10094 16 24.97 4.3 Xanh trung bình 3
7 10095 16 25.44 4.25 Xanh đậm 3
8 10098 16 26.19 4.35 Xanh đậm 3
9 10100 16 25.81 4.2 Xanh nhạt 3
10 10103 16 25.03 4.4 Xanh đậm 3
11 10105 16 25.43 4.39 Xanh đậm 3
12 10107 16 25.78 4.65 Xanh đậm 3
13 10108 16 25.32 4.5 Xanh nhạt 3
14 10113 16 25.14 4.45 Xanh đậm 3
15 10124 16 25.13 4.4 Xanh đậm 3
16 10128 16 25.4 4.55 Xanh đậm 3
17 10137 16 25.05 4.3 Xanh đậm 3
18 10144 16 25.11 4.2 Xanh đậm 3
19 10153 16 25.43 4.25 Xanh đậm 3
20 10156 16 25.56 4.15 Xanh đậm 3
21 10163 16 25.58 4.45 Xanh đậm 3
22 10165 16 25.2 4.35 Xanh nhạt 3
23 10167 16 25.42 4.3 Xanh đậm 3
24 10168 16 25.61 4.3 Xanh đậm 3
25 10169 16 25.96 4.55 Xanh đậm 3
26 10171 16 25.28 4.4 Xanh đậm 3
27 10173 16 25.58 4.45 Xanh nhạt 3
28 10176 16 25.72 4.4 Xanh đậm 3
29 10179 16 25.55 4.55 Xanh đậm 3
30 10273 16 25.65 4.29 Xanh đậm 3
31 10279 16 25.29 4.45 Xanh đậm 3
32 10282 16 25.5 4.4 Xanh nhạt 3
33 10285 16 26.04 4.3 Xanh đậm 3
34 10292 16 25.6 4.15 Xanh đậm 3
35 10590 16 25.54 4.35 Xanh đậm 3
36 10618 16 25.41 4.1 Xanh đậm 3
37 10640 16 25.29 4.35 Xanh đậm 3
38 10641 16 26.29 4.4 Xanh đậm 3
39 10646 16 25.37 4.25 Xanh đậm 3
40 10654 16 25.92 4.6 Xanh đậm 3
41 10668 16 25.48 4.35 Xanh đậm 3
42 10675 16 25.58 4.35 Xanh đậm 3
43 10678 16 25.46 4.25 Xanh đậm 3
44 10681 16 25.36 4.5 Xanh đậm 3
45 10695 16 25.55 4.2 Xanh nhạt 3
46 10698 16 25.56 4.25 Xanh đậm 3
47 10699 16 25.28 4.25 Xanh đậm 3
48 10158 - 1 16 25.63 4.45 Xanh đậm 3
49 10280-2 16 26.88 4.55 Xanh đậm 3
50 TK90 16 25.64 4.3 Xanh đậm 3
Bảng 4.1b: Tình hình sinh trưởng của cây mạ ở vụ Xuân - 2009
STT Giống Vụ Xuân 2009
Tuổi mạ (ngày)
Chiều cao cây
mạ số lá mạ Màu sắc lá mạ Sức sống
1 10055 37 23.62 4.3 Xanh đậm 3
2 10057 37 24.3 4.25 Xanh đậm 3
3 10068 37 24.98 4.2 Xanh đậm 3
4 10072 37 23.86 4.2 Xanh trung bình 3
5 10090 37 25.12 4.25 Xanh đậm 3
6 10094 37 24.97 4.3 Xanh đậm 3
7 10095 37 24.17 4.25 Xanh đậm 3
8 10098 37 25.95 4.35 Xanh đậm 3
9 10100 37 25.35 4.2 Xanh trung bình 3
10 10103 37 24.47 4.4 Xanh đậm 3
11 10105 37 24.83 4.39 Xanh đậm 3
12 10107 37 24.76 4.65 Xanh đậm 3
13 10108 37 24.91 4.5 Xanh đậm 3
14 10113 37 25.09 4.45 Xanh đậm 3
15 10124 37 23.74 4.4 Xanh đậm 3
16 10128 37 24.51 4.55 Xanh đậm 3
17 10137 37 24.91 4.3 Xanh đậm 3
18 10144 37 24.47 4.2 Xanh đậm 3
19 10153 37 24.85 4.25 Xanh nhạt 3
20 10156 37 25.03 4.15 Xanh nhạt 3
21 10163 37 25.58 4.45 Xanh đậm 3
22 10165 37 24.98 4.35 Xanh đậm 3
23 10167 37 24.23 4.3 Xanh đậm 3
24 10168 37 24.92 4.3 Xanh đậm 3
25 10169 37 24.82 4.55 Xanh đậm 3
26 10171 37 23.96 4.4 Xanh đậm 3
27 10173 37 25.38 4.45 Xanh đậm 3
28 10176 37 24.59 4.4 Xanh đậm 3
29 10179 37 24.55 4.55 Xanh đậm 3
30 10273 37 25.65 4.29 Xanh đậm 3
31 10279 37 24.51 4.45 Xanh đậm 3
32 10282 37 24.5 4.4 Xanh đậm 3
33 10285 37 23.97 4.3 Xanh đậm 3
34 10292 37 24.39 4.15 Xanh nhạt 3
35 10590 37 23.99 4.35 Xanh đậm 3
36 10618 37 25.41 4.1 Xanh nhạt 3
37 10640 37 25.29 4.35 Xanh đậm 3
38 10641 37 26.16 4.4 Xanh đậm 3
39 10646 37 25.37 4.25 Xanh đậm 3
40 10654 37 25.36 4.6 Xanh trung bình 3
41 10668 37 24.92 4.35 Xanh đậm 3
42 10675 37 23.94 4.35 Xanh đậm 3
43 10678 37 25.46 4.25 Xanh đậm 3
44 10681 37 24.22 4.5 Xanh đậm 3
45 10695 37 24.04 4.2 Xanh đậm 3
46 10698 37 24.29 4.25 Xanh đậm 3
47 10699 37 23.99 4.25 Xanh đậm 3
48 10158 - 1 37 25.63 4.45 Xanh đậm 3
49 10280-2 37 25.57 4.55 Xanh đậm 3
50 TK90 37 25.38 4.3 Xanh đậm 3
Qua bảng 3a và 3b cho thấy:
Ở vụ mùa 2008, do điều kiện thời tiết thuận lợi cho cây mạ sinh trưởng, phát triển (nhiệt độ trung bình từ 26,80c đến 30,60c) nên tuổi mạ của các giống tham gia thí nghiệm chỉ 16 ngày mà chiều cao cây đã đạt từ 23,16 cm (10055) đến 27,07cm (10618), số lá mạ dao động từ 3,95 đến 5,15 lá. Còn đối chứng TK90 có chiều cao cây mạ đạt 25,64 cm, số lá mạ đạt 4,5 lá.
Ở vụ xuân 20009, khi mới gieo mạ trời rét sau đó trời ấm dần nên mạ sinh trưởng phát triển khá, chiều cao cây mạ của các giống thí nghiệm dao động từ 23,62 cm (10055) đến 26,16cm (10641), số lá mạ dao động từ 4,15 đến 4,6 lá, tương đương với giống đối chứng TK90 có chiều cao cây mạ 25,64cm, số lá mạ 4,3 lá.
Nhìn chung, ở cả vụ mùa 2008 và vụ xuân 2009 thì đa số các giống thí nghiệm đều có màu sắc lá mạ từ xanh trung bình đến xanh đậm, một số ít giống có màu sắc lá mạ xanh nhạt còn đối chứng TK90 ở cả 2 vụ đều có màu sắc lá xanh đậm. Như vậy, qua theo dõi 3 chỉ tiêu chiều cao cây mạ, số lá mạ và màu sắc lá mạ trước khi cấy thì các giống thí nghiệm đều đạt mức sinh trưởng mạnh, đủ tiêu chuẩn đưa ra ruộng cấy.
4.1.2 Thời gian qua các giai đoạn sinh trưởng
Thời gian sinh trưởng của cây lúa được tính từ khi nảy mầm đến khi chín hoàn toàn. Thời gian sinh trưởng dài hay ngắn phụ thuộc vào đặc tính di truyền của giống, thời vụ gieo cấy, điều kiện ngoại cảnh, trình độ thâm canh của từng địa phương. Thường thì các giống lúa địa phương có tổng thời gian sinh trưởng dài hơn các giống lúa cải tiến.
Ở Miền Bắc, do thời tiết biến động trong năm, nhất là nhiệt độ nên thời gian sinh trưởng của cây lúa ở mỗi mùa vụ gieo cấy cũng khác nhau. Cùng một giống, ở vụ xuân do nhiệt độ thấp nên tổng thời gian sinh trưởng của cây lúa dài ngày hơn vụ mùa. Cũng trong vụ xuân ở những năm trời rét thì lúa sinh trưởng kéo dài, trỗ muộn hơn những năm trời nắng ấm. Còn trong vụ
mùa, nhiệt độ ít thay đổi qua các năm nên thời gian sinh trưởng của các giống tương đối ổn định hơn.
Nhìn chung, thời gian sinh trưởng của các giống lúa quá dài hay quá ngắn đều cho năng suất không cao, vì nếu thời gian sinh trưởng quá dài dễ gây lốp đổ và không tránh khỏi ảnh hưởng xấu do thiên tai gây ra. Còn thời gian sinh trưởng quá ngắn sẽ làm giảm tỷ lệ chất khô được tích luỹ vào hạt. Trong toàn bộ thời gian sống, cây lúa trải qua nhiều giai đoạn sinh trưởng, phát triển khác nhau: Thời kỳ mạ, thời kỳ đẻ nhánh, làm đốt, làm dòng, thời kỳ trỗ và chín. Ở mỗi giai đoạn để cótác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến việc hình thành năng suất lúa: mạ tốt làm lúa chóng bén rễ, hồi xanh, thúc đẩy quá trình đẻ nhánh sớm. Đẻ nhánh là thời kỳ quyết định đến quá trình hình thành số bông và sự tăng lên về diện tích lá; Thời kỳ làm đốt, làm đòng là quá trình phân hoá và hình thành cơ quan sinh sản, ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất lúa; Thời kỳ trỗ, chín quyết định đến số hạt trên bông và trọng lượng 1000 hạt.
Do vậy, theo dõi thời gian sinh trưởng của cây lúa có ý nghĩa quan trọng trong việc xác đinh thời vụ gieo cấy, cơ cấu giống và xây dựng chế độ luân canh tăng vụ hợp lý nhằm năng cao hiệu quả sử dụng đất, nắm được thời gian qua các giai đoạn sinh trưởng ta sẽ có biện pháp chăm sóc thích hợp nhất cho từng giai đoạn đó để phát huy hết tiềm năng năng suất của giống.
Để chọn được các giống tốt phục vụ cho chương trình chọn tạo giống kháng bệnh bạc lá, chúng tôi tiến hành theo dõi thời gian qua các giai đoạn:
bén rễ hồi xanh, bắt đầu đẻ nhánh, kết thúc đẻ nhánh, bắt đầu trỗ, kết thúc trỗ, chín hoàn toàn. Kết quả thu được trình bày ở bảng 4.1a và 4.2b.
Bảng 4.2a: Thời gian sinh trưởng của các giống tham gia thí nghiệm ở vụ mùa 2008
STT Giống
Thời gian từ cấy đến các giai đoạn sinh trưởng (ngày) Tổng thời gian sinh trưởng
(ngày) Bén rễ
hồi xanh Bắt đầu
đẻ nhánh Kết thúc
đẻ nhánh Bắt đầu trỗ
Kết thúc trỗ
Chín hoàn toàn
1 10055 4 11 38 51 54 83 99
2 10057 5 12 39 65 70 98 114
3 10068 4 12 40 65 69 95 111
4 10072 4 10 35 52 56 84 100
5 10090 5 13 41 71 75 102 118
6 10094 4 10 36 60 64 90 106
7 10095 6 13 43 66 70 100 116
8 10098 4 10 39 63 67 91 107
9 10100 4 10 36 52 56 81 97
10 10103 6 14 41 59 63 90 106
11 10105 5 11 38 56 60 87 103
12 10107 6 15 42 58 62 93 109
13 10108 4 11 38 54 59 86 102
14 10113 5 14 42 79 83 110 126
15 10124 4 11 39 53 56 83 99
16 10128 5 12 38 52 56 86 102
17 10137 6 14 41 73 77 103 119
18 10144 5 13 40 68 72 99 115
19 10153 4 11 38 56 60 88 104
20 10156 4 11 37 51 55 82 98
21 10163 4 12 39 65 68 95 111
22 10165 4 12 42 61 64 89 105
23 10167 6 14 39 60 65 87 103
24 10168 6 14 42 70 73 99 115
25 10169 4 12 39 60 62 90 106
26 10171 4 12 42 60 65 96 112
27 10173 4 12 42 64 68 94 110
28 10176 5 13 41 78 81 104 120
29 10179 6 14 40 70 76 105 121
30 10273 5 13 41 67 72 100 116
31 10279 4 12 38 57 60 86 102
32 10282 5 12 38 61 65 92 108
33 10285 4 11 37 56 60 82 98
34 10292 4 12 36 50 53 82 98
35 10590 5 13 40 68 72 100 116
36 10618 4 11 37 66 70 98 114
37 10640 4 12 39 69 73 99 115
38 10641 4 12 39 66 70 100 116
39 10646 4 12 41 70 73 99 115
40 10654 4 13 39 68 72 99 115
41 10668 5 14 41 69 74 101 117
42 10675 6 14 40 69 72 99 115
43 10678 5 14 43 60 63 87 103
44 10681 5 13 42 72 75 102 118
45 10685 5 14 43 68 72 101 117
46 10698 5 14 42 65 68 100 116
47 10699 4 12 40 66 69 96 112
48 10158 - 1 5 13 40 65 70 98 114
49 10280-2 4 12 38 56 60 87 103
50 TK90 4 12 38 59 62 89 105
Bảng 4b: Thời gian sinh trưởng của các giống tham gia thí nghiệm ở vụ xuân 2009
STT Giống
Thời gian từ cấy đến các giai đoạn sinh trưởng (ngày) Tổng thời gian sinh trưởng
(ngày) Bén rễ
hồi xanh Bắt đầu
đẻ nhánh Kết thúc
đẻ nhánh Bắt đầu
trỗ Kết thúc trỗ
Chín hoàn toàn
1 10055 6 14 45 56 59 86 123
2 10057 8 16 48 69 73 104 141
3 10068 7 14 42 60 64 99 136
4 10072 7 13 41 50 53 86 123
5 10090 8 18 51 70 77 106 143
6 10094 7 15 40 60 65 92 129
7 10095 8 14 48 66 72 103 140
8 10098 7 14 44 59 64 98 135
9 10100 7 13 40 51 54 85 122
10 10103 8 16 47 65 71 99 136
11 10105 8 15 42 53 60 90 127
12 10107 8 15 42 56 63 90 127
13 10108 7 14 41 52 56 89 126
14 10113 8 21 59 77 83 109 146
15 10124 7 13 40 48 54 87 124
16 10128 6 13 39 48 51 79 117
17 10137 9 18 54 77 82 107 144
18 10144 8 19 50 66 70 98 135
19 10153 7 13 41 53 58 90 127
20 10156 7 14 40 49 54 86 123
21 10163 8 17 44 62 68 101 138
22 10165 7 15 45 60 64 92 129
23 10167 6 13 41 52 59 88 125
24 10168 8 21 53 71 78 108 145
25 10169 7 18 49 69 73 94 131
26 10171 7 17 50 61 68 99 136
27 10173 7 19 49 62 66 98 135
28 10176 8 19 53 75 79 106 143
29 10179 8 18 49 68 73 103 140
30 10273 8 17 46 69 75 105 142
31 10279 9 17 43 57 63 92 129
32 10282 7 15 43 59 63 97 134
33 10285 6 13 41 52 56 88 125
34 10292 7 14 40 51 56 84 121
35 10590 8 20 58 78 84 111 148
36 10618 7 14 42 55 58 85 122
37 10640 8 18 52 70 75 101 138
38 10641 7 20 53 72 75 105 142
39 10646 8 20 51 74 78 105 142
40 10654 7 18 54 74 80 109 146
41 10668 9 21 54 75 79 107 144
42 10675 8 20 52 75 79 108 145
43 10678 7 16 46 57 62 92 129
44 10681 8 20 52 72 77 109 146
45 10685 7 20 52 72 76 106 143
46 10698 9 21 58 80 88 110 147
47 10699 8 20 51 69 73 101 138
48 10158 - 1 8 17 45 63 70 100 137
49 10280-2 7 16 41 50 58 89 126
50 TK90 6 17 52 76 80 106 143
- Thời gian bén rễ hồi xanh
Sau khi cấy, lúa sẽ bén rễ hồi xanh, thông thường trong điều kiện ngoại cảnh thuận lợi, sau cấy 4 đến 7 ngày cây lúa có thể bén rễ hồi xanh. Nếu thời tiết lạnh, âm u, thiếu ánh sáng thì thời gian bén rễ hồi xanh có thể kéo dài từ 15 đến 20 ngày, thậm chí còn dài hơn [12].
Qua bảng 4.2a và 4.2b cho thấy:
Ở vụ mùa 2008, do điều kiện thời tiết thuận lợi: nhiệt độ trung bình dao động từ 27,4 đến 32,2 0c, ẩm độ 79% nên hầu hết các giống lúa thí nghiệm đều bén rễ hồi xanh nhanh. Thời gian bén rễ hồi xanh của các giống tương đối đồng đều, dao động từ 4 ngày đến 6 ngày.Đối chứng TK90 cũng có thời gian bén rễ hồi xanh khá nhanh 4 ngày. Đây là bước tạo đà cho cây lúa sinh trưởng phát triển thuận lợi.
Ở vụ xuân 2009, khác với vụ xuân các năm trước thời tiết lạnh, trời âm u nên cây lúa bén rễ hồi xanh chậm thì vụ xuân năm 2009 thời tiết tương đối ấm, có nắng nên các giống lúa sau khi cấy đã bén rễ hồi xanh nhanh hơn.
Thời gian bén rễ hồi xanh của các giống thí nghiệm dao động từ 6 ngày đến 9 ngày, còn thời gian bén rễ hồi xanh của giống đối chứng TK90 là 6 ngày.
Trong đó, 4 giống 10055, 10128, 10167, 10285 có thời gian từ cấy đến bén rễ hồi xanh ngắn nhất tương đương với đối chứng TK90 (chỉ có 6 ngày). Ba giống 10137 và 10668, 10279 có thời gian bén rễ hồi xanh dài nhất (9 ngày), dài hơn giống đối chứng 2 ngày.
- Thời gian từ cấy đến bắt đầu đẻ nhánh
Sau khi bén rễ hồi xanh cây lúa bước vào thời kỳ đẻ nhánh. Đây là thời kỳ có ý nghĩa đáng kể trong toàn bộ đời sống của cây lúa và quá trình tạo năng suất sau này. Mạ đủ tuổi, sinh trưởng tốt có thể đẻ nhánh ngay trên ruộng mạ nhưng khi nhổ cấy cây lúa không đẻ nhánh ngay mà phải gặp điều kiện thuận lợi mới tiếp tục đẻ nhánh. Thời gian đẻ nhánh hoàn toàn phụ thuộc vào mùa vụ, bản chất di truyền của giống và kỹ thuật canh tác. Nhưng nếu
nắm được đặc điểm cũng như quy luật đẻ nhánh của từng giống thì chúng ta có thể có các biện pháp kỹ thuật phù hợp để điều khiển sự đẻ nhánh theo ý muốn, tránh được tình trạng đẻ nhánh lai rai tạo ra nhánh vô hiệu làm ảnh hưởng lớn đến năng suất.
Qua bảng 4.2a và 4.2b cho thấy:
Ở vụ mùa 2008, sau cấy gặp điều kiện ngoại cảnh thuận lợi (nhiệt độ trung bình 290c, ẩm độ không khí 79%) cây lúa bén rễ hồi xanh nhanh nên đa số các giống lúa thí nghiệm đều bắt đầu đẻ nhánh sớm dao động từ 10 ngày đến 14 ngày sau cấy, còn đối chứng TK90 có thời gian bắt đầu đẻ nhánh là 12 ngày.
Những giống có thời gian bắt đầu đẻ nhánh ngắn nhất (10 ngày) đó là: 10094, 10095, 10098, 10100, ngắn hơn đối chứng 2 ngày. Những giống có thời gian đẻ nhánh dài nhất (14 ngày sau cấy) đó là 10103, 10137, 10167, 10168, 10668, 10646, 10678, 10698, 10675, 10179,10113, dài hơn đối chứng 2 ngày.
Ở vụ xuân 2009, do điều kiện thời tiết có ấm hơn vụ xuân những năm trước nhưng vẫn lạnh hơn vụ mùa 2008 nên cây lúa bén rễ hồi xanh và bắt đầu đẻ nhánh chậm hơn vụ mùa 2008. Thời gian bắt đầu đẻ nhánh của đối chứng TK90 là 17 ngày, dài hơn đối chứng ở vụ mùa 5 ngày. Thời gian bắt đầu đẻ nhánh của các giống tham gia thí nghiệm dao động rất lớn từ 13 ngày đến 21 ngày sau cấy. Trong đó, 6 giống 10072, 10100, 10124, 10128, 10167, 10285 có thời gian bắt đầu đẻ nhánh ngắn nhất (13 ngày sau cấy), ngắn hơn đối chứng 4 ngày. Bốn giống 10168, 10668, 10698, 10113 chiếm 8% có thời gian bắt đầu đẻ nhánh dài nhất (21 ngày sau cấy), dài hợn đối chứng 4 ngày.
- Thời gian đẻ nhánh
Thời gian đẻ nhánh của cây lúa được tính từ khi bắt đầu đẻ nhánh đến kết thúc đẻ nhánh. Đây là thời kỳ quyết định đến sự phát triển diện tích lá và quá trình hình thành số bông hữu hiệu/khóm. Thời gian đẻ nhánh phụ thuộc vào mùa vụ, bản chất di truyền của giống và kỹ thuật canh tác. Có giống đẻ nhánh gọn, đẻ tập trung sang thời kỳ làm đòng, làm đốt hầu như không đẻ nữa.
Ngược lại, có giống đẻ lai rai, sau khi nhánh hữu hiệu đã thành bông vẫn tiếp tục ra nhánh vô hiệu. Thời vụ gieo cấy, mật độ cấy, các biện pháp kỹ thuật chăm sóc: tưới nước, bón phân hợp lý sẽ kích thích lúa đẻ sớm và nhiều. Nắm được đặc điểm và quy luật đẻ nhánh của từng giống thì ta có thể có các biện pháp kỹ thuật chăm sóc phù hợp để điều khiển sự đẻ nhánh theo ý muốn, tránh tình trạng đẻ nhánh lai rai tạo ra nhánh vô hiệu nhiều làm ảnh hưởng đến năng suất.
Qua bảng 4.2a và 4.2b cho thấy:
Ở vụ mùa 2008, thời gian đẻ nhánh của giống lúa đối chứng TK90 là 26 ngày. Thời gian đẻ nhánh của các giống lúa tham gia thí nghiệm dao động từ 24 ngày đến 30 ngày. Bốn giống 10095, 10165, 10173, 10171 có thời gian đẻ nhánh dài nhất 30 ngày, giống 10292 có thời gian đẻ nhánh ngắn nhất chỉ 24 ngày.
Ở Vụ Xuân 2009, thời tiết diễn biến rất phức tạp. Sau cấy, thời tiết ấm lúa bén rễ hồi xanh nhanh và đẻ nhánh sớm hơn mọi năm nhưng sau đó thời tiết lại chuyển sang lạnh nên thời gian đẻ nhánh kéo dài, đẻ nhánh lai rai, nhiều nhánh vô hiệu. Thời gian đẻ nhánh của các giống tham gia thí nghiệm dao động từ 25 ngày đến 38 ngày, còn đối chứng TK90 có thời gian đẻ nhánh 35 ngày. Những giống có thời gian đẻ nhánh dài nhất là 10113 (38 ngày), 10590 (38 ngày), 10698 (37 ngày), 10654 (36 ngày), 10137(36 ngày); 2 giống (10094, 10280-2) có thời gian đẻ nhánh ngắn nhất chỉ 25 ngày, ngắn hơn đối chứng 10 ngày.
- Sau quá trình đẻ nhánh cây lúa bước vào giai đoạn đứng cái, làm đòng và trỗ bông. Thời gian từ cấy đến bắt đầu trỗ bông là một chỉ tiêu quan trọng quyết định thời gian sinh trưởng của giống dài hay ngắn. Thời gian này dài hay ngắn phụ thuộc vào giống, điều kiện ngoại cảnh, kỹ thuật canh tác và tình hình sinh trưởng của mạ trước khi cấy.
Qua số liệu bảng 4.2a và 4.2b cho thấy:
Thời gian từ cấy đến bắt đầu trỗ ở vụ mùa dao động từ 50 ngày (10292)
đến 79 ngày (10113). Còn giống đối chứng TK90 có thời gian từ cấy đến bắt đầu trỗ 59 ngày
Ở vụ xuân 2009, nhìn chung đa số các giống lúa tham gia thí nghiệm đều có thời gian từ cấy đến bắt đầu trỗ dài hơn vụ mùa, dao động từ 48 ngày đến 80 ngày, đối chứng TK90 có thời gian từ cấy đến trỗ là 76 ngày. Giống có thời gian từ cấy đến bắt đầu trỗ dài nhất là 10113 (80 ngày), dài hơn đối chứng 4 ngày. Hai giống 10124, 10128, có thời gian bắt đầu trỗ ngắn nhất chỉ 48 ngày.
- Thời gian trỗ của cây lúa được tính từ khi lúa bắt đầu trỗ (> 10% số cây có bông trỗ thoát khỏi bẹ lá đòng) đến khi kết thúc trỗ (> 85% số bông trỗ thoát khỏi bẹ lá đòng).Đòng lúa sau khi phân hoá hoàn chỉnh thì trỗ ra ngoài nhờ sự phát triển của lóng trên cùng. Khi toàn bộ bông lúa thoát khỏi bẹ lá đòng thì quá trình trỗ kết thúc. Thời gian này chịu ảnh huởng rất lớn của điều kiện ngoại cảnh vì vậy, thời gian trỗ càng ngắn càng tránh được các điều kiện ngoại cảnh bất thuận. Thời gian trỗ phản ánh khả năng trỗ tập trung và độ thuần của giống lúa nói chung.
Theo số liệu bảng 4.2a và 4.2b cho thấy:
Ở vụ mùa, đối chứng TK90 có thời gian đẻ nhánh là 3 ngày. Đa số các giống lúa tham gia thí nghiệm có thời gian trỗ từ 3 – 4 ngày. Giống 10179 có thời gian trỗ dài nhất (6 ngày), dài hơn đối chứng TK90 là 3 ngày.
Ở vụ xuân 2009, do giai đoạn lúa đẻ nhánh gặp nhiệt độ thấp, lúa đẻ nhánh lai rai, thời gian đẻ nhánh dao động tương đối lớn nên thời gian trỗ của các giống lúa thí nghiệm cũng biến động rất lớn từ 3 ngày đến 8 ngày, còn thời gian trỗ của đối chứng TK90 là 4 ngày.
- Thời gian từ khi lúa trỗ đến chín hoàn toàn là thời kỳ sinh trưởng phát triển cuối cùng của cây lúa, có liên quan trực tiếp đến tỷ lệ hạt chắc trên bông, khối lượng hạt và năng suất cuối cùng. Thời kỳ này chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của điều kiện ngoại cảnh. Nếu điều kiện ngoại cảnh bất thuận, hạt bị lép lửng
nhiều, khống lượng 1000 hạt giảm và ngược lại, thời tiết thuận lợi (nhiệt độ cao) thì thời gian chín của các giống được rút ngắn.
Theo số liệu bảng 4.2a và 4.2b cho thấy:
Các giống lúa tham gia thí nghiệm được thu thập ở nhiều nơi nên thời gian từ trỗ đến chín rất khác nhau cụ thể:
Ở vụ mùa 2008, thời gian từ cấy đến chín của các giống thí nghiệm dao động từ 83 – 110 ngày, còn đối chứng TK90 có thời gian từ cấy đến chín là 89 ngày.
Ở vụ xuân 2009, do thời gian trỗ của nhiều giống dài nên thời gian chín cũng muộn hơn so với vụ mùa 2008. Đối chứng TK90 có thời gian từ cấy đến chín là 110 ngày, còn các giống tham gia thí nghiệm có thời gian từ cấy đến chín dao động từ 84 ngày (10292) – 111 ngày (10590).
Nhìn chung, thời gian từ cấy đến chín của các giống lúa nếp địa phương biến động lớn đã làm cho việc thu hoạch gặp nhiều khó khăn và tốn nhiều công lao động.
- Tổng thời gian sinh trưởng của cây lúa bằng tổng thời gian từ khi gieo mạ đến khi cây lúa chín hoàn toàn. Thời gian này thường thay đổi từ 90 ngày đến 180 ngày tuỳ theo giống và điều kiện ngoại cảnh.
Tiêu chuẩn đánh giá thời gian sinh trưởng của cây lúa ở phía Bắc được chia thành 4 nhóm [22]:
Phân nhóm giống Vụ xuân (ngày) Vụ mùa (ngày) Nhóm cực ngắn ngày <115 <100
Nhóm ngắn ngày 115 – 135 100 – 115
Nhóm trung bình 136 – 160 116 – 130
Nhóm dài ngày > 160 > 130
Qua bảng 4.2a và 4.2b cho thấy:
Ở vụ mùa 2008, tổng thời gian sinh trưởng của các giống lúa tham gia thí nghiệm dao động từ 97 (10100) ngày đến 126 ngày (10113). Đối chứng TK90