Nội dung xây dựng văn hóa nhà trường THCS sở trong giai đoạn hiện nay

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động xây dựng văn hoá nhà trường tại các trường trung học cơ sở huyện chư sê tỉnh gia lai trong giai đoạn hiện nay (Trang 31 - 38)

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ XÂY DỰNG VHNT TẠI CÁC TRƯỜNG THCS

1.4. Nội dung xây dựng văn hóa nhà trường THCS sở trong giai đoạn hiện nay

1.4.1. Xây dựng không gian cảnh quan sư phạm của nhà trường THCS Cảnh quan sư phạm nhìn một cách tổng thể nó bao gồm các công trình xây dựng như khối các phòng học, phòng chức năng, khu hiệu bộ, sân chơi bãi tập, bồn hoa cây cảnh, cây xanh bóng mát… Xây dựng cảnh quan sư phạm chính là làm cho trường ra trường, lớp ra lớp và yếu tố gần gũi thân thiện với học sinh, với đội ngũ thầy cô giáo, phụ huynh và bất kỳ những ai đến trường đó là sân trường được bao phủ màu xanh, khuôn viên nhà trường có tường rào cổng ngõ, có sân chơi an toàn, có cây xanh che bóng mát, việc quy hoạch các công trình phục vụ việc học tập sinh hoạt cho học sinh được bố trí hợp lý khoa học... Bởi thế, đối với trường THCS ngoài việc tích cực tham mưu với các cấp đầu tư xây dựng các khối công trình; chú trọng đầu tư xây dựng trường lớp xanh - sạch - đẹp. Đây là việc làm có ý nghĩa rất thiết thực trong việc giáo dục đạo đức, giáo dục ý thức trách nhiệm trong việc xây dựng nhà trường, hình thành nhân cách tốt đẹp và lối sống văn minh trong học sinh, góp phần đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục. Chính công tác xây dựng môi trường xanh - sạch - đẹp- an toàn là biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh giúp các em nhận thức mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên, động viên giáo viên và học sinh có ý thức xây dựng trường học xanh- sạch- đẹp- an toàn.

Bên cạnh đó, thúc đẩy nhà trường có biện pháp kết hợp rèn luyện các kỹ năng sống cho học sinh. Xây dựng cảnh quan sư phạm xanh - sạch - đep tạo ra môi trường học tập, sinh hoạt, vui chơi an toàn, hấp dẫn đối với học sinh, giúp các em thực sự cảm nhận được Mỗi ngày đến trường là một ngày vui. Từ đó khích lệ, động viên các em

phấn đấu, học tập, rèn luyện ngày càng tốt hơn. Xây dựng cảnh quan sư phạm xanh – sạch – đẹp không những có tác động đến sự phấn đấu của học sinh mà còn tạo ra một môi trường làm việc thân thiện, hợp vệ sinh làm cho các thầy cô giáo, cán bộ, nhân viên nhà trường có một tâm lý làm việc an toàn, tự tin từ đó an tâm công tác, tự tin làm việc, tác động mạnh mẽ đến lương tâm, trách nhiệm, lòng yêu nghề của các thầy cô giáo. Từ đó, đội ngũ sẽ mang hết khả năng, nhiệt tình giảng dạy tạo nên các giờ học hấp dẫn, có chất lượng cao. Việc đầu tư xây dựng cảnh quan sư phạm xanh – sạch – đẹp- an toàn là một trong những yếu tố hết sức cần thiết. Công tác này được cải tiến sẽ có tác dụng quyết định tạo nên một môi trường học tập tốt góp phần nâng cao về chất lượng dạy học và giáo dục của trường

1.4.2. Xây dựng không gian cảnh quan sư phạm của nhà trường THCS

Theo tác giả Nguyễn Đức Minh và Hải Khoát thì Bầu không khí tâm lý của tập thể là trạng thái tâm lý xã hội của tập thể cơ sở, nó phản ánh tính chất, nội dung và xu hướng tâm lý thực tế của từng thành viên tập thể đó. Trạng thái tâm lý này của các thành viên lại có ảnh hưởng nhất định đến các quan hệ tâm lý trong tập thể, đến năng suất lao động và hiệu suất công tác của tập thể đó. Như vậy, khái niệm bầu không khí tâm lý dùng để chỉ tình trạng tinh thần của trường THCS. Đó là không khí thoải mái, thân mật, phấn khởi của tập thể đoàn kết, nhất trí hoặc là không khí căng thẳng, nặng nề, u ám của một tập thể lục đục, mâu thuẫn, mất đòan kết. Không khí tâm lý của tập thể phản ánh thực trạng các mối quan hệ liên nhân cách trong tập thể nảy sinh quá trình hoạt động chung. Đó cũng chính là tâm trạng chung của tập thể được hình thành thông qua giao tiếp hàng ngày, nhờ các cơ chế tâm lý xã hội lan truyền tâm trạng từ cá nhân này sang cá nhân khác, nhóm này sang nhóm khác, tập thể này sang tập thể khác.

Tùy vào tính chất tích cực hay tiêu cực của bầu không khí tâm lý trong tập thể mà nó làm tăng hoặc hủy diệt sức khỏe, tinh thần và năng suất lao động của mỗi cá nhân và hiệu quả lao động chung của tập thể sư phạm. Bầu không khí trong nhà trường có thể bị chi phối bởi những điều kiện khách quan (bên ngoài tập thể) và chủ quan của tập thể (các quan hệ trong nhóm chính thức và nhóm không chính thức, điều kiện làm việc của tập thể, cá nhân và phong cách lãnh đạo của hiệu trưởng đơn vị).

Trong bối cảnh công nghệ thông tin, truyền thông bùng nổ, nhà trường đối mặt với trách nhiệm giải trình rất cao. Mọi hoạt động của nhà quản lý đều phải minh bạch và chịu sự đánh giá từ bên ngoài. Thông tin đôi khi không phản ánh đúng thực chất vấn đề và phát tán đi quá nhanh, khó có thể kiểm soát. Điều này cũng có thể tạo áp lực nhất định cho cán bộ quản lý và cả giáo viên trong nhà trường. Chính vì vậy, cán bộ quản lý của nhà trường (Ban giám hiệu) cần phải tỉnh táo, bình tĩnh xử lý các vấn đề nhạy cảm xảy ra (do thực thể bên trong hay bên ngoài gây ra). Cần phải nhanh chóng

xử lý các vấn đề sai lệch tránh gây ra hiểu nhầm không đáng có giữa giáo viên với giáo viên, học sinh với học sinh, nhà trường với phụ huynh học sinh.

Tình hình chế độ đãi ngộ về lương, thưởng của nghề giáo không cao khiến cho giáo viên có những vất vả nhất định cho những lo toan cuộc sống về vật chất. Vì vậy, hiệu trưởng cũng là giáo viên và thường là giáo viên giàu kinh nghiệm, có uy tín trong nhà trường. Do đó, hiệu trưởng nên tư vấn, hỗ trợ đồng nghiệp về chuyên môn cũng như ứng xử sư phạm. Đặc biệt đối với những giáo viên trẻ mới vào nghề, rất cần sự theo dõi, hỗ trợ về nhiều mặt từ phía cán bộ quản lý nhà trường để họ được rèn luyện tay nghề và tự tin trong công việc từ đó yên tâm trong công tác giảng dạy và xây dựng VHNT, tạo ra bầu không khí thân thiện, gần gủi, có sự sẻ chia giữa giáo viên với cán bộ quản lý và học sinh.

Bên cạnh đó, trong bối cảnh hiện nay nhiều áp lực đến từ bên ngoài nhà trường đặt lên vai người quản lý (Hiệu trưởng). Những áp lực đặt ra cho người quản lý lại dễ dẫn đến những áp lực lớn hơn đối với giáo viên. Nếu không nhận diện những bất cập và nỗ lực giải quyết thì cán bộ quản lý có thể không thực hiện tốt vai trò của mình trong quản lý và hỗ trợ giáo viên thực hiện tốt nhiệm vụ dạy học và giáo dục. Giáo viên sẽ cảm thấy áp lực, thiếu động lực trong công tác tại trường, từ đó ảnh hưởng tới thế hệ học sinh. Kết quả là tạo ra bầu không khí căng thẳng, nặng nề, u ám (tiêu cực).

Trong lớp học, giáo viên là người có vai trò lãnh đạo. Mối quan hệ này đóng vai trò quan trọng giúp tổ chức hoạt động học tập và rèn luyện hiệu quả, nhất là vai trò tổ chức điều khiển quá trình lĩnh hội tri thức cho học sinh trong bầu không khí tâm lý tích cực. Nếu giáo viên luôn bị nặng nề do những áp lực từ cán bộ (bên trong), gia đình và xã hội (bên ngoài) sẽ khó tạo được không khí tích cực cho học sinh trên lớp học. Chính vì vậy, ban giám hiệu cần xem xét và hỗ trợ đề tránh tình trạng giáo viên có những biểu hiện không tích cực khi tham gia giảng dạy và xây dựng văn hóa trong nhà trường.

1.4.3. Xây dựng phong cách ứng xử trong nhà trường THCS

Phong cách ứng xử trong nhà trường THCS thể hiện cách thức ứng xử hàng ngày giữa cán bộ, giảng viên, học sinh trong nhà trường. Phong cách ứng xử trong nhà trường thường được yêu cầu phải thể hiện tính mô phạm: Cán bộ, giảng viên trong nhà trường phải làm gương cho học sinh; cách ứng xử của cán bộ, giảng viên chính là một hình thức giáo dục đạo đức cho học sinh. Tuy nhiên, trong nhà trường hiện đại, phong cách ứng xử trong nhà trường còn cần mang nhiều giá trị mới, như sự tôn trọng, khiêm tốn, tình yêu thương, hướng tới xây dựng trường học thân thiện, trường học hạnh phúc.

Chính vì vậy, việc xây dựng phong cách ứng xử của nhà trường THCS cần thể hiện cả các giá trị này.

Các vấn đề cụ thể của việc xây dựng phong cách ứng xử trong nhà trường gồm:

Phong cách ứng xử của cán bộ, giáo viên và học sinh nhà trường cần thể hiện sự chân thành, giản dị.

Cán bộ, giáo viên và học sinh thể hiện sự khiêm tốn trong giao tiếp; cách ứng xử của cán bộ, giáo viên và học sinh thể hiện tình yêu thương, quan tâm lẫn nhau

Cán bộ, giáo viên và học sinh ứng xử với nhau không phân biệt, kỳ thị nhất là giữa học sinh với học sinh (phân biệt hoàn cảnh, dân tộc, năng lực học tập…)

Cán bộ, giáo viên thể hiện khoan dung, độ lượng với học sinh. Giáo viên và học sinh giải quyết bất đồng một cách bình tĩnh, từ tốn, có tình có lý.

1.4.4. Xây dựng chuẩn mực về văn hóa ứng xử trong nhà trường THCS Xây dựng chuẩn mực VH trong nhà trường thể hiện ở các quy định, nội quy, quy tắc chính thức về VH trong nhà trường và việc cán bộ, giáo viên, học sinh nhà trường nghiêm túc chấp hành các quy định này. Chuẩn mực văn hóa có thể được xây dựng một cách chính thức hoặc không chính thức. Hiệu trưởng cần phát huy vai trò xây dựng VH trong nhà trường của mình bằng cách xây dựng các chuẩn mực văn hóa ứng xử chính thức. Dựa trên các quy định chung về nề nếp, phong cách ứng xử trong nhà trường, các nhóm, bộ phận, câu lạc bộ của cán bộ, giáo viên và học sinh có thể tự thiết lập các chuẩn mực riêng, cụ thể hơn cho từng nhóm.

Việc xây dựng chuẩn mực về văn hóa trong nhà trường bao gồm: (i) Ban hành các quyết định về xây dựng văn hóa trong nhà trường; (ii) Ban hành bộ quy tắc ứng xử cho giáo viên, cán bộ nhân viên (về ngôn ngữ, tác phong, ứng xử, trang phục…); (iii) Ban hành nội quy, quy tắc ứng xử cho học sinh (về ngôn ngữ, tác phong, ứng xử, trang phục…); và (iv) Đảm bảo cán bộ, giáo viên, học sinh tự giác, nghiêm túc chấp hành các quy định về văn hóa trong nhà trường.

Thực tế thời gian qua trong ngành giáo dục đôi lúc còn có một số cán bộ quản lý khi giao tiếp với cấp dưới sử dụng ngôn ngữ nặng nề, cứng nhắc. Đôi khi còn bộc lộ tính nóng nảy quát nạt, áp đặt. Từ đó tạo ra không khí nặng nề, căng thẳng trong công việc. Phê bình cấp dưới không đúng nơi, đúng chỗ, thiếu tế nhị, gây tâm lý căng thẳng dễ dẫn đến mặc cảm và gây hiểu lầm lẫn nhau, hiện tượng mất dân chủ, bằng mặt không bằng lòng vẫn còn xảy ra trong các trường. Một số ít giáo viên đôi lúc còn phát ngôn chưa thật sự chuẩn mực, trong các cuộc họp có lúc phát biểu không tuân theo điều hành của chủ trì cuộc họp. Học sinh còn một số ít có lối sống thực dụng, buôn thả, không coi trọng giá trị đạo đức đã và đang diễn ra nhiều nơi. Lôi kéo để đánh nhau, một số khác lại thản nhiên theo dõi việc đánh nhau và quay video đăng lên mạng. Do đó, việc xây dựng và đảm bảo về văn hóa góp phần giảm thiểu các vấn đề đang diễn ra.

1.4.5. Xây dựng hệ giá trị văn hóa ứng xử trong nhà trường THCS

Xây dựng văn hóa trong các trường THCS là một hoạt động giáo dục hệ giá trị, các chuẩn mực văn hóa giúp cho các thành viên trong nhà trường có nhận thức đúng, suy nghĩ, tình cảm, hành vi tốt đẹp để đảm bảo chất lượng giáo dục của nhà trường.

Hệ giá trị văn hóa ứng xử có vai trò rất lớn và cần xem và đặt nó thành ý thức đi sâu của mỗi cán bộ, viên chức, học sinh bằng nhiều hình thức, phương pháp, cụ thể như:

Tuyên truyền sâu rộng, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, nhân viên, học sinh, gia đình và cộng đồng về các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về giáo dục đạo đức, lối sống, văn hóa ứng xử trong trường THCS; về mục đích, ý nghĩa, biện pháp, trách nhiệm của nhà trường, gia đình người học, tổ chức, đoàn thể, chính quyền địa phương đối với việc xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học; về thái độ, hành vi, ngôn ngữ, chuẩn mực của người học, nhà giáo, cán bộ, nhân viên trong trường THCS.

Tuyên truyền, giáo dục lòng yêu nước, yêu thương con người và truyền thống văn hóa ứng xử của dân tộc ta; nêu gương cán bộ, nhà giáo, nhân viên và người đứng đầu nhà trường trong xây dựng văn hóa ứng xử, các cá nhân điển hình, mô hình nhà trường thực hiện tốt công tác xây dựng văn hóa ứng xử. Tuyên truyền thông qua tổ chức cuộc thi, hội nghị, hội thảo, tọa đàm, diễn đàn về ứng xử văn hóa trong trường THCS cho nhà giáo, người học tham gia; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, internet và mạng xã hội trong hoạt động tuyên truyền.

Thực hiện tốt việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp liên quan và chịu trách nhiệm về công tác xây dựng và thực hiện giáo dục văn hóa ứng xử, văn hóa học đường đối với đội ngũ cán bộ quản lý, công chức, viên chức, học sinh trong toàn trường.

Chỉ đạo tổ chức tuyên truyền về văn hóa ứng xử trong trường học, trong các gia đình học sinh; tổ chức các hoạt động giáo dục văn hóa ứng xử, hoạt động văn hóa, thể thao cho học sinh nhân các ngày lễ lớn trong năm.

Chỉ đạo triển khai, tuyên truyền các nhiệm vụ, giải pháp xây dựng văn hóa ứng xử đến từng viên chức, người lao động, học sinh của Nhà trường. Cán bộ quản lý, nhà giáo đi đầu trong việc thực hiện quy tắc ứng xử làm gương để học sinh noi theo.

Nhà trường cần ban hành các quy định về văn hóa ứng xử tại Nhà rường lồng ghép vào các quy định, quy chế như: Quy chế văn hóa công sở, Quy định đánh giá xếp loại công chức, viên chức hàng tháng, Quy chế công tác học sinh.

Nâng cao năng lực ứng xử văn hóa; giáo dục ý thức tuân thủ pháp luật, lối sống văn hóa của học sinh thông qua việc tự học, tự rèn luyện các kỹ năng sống, kỹ năng nghề nghiệp cần thiết phù hợp với lứa tuổi để vận dụng vào thực tiễn cuộc sống.

Phát huy vai trò của tổ chức Đoàn – Đội, tổ chức đa dạng hình thức giáo dục ứng xử văn hóa, thể hiện tinh thần yêu nước, tôn trọng giá trị lịch sử truyền thống văn hóa tốt đẹp cho học sinh.

Tăng cường tổ chức các hoạt động giáo dục góp phần trong công tác thi đua xây dựng trường học văn hóa, thực hiện nếp sống văn minh, lịch sự trong cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, học sinh thiết thực, thường xuyên, hiệu quả

1.4.6. Xây dựng văn hóa chất lượng của nhà trường THCS

Vì vậy, xây dựng văn hóa chất lượng trong nhà trường được thể hiện qua việc nhà trường kế thừa và lựa chọn các giá trị văn hóa phù hợp với trường mình, truyền bá các giá trị này tới các thành viên trong nhà trường, và thường xuyên xem xét, đánh giá các giá trị này trong bối cảnh môi trường xã hội – giáo dục luôn thay đổi.

Các biểu hiện cụ thể của xây dựng văn hóa chất lượng trong nhà trường THCS gồm:

Nhà trường xác định rõ các giá trị văn hóa phù hợp với cán bộ giáo viên, học sinh của trường

Nhà trường thường xuyên nhắc lại các giá trị văn hóa này trong các buổi sinh hoạt chung, hoạt động chung của nhà trường

Cán bộ, giáo viên nhà trường thường kể những câu chuyện về văn hóa trong nhà trường để khẳng định các giá trị văn hóa mà nhà trường đã lựa chọn

Bộ quy tắc ứng xử trong nhà trường thể hiện rõ các giá trị văn hóa ứng xử mà nhà trường lựa chọn

Nhà trường thường xuyên xem xét, đánh giá lại các giá trị văn hóa cho phù hợp với từng đối tượng và hoạt động dạy học của nhà trường

Văn hóa chất lượng của nhà trường THCS được thể hiện qua 2 phân là chuẩn mục về cơ sở vật chất, trong thiết bị phục vụ giảng dạy và chất lượng ĐNGV và tác phong làm việc

1.4.6.1. Xây dựng chuẩn mực về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ giảng dạy Các hạng mục cơ sở vật chất, trang thiết bị ở trường THCS: bao gồm: Các phòng học, các phòng thí nghiệm, phòng thực hành, xưởng/trại thực hành, thư viện;

khu hoạt động thể chất (nhà thi đấu thể thao, nhà tập thể thao, sân tập thể thao trong nhà, sân tập thể thao ngoài trời và bể bơi); ký túc xá; khu dịch vụ tổng hợp (nhà ăn, căn tin, tạp hóa); phòng y tế; nhà để xe; phòng nghỉ cho giáo viên, phòng hội đồng sư

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động xây dựng văn hoá nhà trường tại các trường trung học cơ sở huyện chư sê tỉnh gia lai trong giai đoạn hiện nay (Trang 31 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)