Thực trạng xây dựng VHNT tại các trường THCS huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động xây dựng văn hoá nhà trường tại các trường trung học cơ sở huyện chư sê tỉnh gia lai trong giai đoạn hiện nay (Trang 50 - 59)

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG VHNT TẠI CÁC TRƯỜNG THCS

2.3. Thực trạng xây dựng VHNT tại các trường THCS huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai

2.3.1. Thực trạng xây dựng không gian cảnh quan sư phạm của nhà trường THCS

Bảng 2.1. Mức độ thực hiện xây dựng không gian cảnh quan sư phạm tại các trường THCS huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai.

TT Nội dung

Mức độ thực hiện (%) Yếu Trung

bình Khá Tốt 1 Trưng bày các khẩu hiệu về văn hóa ứng xử trong

nhà trường 1,3 8,4 52,4 37,9

2 Trưng bày nội quy, quy tắc ứng xử trong nhà trường

ở vị trí dễ quan sát 1,1 8,9 50,5 39,5

3 Cán bộ giáo viên và học sinh mang trang phục gọn

gàng, lịch sự, phù hợp với văn hóa của nhà trường 0,0 0,8 37,4 61,8 4 Cán bộ giáo viên và học sinh luôn ý thức giữ nhà

trường xanh, sạch, đẹp, an toàn 1,3 6,3 41,1 51,3 5 Cán bộ giáo viên sắp xếp bài trí phòng làm việc an

toàn, khoa học, gọn gàng, sạch sẽ 0,0 5,3 51,3 43,4 6 Học sinh giữ vệ sinh lớp học 3,7 22,1 46,1 28,2

Tổng 1,2 8,6 46,4 43,7

ĐTB 3,33

ĐLC 0,48

Kết quả nghiên cứu cho thấy các nội dung xây dựng không gian cảnh quan sư phạm được đánh giá ở mức cao với ĐTB = 3,33; ĐLC = 0,48. Trong đó hơn 90% giáo viên và cán bộ QL được hỏi đã đánh giá các nội dung xây dựng không gian cảnh quan

sư phạm ơ mức “khá” và “tốt”. Nhất là vấn đề “Giáo viên và học sinh mang trang phục gọn gàng, lịch sự, phù hợp với VHNT” trên địa bàn huyện Chư Sê được đánh giá ở mức khá, tốt lên đến 99,2%. Kế đến là vấn đề “Cán bộ giáo viên xắp xếp bài trí phòng làm việc an toàn, khoa học, gọn gàng, sạch sẽ” được đánh giá ở mức khá, tốt là 94,7%.

Các nội dung liên quan đến trưng bày trong nhà trường được đánh giá ở mức thấp hơn.

Nội dung “Trưng bày các khẩu hiệu về Văn hóa ứng xử trong nhà trường” được 9,7%

người được hỏi đánh giá ở mức trung bình và dưới trung bình. Tương tự, nội dung

“Trưng bày nội quy, quy tắc ứng xử trong nhà trường ở vị trí dễ quan sát” cũng được 10 % đánh giá ở mức trung bình và dưới trung bình. Nội dung “học sinh giữ vệ sinh lớp học” được đánh giá ở mức trung bình và dưới trung bình là 25,8%. Do tình trạng học sinh còn bỏ rác trong các hộc bàn.

Nhìn chung, việc xây dựng không gian cảnh quan sư phạm tại các trường THCS huyện Chư Sê được thực hiện tốt. Các nội dung xây dựng hướng vào hành vi ứng xử của giáp viên và học sinh trong nhà trường nhiều hơn là các nội dung mang tính trưng bày như khẩu hiệu, nội quy về VH ứng xử. Kết quả này cho thấy việc xây dựng Văn hóa ứng xử trong các trường THCS tại huyện Chư Sê mang tính thực chất cao. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng các nội dung trưng bày như khẩu hiệu, nội quy, quy tắc ứng xử đóng vai trò rất quan trọng trong nâng cao ý thức tự nhắc nhơ, tự giáo dục của cán bộ, giáo viên, học sinh trong nhà trường. Vì vậy, các nội dung này cũng nên được chú ý như các nội dung về hành vi ứng xử

2.3.2. Thực trạng xây dựng bầu không khí sư phạm của nhà trường THCS Bảng 2.2. Mức độ thực hiện xây dựng bầu không khí sư phạm tại các trường T CS

huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai.

TT Nội dung

Mức độ thực hiện (%) Yếu Trung

bình Khá Tốt 1 Cán bộ giáo viên thể hiện sự tôn trọng lẫn nhau

trong trao đổi, giao tiếp hàng ngày 0,0 7,4 30,5 62,1 2 Cán bộ giáo viên giữ mối quan hệ hợp tác tích cực,

lắng nghe và tôn trọng ý kiến của học sinh 0,5 7,4 49,5 42,6 3 Cán bộ giáo viên và học sinh tránh mỉa mai, chỉ

trích, làm tổn thương người khác 3,2 9,5 51,6 35,8 4 Cán bộ giáo viên và học sinh đặt mình vào vị trí

người khác để đối xử phù hợp 1,3 8,4 45,5 44,7

TT Nội dung

Mức độ thực hiện (%) Yếu Trung

bình Khá Tốt 5

Ban giám hiệu và cán bộ giáo viên thân thiện, chia sẻ chuyên môn, kinh nghiệm và các tình huống sư phạm với đồng nghiệp

0,5 8,4 42,4 48,7 6 Cán bộ giáo viên tận tâm trong công việc 0,0 5,8 43,4 50,8 7 Cán bộ giáo viên và học sinh trung thực, tôn trọng

lời hứa của mình 0,9 9,6 49,1 40,4

Tổng 0,9 7,8 43,8 47,5

ĐTB 3,37

ĐLC 0,47

Bảng 2.2 cho thấy các nội dung xây dựng bầu không khí sư phạm được đánh giá ơ mức tốt. Số người được khảo sát đánh giá ở mức “khá” và “tốt” là 87,4%, cho thấy đa số người trả lời đánh giá việc thực hiện nội dung mức độ thực hiện xây dựng bầu không khí sư phạm ở mức tốt.

Trong các nội dung xây dựng bầu không khí sư phạm được đánh giá ở mức cao với ĐTB = 3,37, ĐLC = 0,47. Trong đó nội dung “Cán bộ giáo viên tận tâm trong công việc có tỷ lệ người đánh giá ở mức “khá” và “tốt” cao nhất (94,2%). Kế đến là nội dung “Cán bộ giáo viên thể hiện sự tôn trọng lẫn nhau trong trao đổi, giao tiếp hàng ngày” và “Cán bộ giáo viên giữ mối quan hệ hợp tác tích cực với học sinh, lắng nghe và tôn trọng ý kiến của học sinh” tương ứng tỷ lệ ở mức khá” và “tốt” là 92,6%

và 92,1%. Nội dung “Cán bộ giáo viên và học sinh tránh mỉa mai, chỉ trích, làm tổn thương người khác” được đánh giá kém nhất, với 12,7% người được hỏi đánh giá ở mức trung bình và dưới trung bình. Đây đa phần là xảy ra từ các học sinh thường có tình trạng châm trọc? Đánh nhau bởi tâm lý của “tuồi mới lớn”. Kết quả này cho thấy nhà trường THCS ở huyện Chư Sê đang thực hiện tốt theo hướng cán bộ giáo viên thể hiện sự tôn trọng lẫn nhau trong trao đổi, giao tiếp hàng ngày và rất tận tâm trong công việc giảng dạy nhưng cán bộ giáo viên và học sinh đặt mình vào vị trí người khác để đối xử phù hợp thì ít chú trọng hơn (90,8%).

Nhìn chung, cán bộ, giáo viên và học sinh các trường THCS huyện Chư Sê đã xây dựng tốt bầu không khí sư phạm trong nhà trường. Trong đó, giao tiếp giữa giáo viên với giáo viên được thực hiện ở mức tốt hơn so với giao tiếp giữa GV với HS. Cả cán bộ quản lý, GV và HS đều cho rằng yếu tố tôn trọng trong mối quan hệ giữa giáo viên và học sinh cần được cải thiện thêm, tránh những hành vi chỉ trích, gây tổn thương

2.3.3. Thực trạng xây dựng phong cách ứng xử trong nhà trường THCS Bảng 2.3. Mức độ thực hiện xây dựng phong cách ứng xử tại các trường T CS huyện

Chư Sê, tỉnh Gia Lai

TT Nội dung

Mức độ thực hiện (%) Yếu Trung

bình Khá Tốt 1 Phong cách ứng xử của cán bộ giáo viên và học

sinh nhà trường thể hiện sự chân thành, giản dị 0,0 5,5 44,2 50,3 2 Cán bộ giáo viên và học sinh ứng xử với nhau

không phân biệt, kỳ thị 0,8 8,2 51,1 40,0

3 Cán bộ giáo viên và học sinh thể hiện sự khiêm tốn

trong giao tiếp 0,5 7,9 45,0 46,6

4 Cách ứng xử của cán bộ giáo viên và học sinh thể

hiện tình yêu thương, quan tâm lẫn nhau 2,4 8,7 51,3 37,6 5 Cán bộ giáo viên thể hiện khoan dung, độ lượng với

học sinh 0,0 3,9 52,1 43,9

6 Cán bộ giáo viên và học sinh giải quyết mâu thuẫn,

bất đồng một cách bình tĩnh, từ tốn, có tình có lý 2,4 16,8 52,4 28,4

Tổng 1,0 8,5 49,3 41,1

ĐTB 3,31

ĐLC 0,47

Bảng 2.3 về nội dung xây dựng phong cách ứng xử có tỷ lệ người được khảo sát đánh giá ở mức “khá” và “tốt” là từ 80,8% trở lên, cho thấy đa số người trả lời đánh giá việc thực hiện nội dung xây dựng phong cách ứng xử ở mức khá trở lên. Trong các nội dung xây dựng phong cách ứng xử tại các trường trung học cơ sơ huyện Chư Sê được đánh giá cao ĐTB= 3,31 và ĐLC = 0,47.

Các nội dung về xây dựng phong cách ứng xử trong nhà trường được thực hiện khá đồng đều nhau. Nội dung “Cán bộ giáo viên thể hiện khoan dung, độ lượng với học sinh” cao nhất trong các nội dung thực hiện xây dựng phong cách ứng xử (96,1% đánh giá từ mức “khá” trở lên). Kế đến là nội dung “Phong cách ứng xử của cán bộ giáo viên và học sinh nhà trường thể hiện sự chân thành, giản dị” với mức đánh từ “khá” trở lên chiếm tới 94,5%. Tiếp đến là nội dung “Cán bộ giáo viên và học sinh thể hiện sự khiêm tốn trong giao tiếp” với mức đánh từ “khá”

trở lên chiếm tới 91,6%. Tuy nhiên, nội dung “Cán bộ giáo viên và học sinh giải

quyết mâu thuẫn, bất đồng một cách bình tĩnh, từ tốn, có tình có lý” được đánh giá thấp nhất trong các nội dung về xây dựng phong cách ứng xử trong nhà trường với tỷ lệ đánh giá ở mức trung bình và dưới trung bình chiếm tới 19,2%. Việc giải quyết các bất đồng xảy ra trong hoc sinh nhất là vấn đề bạo lực học đường và tâm lý trẻ vị thành viên ngày càng có xu hướng gia tăng. Do đó, nhà trường, giáo viên, hội phụ huynh cần sát sao các vấn đề này nhằm đảm bảo học sinh không có khoảng cách phân biệt, kỳ thị, từ đó giải quyết mâu thuẫn bất đồng một cách phù hợp hơn

2.3.4. Thực trạng xây dựng chuẩn mực về văn hóa ứng xử trong nhà trường THCS

Bảng 2.4. Mức độ thực hiện xây dựng chuẩn mực về văn hóa ứng xử tại các trường THCS huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai

TT Nội dung

Mức độ thực hiện (%) Yếu Trung

bình Khá Tốt 1 Có các quyết định về xây dựng văn hóa ứng xử

trong nhà trường 0,5 6,6 48,7 44,2

2 Ban hành bộ quy tắc ứng xử cho giáo viên, cán bộ

nhân viên 0,3 7,1 51,3 41,3

3 Ban hành nội quy, quy tắc ứng xử cho học sinh 0,8 17,9 55,3 26,1 4 Cán bộ giáo viên tự giác, nghiêm túc chấp hành các

quy định về văn hóa ứng xử trong nhà trường 0,0 0,8 51,6 47,6 5 Học sinh tự giác, nghiêm túc chấp hành các quy

định về văn hóa ứng xử trong nhà trường 1,1 7,4 53,4 38,2 6 Nhà trường có quy định rõ ràng về ngôn ngữ, tác

phong ứng xử của giáo viên, cán bộ và học sinh 0,0 8,4 50,3 41,3

Tổng 0,4 8,0 51,8 39,8

ĐTB 3,31

ĐLC 0,43

Kết quả nghiên cứu cho thấy việc thực hiện nội dung xây dựng chuẩn mực về văn hóa ứng xử trong nhà trường được đánh giá ở mức khá với ĐTB = 3,26. ĐLC = 0,48. Trong các nội dung về xây dựng chuẩn mực về văn hóa ứng xử trong nhà trường thì nội dung “Cán bộ giáo viên tự giác, nghiêm túc chấp hành các quy định về văn hóa ứng xử trong nhà trường” có mức đánh giá “khá” và “tốt” là cao nhất với tỷ lệ 99,2%.

Kế đến là nội dung “Có các quyết định về xây dựng văn hóa ứng xử trong nhà trường

và nội dung “Nhà trường có quy định r ràng về ngôn ngữ, tác phong ứng xử của giáo viên, cán bộ và học sinh” có mức đánh giá ở mức khá và tốt lần lượt là 92,9% và 91,6%. Trong khi đó nội dung “Ban hành nội quy, quy tắc ứng xử cho học sinh” thì tỷ lệ người khảo sát đánh giá ở mức trung bình và dưới trung bình chiếm tỷ lệ không nhỏ với 18,7%. Qua đó cho thấy, về xây dựng văn hóa ứng xử thì các trường THCS trên địa bàn mới chỉ đưa ra văn bản chung để phổ biến cho giáo viên, cán bộ và học sinh.

Nhưng chưa thực sự chi tiết đi vào nội quy, quy tắc cho ứng xử nhất là đối với học sinh. Cụ thể, về việc thực hiện các quy định về văn hóa ứng xử trong nhà trường, có thể thấy giáo viên chấp hành tốt hơn học sinh.

Nhìn chung, cán bộ, GV và HS các trường THCS huyện Chư Sê đã xây dựng tốt các chuẩn mực về văn hóa ứng xử trong nhà trường (trên 81% mức khá và tốt). Các nhà trường đều ban hành tốt các quy định, quy tắc về ứng xử trong nhà trường cho cả cán bộ, giáo viên và học sinh. Tuy nhiên, tinh thần tự giác thực hiện nội quy ứng xử ở giáo viên được đánh giá cao hơn ở học sinh. Đây là vấn đề mà các trường cần xem xét để nâng cao tinh thần tự giác thực hiện nội quy ứng xử của học sinh từ đó giúp cho văn hóa ứng xử ở mỗi nhà trường đều có một không gian văn hóa học đường vừa thân thiện, cởi mở, vui vẻ mà vẫn nghiêm túc.

2.3.5. Thực trạng xây dựng hệ giá trị văn hóa trong nhà trường THCS Bảng 2.5. Mức độ thực hiện xây dựng các giá trị văn hóa tại các trường T CS huyện

Chư Sê, tỉnh Gia Lai

TT Nội dung

Mức độ thực hiện (%) Yếu Trung

bình Khá Tốt 1 Nhà trường xác định rõ các giá trị văn hóa phù hợp

với cán bộ giáo viên, học sinh của trường 0,0 5,3 75,0 19,7 2

Nhà trường thường xuyên nhắc lại các giá trị văn hóa này trong các buổi sinh hoạt chung, hoạt động chung của nhà trường

6,3 43,7 34,7 15,3

3

Cán bộ, giáo viên nhà trường thường kể những câu chuyện về văn hóa ứng xử trong nhà trường để khẳng định các giá trị văn hóa mà nhà trường đã lựa chọn

2,1 28,4 50,0 19,5

4 Bộ quy tắc ứng xử trong nhà trường thể hiện rõ các

giá trị văn hóa ứng xử mà nhà trường lựa chọn 0,0 13,4 56,3 30,3 5 Nhà trường thường xuyên xem xét, đánh giá lại các 5,6 18,9 52,1 23,4

TT Nội dung

Mức độ thực hiện (%) Yếu Trung

bình Khá Tốt giá trị văn hóa ứng xử cho phù hợp với từng đối

tượng và hoạt động dạy học của nhà trường

Tổng 2,8 20,7 53,6 21,6

ĐTB 2,94

ĐLC 0,60

Kết quả khảo sát cho thấy về nội dung xây dựng các giá trị văn hóa tại các trường THCS có ĐTB =2,95 và ĐLC = 0,6. Cho thấy, mức thực hiện của các trường THCS trên địa bàn chỉ ở mức trung bình, tuy nhiên những nội dung trong mục này lại thực hiện không đồng đều. Cụ thể, về nội dung “Nhà trường xác định r các giá trị văn hóa ứng xử ph hợp với cán bộ giáo viên, học sinh của trường” thì tỷ lệ đánh giá ở mức “khá” và “tốt” lên đến 94,7%. Trong khi đó, việc “Nhà trường thường xuyên nhắc lại các giá trị văn hóa ứng xử này trong các buổi sinh hoạt chung, hoạt động chung của nhà trường” thì tỷ lệ đánh giá ở mức “khá” và “tốt” chỉ có 50% hay 50% đánh giá thực hiện ở mức trung bình và dưới trung bình. Đồng thời nội dung “Nhà trường thường xuyên xem x t, đánh giá lại các giá trị văn hóa ứng xử cho ph hợp với từng đối tượng và hoạt động dạy học của nhà trường” đánh giá ở mức trung bình và dưới trung bình cũng chiếm tỷ lệ khá cao lên tới 24,5%.

Như vậy, các trường THCS ở huyện Chư Sê đã xác định được các giá trị văn hóa ứng xử cần xây dựng trong nhà trường. Tuy nhiên thường xuyên nhắc lại các giá trị văn hóa ứng xử này trong các buổi sinh hoạt chung, hoạt động chung của nhà trường thì còn hạn chế. Bởi vì tính chất nói một lần đã hiểu và chỉ có những dịp điển hình nêu gương mới được nhắc lại để giáo viên, cán bộ, học sinh nhớ sâu hơn. Đồng thời, việc kể các câu chuyện về văn hóa ứng xử trong nhà trường để khẳng định các giá trị văn hóa ứng xử thì cũng hạn chế, bởi yếu tố người thật việc thật. Chính vì vậy hoạt động nhắc lại thường xuyên còn hạn chế

2.3.6. Thực trạng xây dựng văn hóa chất lượng nhà trường THCS

Bảng 2.6. Mức độ thực hiện xây dựng văn hóa tại các trường T CS huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai

TT Nội dung

Mức độ thực hiện (%) Yếu Trung

bình Khá Tốt

1 Giảng giải khuyên bảo 0,0 8,4 53,7 37,9

2 Lồng ghép, tích hợp 0,3 15,0 51,6 33,2

3 Qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp 3,2 25,3 55,8 15,8

4 Qua giờ sinh hoạt lớp 0,0 10,5 40,8 48,7

5 Mạng xã hội 12,6 33,2 42,6 11,6

Tổng 3,2 23,3 45,4 28,1

Giáo dục văn hóa trong nhà trường rất quan trọng, đặc biệt, giáo dục thông qua các hình thức phong phú, phù hợp, tác động trực tiếp đến giáo viên cũng như học sinh, hiệu quả sẽ cao.

Các hoạt động nhằm xây dựng văn hóa đảm bảo chất lượng thông qua nhiều hoạt động bao gồm từ trực tiếp đến gián tiếp thông qua mạng xã hội truyền tải, giáo dục văn hóa cho học sinh tại các trường THCS theo xu hướng xã hội ngày nay. Kết quả khảo sát cho thấy hình thức “giải giảng, khuyên bảo” có số người đánh giá ở mức

“khá” và “tốt” là cao nhất trong các hình thức (91,6%). Kế đến là hình thức “sinh hoạt lớp” thì với 89,5% số người đánh giá ở mức từ “khá” trở lên. Tuy nhiên, đối với hình thức truyền tải thông qua “mạng xã hội” thì tỷ lệ đánh giá ở mức trung bình và dưới trung bình là khá cao lên đến 45,8%. Qua đó, cho thấy các trường THCS trên địa bàn huyện Chư Sê chủ yếu chú trọng xây dựng văn hóa ứng xử trong phạm vi ở trường qua giờ sinh hoạt lớp chứ chưachú trọng hơn đến hình thức giáo dục qua mạng xã hội. Bởi thực tế, học sinh ngày càng sử dụng mạng xã hội ngày một phổ biến và khả năng tương tác, truyền tải thông tin nhanh chóng, thuận tiện.

Hình 2.1. Mức độ tham gia và hiệu quả tham gia của các lực lượng trong xây dựng văn hóa tại các trường T CS huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai

Kết quả từ hình trên cho thấy các thành phần gồm Ban giám hiệu nhà trường, Giáo viên, nhân viên, Cha Mẹ học sinh, Đoàn thanh niên, Học sinh, Hội phụ huynh đều tham gia xây dựng văn hóa ứng xử trong nhà trường, và sự tham gia của các lực lượng này đều mang đến hiệu quả nhất định cho việc xây dựng văn ứng xử trong các trường THCS huyện Chư Sê. Trong đó, thành phần tham gia tích cực nhất và đóng vai trò chủ đạo trong xây dựng văn hóa ứng xử là ban giám hiệu và giáo viên trong trường.

Các hội, đoàn thể như Đoàn Thanh niên, Hội phụ huynh học sinh đều chỉ tham gia ơ mức tương đối, nhưng mang lại hiệu quả khá tích cực. Ngoại trừ thành phần là Cha Mẹ học sinh thì mức độ tham gia là khá thấp và hiệu quả cũng chưa cao

2,5 2,6 2,7 2,8 2,9 3 3,1 3,2 3,3 3,4 3,5

Ban Giam hiệu nhà

trường

Giáo viên Cán bộ nhân viên

Cha Mẹ học sinh

Đoàn thanh niên

Bản thân học sinh

Hội phụ huynh

Mức độ tham gia Mức độ hiệu quả

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động xây dựng văn hoá nhà trường tại các trường trung học cơ sở huyện chư sê tỉnh gia lai trong giai đoạn hiện nay (Trang 50 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)