CHƯƠNG 2: XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG HỆ THỐNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN CHƯƠNG “SÓNG ÁNH SÁNG” VẬT LÍ 12 NGHIỆM KHÁCH QUAN CHƯƠNG “SÓNG ÁNH SÁNG” VẬT LÍ 12
2.2.2. Liên hệ giữa chỉ số hành vi của môn Vật lí với chỉ số hành vi của chương
“Sóng ánh sáng”
Bảng 2.3. Bảng liên hệ giữa chỉ số hành vi môn Vật lí với chỉ số hành vi chương
“Sóng ánh sáng”
Năng lực thành phần
Chỉ số hành vi môn Vật lí
Chỉ số hành vi chương “Sóng ánh sáng”
Nhận thức kiến thức vật
lí
N1: Nhận biết và nêu được các đối tượng, khái niệm, hiện tượng, quy luật, quá trình vật lí.
- Nêu được định nghĩa, đặc điểm, ứng dụng của hiện tượng tán sắc ánh sáng.
- Nêu được khái niệm ánh sáng đơn sắc, ánh sáng trắng.
- Nêu được khái niệm hiện tượng nhiễu xạ ánh sáng, giao thoa ánh sáng và ứng dụng của hiện tượng giao thoa ánh sáng.
- Nêu được định nghĩa khoảng vân.
- Nêu được định nghĩa máy quang phổ.
- Nêu được khái niệm quang phổ liên tục, quang phổ vạch phát xạ, quang phổ hấp thụ.
- Nêu được định nghĩa, nguồn phát, tính chất, công dụng của tia hồng ngoại, tia tử ngoại, tia X.
N2: Trình bày được các hiện tượng, quá trình vật lí; đặc điểm, vai trò của các hiện tượng, quá trình vật lí bằng các hình thức biểu đạt: nói, viết, đo, tính, vẽ, lập sơ đồ, biểu đồ.
- Mô tả được hiện tượng tán sắc ánh sáng qua lăng kính.
- Mô tả được hiện tượng nhiễu xạ ánh sáng qua lỗ tròn nhỏ.
- Mô tả được thí nghiệm Young về giao thoa ánh sáng.
- Nêu được điều kiện xảy ra giao thoa ánh sáng và hiện tượng giao thoa ánh sáng chứng tỏ ánh sáng có tính chất sóng.
- Viết được công thức hiệu đường đi, vị trí vân sáng, vân tối và khoảng vân.
- Nêu được mỗi ánh sáng đơn sắc có một bước sóng trong chân không và màu sắc xác định.
- Nêu được chiết suất của các môi trường trong suốt phụ thuộc vào bước sóng của ánh sáng trong chân không, chiết suất giảm khi bước sóng tăng.
- Mô tả được cấu tạo của máy quang phổ và đường đi của tia sáng qua máy quang phổ.
- Nêu được nguồn phát, đặc điểm của quang phổ liên tục, quang phổ vạch phát xạ, quang phổ hấp thụ.
- Nêu được cách tạo, tính chất và công dụng của tia X.
- Nêu được tia hồng ngoại, tia tử ngoại, tia X có bản chất là sóng điện từ.
- Nêu được thang sóng điện từ sắp xếp theo thứ tự bước sóng giảm dần (tần số tăng dần).
N3: Tìm được từ khoá, sử dụng được thuật ngữ khoa học, kết nối được thông tin theo logic có ý nghĩa, lập được dàn ý khi đọc và trình bày các văn bản khoa học.
- Tìm được những từ khóa liên quan đến hiện tượng tán sắc ánh sáng, nhiễu xạ ánh sáng, giao thoa ánh sáng, các loại quang phổ, tia tử ngoại, tia hồng ngoại, tia X.
N4: So sánh, lựa chọn, phân loại, phân tích được các hiện tượng, quá trình vật lí theo các tiêu chí khác nhau.
- Phân biệt, so sánh được đặc điểm của ánh sáng đơn sắc và ánh sáng trắng.
- Phân tích, so sánh được các đặc điểm của hiện tượng tán sắc ánh sáng; nhiễu xạ ánh sáng; giao thoa ánh sáng.
- Phân tích nhận ra giao thoa ánh sáng gây ra hiện tượng các vầng màu sặc sỡ trên bong bóng, váng dầu, đĩa CD,…
- Phân tích được các bước đo bước sóng ánh sáng bằng phương pháp giao thoa.
- Phân biệt, so sánh được đặc điểm, công dụng, nguồn phát của quang phổ liên tục, quang phổ vạch phát xạ, quang phổ hấp thụ.
- Phân biệt, so sánh được nguồn phát, các tính chất và công dụng của tia hồng ngoại.
- Phân biệt, so sánh được nguồn phát, tính chất và công dụng của tia tử ngoại.
- Phân biệt được vị trí các bức xạ điện từ trong thang sóng điện từ khi sắp xếp theo bước sóng hoặc tần số.
N5: Giải thích được mối quan hệ giữa các
- Giải thích được nguyên nhân của hiện tượng tán sắc ánh sáng, giao thoa ánh sáng.
sự vật, hiện tượng, quá trình.
- Giải thích được mối quan hệ giữa các đại lượng trong hiện tượng giao thoa ánh sáng.
- Giải thích được một số ứng dụng của tia hồng ngoại, tia tử ngoại, tia X trong đời sống.
- Giải thích rõ công dụng của từng bộ phận của máy quang phổ.
N6: Nhận ra điểm sai và chỉnh sửa được nhận thức hoặc lời giải thích;
đưa ra được những nhận định phê phán có liên quan đến chủ đề thảo luận.
- Nhận ra điểm sai và chỉnh sửa được nhận thức về nguyên nhân, đặc điểm, ứng dụng của hiện tượng tán sắc ánh sáng, nhiễu xạ ánh sáng, giao thoa ánh sáng; về đặc điểm, nguồn phát của các loại quang phổ; về đặc điểm, tính chất, nguồn phát, bản chất, công dụng của các loại bức xạ điện từ: tia tử ngoại, tia hồng ngoại, tia X.
N7: Nhận ra được một số ngành nghề phù hợp với thiên hướng của bản thân.
Tìm tòi và khám phá thế
giới tự nhiên dưới góc độ
vật lí
T1: Đề xuất vấn đề liên quan đến vật lí: Nhận ra và đặt được câu hỏi liên quan đến vấn đề; phân tích được bối cảnh để đề xuất được vấn đề nhờ kết nối tri thức, kinh nghiệm đã có và dùng ngôn ngữ của mình để biểu đạt vấn đề đã đề xuất.
- Đề xuất được phương án thí nghiệm về ánh sáng đơn sắc, thí nghiệm tổng hợp ánh sáng trắng; thí nghiệm đo bước sóng ánh sáng bằng phương pháp giao thoa ánh sáng; thí nghiệm phát hiện tia tử ngoại, tia hồng ngoại bằng cách đặt ra được các câu hỏi:
+ Sử dụng công thức/kiến thức nào?
+ Cần những dụng cụ nào?
+ Bố trí thí nghiệm ra sao?
+ Các bước tiến hành thí nghiệm như thế nào?
+ Xử lý kết quả ra sao?
T2: Đưa ra phán đoán và xây dựng giả thuyết:
- Đưa ra phán đoán và xây dựng giả thuyết về các thí nghiệm: thí nghiệm về
Phân tích vấn đề để nêu được phán đoán; xây dựng và phát biểu được giả thuyết cần tìm hiểu.
ánh sáng đơn sắc, thí nghiệm tổng hợp ánh sáng trắng; thí nghiệm đo bước sóng ánh sáng bằng phương pháp giao thoa ánh sáng; thí nghiệm phát hiện tia tử ngoại, tia hồng ngoại; giải thích hiện tượng tán sắc ánh sáng, giao thoa ánh sáng.
- Đưa ra được phán đoán về mối quan hệ giữa các đại lượng.
T3: Lập kế hoạch thực hiện: Xây dựng được khung logic nội dung tìm hiểu; lựa chọn được phương pháp thích hợp (quan sát, thực nghiệm, điều tra, phỏng vấn, tra cứu tư liệu); lập được kế hoạch triển khai tìm hiểu.
- Lập kế hoạch thực hiện các thí nghiệm:
thí nghiệm về ánh sáng đơn sắc, thí nghiệm tổng hợp ánh sáng trắng; thí nghiệm đo bước sóng ánh sáng bằng phương pháp giao thoa ánh sáng; thí nghiệm phát hiện tia tử ngoại, tia hồng ngoại.
- Giải các bài tập về hiện tượng tán sắc ánh sáng, giao thoa ánh sáng.
T4: Thực hiện kế hoạch: Thu thập, lưu giữ được dữ liệu từ kết quả tổng quan, thực nghiệm, điều tra; đánh giá được kết quả dựa trên phân tích, xử lí các dữ liệu bằng các tham số thống kê đơn giản; so sánh được kết quả với giả thuyết; giải thích, rút ra được kết luận và điều chỉnh khi cần thiết.
- Thực hiện được các thí nghiệm: thí nghiệm về ánh sáng đơn sắc, thí nghiệm tổng hợp ánh sáng trắng; thí nghiệm đo bước sóng ánh sáng bằng phương pháp giao thoa ánh sáng; thí nghiệm phát hiện tia tử ngoại, tia hồng ngoại.
- Xử lý kết quả thu được, so sánh kết quả với giả thuyết và rút ra kết luận.
- Tiến hành giải các bài tập về hiện tượng tán sắc ánh sáng, giao thoa ánh sáng.
T5: Viết, trình bày báo cáo và thảo luận: Sử dụng ngôn ngữ, hình vẽ, sơ đồ, biểu bảng để biểu
- Trình bày được số liệu đo đạc dưới dạng bảng biểu. Giải thích kết quả đo được.
đạt được quá trình và kết quả tìm hiểu; viết được báo cáo sau quá trình tìm hiểu; hợp tác được với đối tác bằng thái độ tích cực và tôn trọng quan điểm, ý kiến đánh giá do người khác đưa ra để tiếp thu tích cực và giải trình, phản biện, bảo vệ được kết quả tìm hiểu một cách thuyết phục.
- Trình bày được kết quả hoạt động nhóm dưới các hình thức: văn bản, báo cáo thí nghiệm.
T6: Ra quyết định và đề xuất ý kiến, giải pháp:
Đưa ra được quyết định xử lí cho vấn đề đã tìm hiểu; đề xuất được ý kiến khuyến nghị vận dụng kết quả tìm hiểu, nghiên cứu, hoặc vấn đề nghiên cứu tiếp.
Vận dụng kiến thức vật
lí vào thực tiễn
V1: Giải thích, chứng minh được một vấn đề thực tiễn.
- Giải thích được các hiện tượng liên quan đến hiện tượng tán sắc ánh sáng, giao thoa ánh sáng trong thực tế; một số ứng dụng của tia hồng ngoại, tia tử ngoại, tia X trong đời sống.
- Vận dụng giải được các bài tập đơn giản về hiện tượng tán sắc ánh sáng, giao thoa ánh sáng, tia hồng ngoại, tia tử ngoại, tia X và các bài tập nâng cao liên quan.
V2: Đánh giá, phản biện được ảnh hưởng của một vấn đề thực tiễn.
- Đánh giá được tính chất, công dụng của tia hồng ngoại, tia tử ngoại, tia X vào trong thực tiễn cuộc sống ở các lĩnh vực
khác nhau thông qua các bản báo cáo, thuyết trình.
V3: Thiết kế được mô hình, lập được kế hoạch, đề xuất và thực hiện được một số phương pháp hay biện pháp mới.
- Thiết kế, đề xuất được một số phương pháp bảo vệ sức khỏe con người dưới tác động của tia tử ngoại.
- Đề xuất được các ứng dụng trong thực tiễn liên quan đến các loai bức xạ: tia hồng ngoại, tia tử ngoại, tia X.
V4: Nêu được giải pháp và thực hiện được một số giải pháp để bảo vệ thiên nhiên, thích ứng với biến đổi khí hậu; có hành vi, thái độ hợp lí nhằm phát triển bền vững.
- Trên cơ sở biết được đặc điểm, nguồn phát, tính chất của tia tử ngoại đưa ra một số giải pháp bảo vệ tầng ôzôn của Trái Đất từ đó làm hạn chế sự bức xạ tia tử ngoại từ Mặt Trời xuống Trái Đất.