CHƯƠNG 2: XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG HỆ THỐNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN CHƯƠNG “SÓNG ÁNH SÁNG” VẬT LÍ 12 NGHIỆM KHÁCH QUAN CHƯƠNG “SÓNG ÁNH SÁNG” VẬT LÍ 12
2.2.5. Xây dựng hệ thống câu hỏi TNKQ chương “Sóng ánh sáng”
Căn cứ vào ma trận đề kiểm tra chương “Sóng ánh sáng” chúng tôi đã xây dựng được 200 câu hỏi TNKQ, sau khi nhờ đồng nghiệp đọc chỉnh sửa, góp ý chúng tôi giữ lại 160 câu hỏi TNKQ tương ứng với 4 đề kiểm tra (mỗi đề kiểm tra có 40 câu hỏi theo các mức độ như ma trận đã xây dựng). Trong khuôn khổ luận văn, chúng tôi trình bày cụ thể đề kiểm tra số 1; các đề số 2, 3 và 4 chúng tôi trình bày ở phụ lục 4.
ĐỀ SỐ 1
Câu 1: (N1, 5.24.a.A)
Hiện tượng chùm ánh sáng trắng đi qua lăng kính, bị phân tách thành các chùm sáng có nhiều màu khác nhau là hiện tượng:
A. khúc xạ ánh sáng. B. giao thoa ánh sáng.
C. tán sắc ánh sáng. D. phản xạ ánh sáng
* Đánh giá năng lực vật lí: Câu hỏi này giúp đánh giá được năng lực:
- N1: Vì HS nhận ra được hiện tượng tán sắc ánh sáng.
* Đáp án: C
Câu 2: (N1, 5.25.c.A)
Hiện tượng ánh sáng không tuân theo định luật truyền thẳng khi đi qua mép một vật cản hoặc qua các khe hẹp được gọi là hiện tượng:
A. giao thoa ánh sáng B. nhiễu xạ ánh sáng C. khúc xạ ánh sáng D. tán sắc ánh sáng
* Đánh giá năng lực vật lí: Câu hỏi này giúp đánh giá được năng lực:
- N1 vì HS nhận biết được hiện tượng nhiễu xạ ánh sáng.
* Đáp án: B
Câu 3: (N1, 5.26.h.A)
Máy quang phổ là dụng cụ dùng để:
A. tổng hợp ánh sáng trắng từ các ánh sáng đơn sắc.
B. phân tích chùm sáng phức tạp thành các thành phần đơn sắc.
C. đo bước sóng của các ánh sáng đơn sắc.
D. nhận biết thành phần cấu tạo của nguồn phát quang phổ liên tục.
* Đánh giá năng lực vật lí: Câu hỏi giúp đánh giá được năng lực:
- N1 vì HS nêu được định nghĩa của máy quang phổ.
* Đáp án: B
Câu 4: (N1, 5.26.i.A) Quang phổ vạch phát xạ:
A. của các nguyên tố khác nhau, ở cùng một nhiệt độ thì như nhau về độ sáng tỉ đối của các vạch.
B. là một hệ thống những vạch sáng riêng lẻ, ngăn cách nhau bởi những khoảng tối.
C. do các chất rắn, chất lỏng hoặc chất khí có áp suất lớn phát ra khi bị nung nóng.
D. là một dải có màu từ đỏ đến tím nối liền nhau một cách liên tục.
* Đánh giá năng lực vật lí: Câu hỏi này giúp đánh giá được năng lực:
- N1 vì HS nêu được khái niệm của quang phổ vạch phát xạ.
* Đáp án: B
Câu 5: (N1, 5.27.j.A)
Tia hồng ngoại có bước sóng nằm trong khoảng từ:
A. 10-10 m đến 10-8 m B. 10-9 m đến 4.10-7 m C. 4.10-7 m đến 7,5.10-7 m D. 7,6.10-7 m đến 10-3 m
* Đánh giá năng lực vật lí: Câu hỏi này giúp đánh giá được năng lực:
- N1 vì HS nhận biết được giá trị bước sóng của tia hồng ngoại nằm trong khoảng từ 760nm đến vài mm.
* Đáp án: D
.Câu 6: (N1, 5.28.l.A) Chọn đáp án đúng? Tia X:
A. là bức xạ điện từ mà mắt người không nhìn thấy.
B. là bức xạ điện từ do những vật bị nung nóng ở nhiệt độ cao phát ra.
C. là bức xạ điện từ được phát ra từ hồ quang điện.
D. là bức xạ điện từ có khả năng xuyên qua vài cm chì.
* Đánh giá năng lực vật lí: Câu hỏi này giúp đánh giá được năng lực:
- N1 vì HS nhận biết được tia X là bức xạ điện từ mà mắt người không nhìn thấy.
* Đáp án: A
Câu 7: (N4, 5.24.a.B)
Trường hợp nào sau đây xảy ra hiện tượng tán sắc ánh sáng:
A. Chiếu xiên góc chùm ánh sáng đơn sắc từ không khí vào nước.
B. Chiếu vuông góc chùm ánh sáng trắng vào nước.
C. Chiếu vuông góc chùm ánh sáng đơn sắc từ không khí vào nước.
D. Chiếu xiên góc chùm ánh sáng trắng từ không khí vào nước.
* Đánh giá năng lực vật lí: Câu hỏi này giúp đánh giá được năng lực:
- N4 vì HS phải phân tích được các hiện tượng, lựa chọn được trường hợp xảy ra hiện tượng tán sắc ánh sáng.
* Đáp án: D
Câu 8: (N4, 5.24.a.B)
Trong hiện tượng tán sắc của ánh sáng trắng khi đi qua một lăng kính, phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Tia sáng màu vàng bị lệch nhiều hơn tia sáng màu chàm.
B. Tia sáng màu cam bị lệch nhiều hơn tia sáng màu lục.
C. Tia sáng màu tím bị lệch ít hơn tia sáng màu lam.
D. Tia sáng màu lục bị lệch ít hơn tia sáng màu chàm.
* Đánh giá năng lực vật lí: Câu hỏi này giúp đánh giá được năng lực:
- N4 vì HS so sánh được góc lệch của các ánh sáng đơn sắc khác nhau khi đi qua lăng kính.
* Đáp án: D
Câu 9: (N4, 5.25.c.B)
Chọn câu trả lời không đúng trong hiện tượng nhiễu xạ ánh sáng?
A. Lỗ nhỏ (khe hẹp) được chiếu sáng có vai trò như một nguồn phát sóng ánh sáng.
B. Hiện tượng nhiễu xạ ánh sáng thừa nhận ánh sáng có tính chất sóng.
C. Lỗ tròn càng to thì quan sát ảnh của lỗ tròn càng rõ nét.
D. Phương truyền của ánh sáng thay đổi khi ánh sáng đi qua mép của lỗ tròn nhỏ.
* Đánh giá năng lực vật lí: Câu hỏi này giúp đánh giá được năng lực:
- N4 vì HS phân tích, so sánh được đặc điểm của hiện tượng nhiễu xạ ánh sáng và lựa chọn được đáp án đúng.
* Đáp án: C
Câu 10: (N4, 5.25.g.B)
Một ánh sáng đơn sắc màu vàng có tần số f được truyền từ chân không vào một chất lỏng có chiết suất là 1,52 đối với ánh sáng này. Trong chất lỏng trên ánh sáng này có:
A. màu vàng và tần số f B. màu vàng và tần số 1,52 f C. màu lục và tần số f D. màu lục và tần số 1,52 f
* Đánh giá năng lực vật lí: Câu hỏi này giúp đánh giá được năng lực:
- N4 vì HS phân tích được đặc điểm của ánh sáng đơn sắc từ đó lựa chọn được ánh sáng đơn sắc không thay đổi tần số và màu sắc khi truyền từ chân không vào môi trường trong suốt khác.
* Đáp án: A
Câu 11: (N4, 5.26.i.B) Chọn phát biểu đúng?
A. Nguồn phát ra quang phổ liên tục là chất rắn, lỏng hoặc khí có tỉ khối lớn.
B. Nguồn phát ra quang phổ vạch phát xạ là các chất khí hoặc hơi có tỉ khối nhỏ bị nung nóng.
C. Nguồn phát ra quang phổ vạch hấp thụ là các chất hơi hoặc khí có tỉ khối nhỏ bị nung nóng.
D. Nguồn phát ra quang phổ vạch phát xạ là các chất hơi hoặc khí có tỉ khối nhỏ được chiếu sáng.
* Đánh giá năng lực vật lí: Câu hỏi này giúp đánh giá được năng lực:
- N4 vì HS so sánh, phân biệt được nguồn phát của quang phổ liên tục, quang phổ vạch phát xạ và quang phổ vạch hấp thụ.
* Đáp án: B
Câu 12: (N4, 5.26.i.B)
Biết quang phổ vạch phát xạ của một chất hơi có hai màu đơn sắc ứng với các bước sóng
λ1 và λ2 (với λ1 < λ2) thì quang phổ hấp thụ của chất hơi ấy sẽ là quang phổ liên tục bị thiếu:
A. hai vạch ứng với các bước sóng λ1 và λ2. B. một vạch ứng với bước sóng λ1.
C. mọi vạch ứng với các bước sóng trong khoảng từ λ1 đến λ2. D. một vạch ứng với bước sóng λ2.
* Đánh giá năng lực vật lí: Câu hỏi này giúp đánh giá được năng lực:
- N4 vì HS phân tích được đặc điểm của quang phổ liên tục để lựa chọn được đáp án đúng.
* Đáp án: A
Câu 13: (N4, 5.26.i.B) Có các nguồn phát sáng sau:
1. Bếp than đang cháy sáng.
2. Khối kim loại nóng chảy trong lò luyện kim.
3. Ngọn lửa đèn cồn có pha muối.
4. Dây tóc của đèn điện đang nóng sáng.
5. Ống chứa khí hyđrô loãng đang phóng điện.
6. Hơi kim loại nóng sáng trong lò luyện kim.
Những nguồn cho quang phổ liên tục:
A. 1; 2; 4 B. 1; 5; 6 C. 4; 3; 6 D. 3; 5; 6
* Đánh giá năng lực vật lí: Câu hỏi này giúp đánh giá được năng lực:
- N4 vì HS so sánh, phân loại được nguồn phát của quang phổ liên tục.
* Đáp án: A
Câu 14: (N4, 5.27.k.B)
Chọn đáp án đúng? Nguồn không phát ra tia tử ngoại là:
A. Mặt Trời B. Hồ quang điện
C. Tia lửa điện D. Bếp điện từ
* Đánh giá năng lực vật lí: Câu hỏi này giúp đánh giá được năng lực:
- N4 vì HS phân tích được nguồn phát tia tử ngoại, từ đó lựa chọn được nguồn không phát ra tia tử ngoại.
* Đáp án: D
Câu 15: (N4, 5.27.k.B)
Dây tóc bóng đèn sợi đốt thường có nhiệt độ 22000C đặt trong bình khí trơ có áp suất thấp. Ngồi trong phòng chiếu sáng bằng đèn sợi đốt, ta hoàn toàn không bị nguy hiểm do tác dụng của tia tử ngoại là vì:
A. Khí trơ có tác dụng ngăn cản tia tử ngoại.
B. vỏ thủy tinh của bóng đèn hấp thụ hầu hết tia tử ngoại do dây tóc phát ra.
C. ở nhiệt độ 22000C dây tóc chưa phát ra tia tử ngoại.
D. mật độ khí trong bóng đèn quá loãng nên tia tử ngoại không truyền qua được.
* Đánh giá năng lực vật lí: Câu hỏi này giúp đánh giá được năng lực:
- N4 vì HS phân tích, phân biệt được các tính chất của tia tử ngoại từ đó lựa chọn được đáp án đúng.
* Đáp án: B
Câu 16: (N6, 5.28.l.B) Chọn phát biểu sai? Tia X:
A. có bản chất là sóng điện từ.
B. có khả năng đâm xuyên tốt hơn tia tử ngoại.
C. có bước sóng nhỏ hơn tia hồng ngoại.
D. do các vật bị nung nóng ở nhiệt độ cao phát ra.
* Đánh giá năng lực vật lí: Câu hỏi này giúp đánh giá được năng lực:
- N6 vì HS phát hiện được điểm sai về đặc điểm của tia X.
* Đáp án: D
Câu 17: (N4, 5.28.l.B)
Phát biểu nào sau đây không phải là đặc điểm của tia X?
A. khả năng đâm xuyên mạnh
B. có thể đi qua được lớp chì dày vài cm C. tác dụng mạnh lên kính ảnh
D. gây ra hiện tượng quang điện
* Đánh giá năng lực vật lí: Câu hỏi này giúp đánh giá được năng lực:
- N4 vì HS phân tích, lựa chọn được đặc điểm không phải của tia X.
* Đáp án: B
Câu 18: (N2, V1, 5.24.a.C)
Một ỏnh sỏng đơn sắc trong chõn khụng cú bước súng 0,6àm. Khi truyền trong một mụi trường trong suốt thì bước sóng của ánh sáng này là 450nm. Biết vận tốc ánh sáng trong chân không là c=3.108 m/s. Tốc độ của ánh sáng đơn sắc trong môi trường đó là:
A. 2,55.108 m/s B. 2,25.108m/s C. 2,25.107 m/s D. 2,55.107 m/s
* Đánh giá năng lực vật lí: Câu hỏi này giúp đánh giá được năng lực:
- N2 vì HS phải viết được công thức mối quan hệ giữa bước sóng ánh sáng với chiết suất của môi trường và công thức tính vận tốc ánh sáng trong môi trường có chiết suất n.
- V1 vì HS phải vận dụng được công thức để tìm được tốc độ của ánh sáng trong môi trường có chiết suất n.
* Đáp án: B
* Giải: 𝑓 = 𝑐
𝜆= 5. 1014𝐻𝑧 => 𝑣 = 𝜆′. 𝑓 = 2,25. 108𝑚/𝑠 Câu 19: (N4, V1 5.25.f.C)
Trong thí nghiệm Young về giao thoa ánh sáng, biết khoảng cách giữa hai khe sáng là 2 mm, khoảng cách từ hai khe sáng đến màn ảnh là D = 1 m. Khoảng cách giữa 11 vân sáng liên tiếp là 3 mm. Bước sóng của ánh sáng đơn sắc là:
A. 0,65μm. B. 0,70 μm. C. 0,60 μm. D. 0,75 μm.
* Đánh giá năng lực vật lí: Câu hỏi này giúp đánh giá được năng lực:
- N4 vì HS phân tích được mối quan hệ giữa N vân sáng liên tiếp và khoảng vân i.
- V1 vì HS vận dụng công thức xác định được bước sóng của ánh sáng đơn sắc.
* Đáp án: C
* Giải:
+ Ta có: Khoảng cách của 11 vân sáng liên tiếp là 10.i = 3 mm => i = 0,3 mm + Bước sóng: 𝜆 = 𝑖𝑎
𝐷 =0,3.2
1 = 0,6𝜇𝑚 Câu 20: (N2, N4, V1 5.25.f.C)
Trong thí nghiệm Young về giao thoa ánh sáng, các khe sáng được chiếu bằng ánh sáng đơn sắc. Khoảng cách giữa 7 vân sáng liên tiếp đo được là 7,2 mm. Toạ độ của vân sáng bậc 3 là:
A. ± 9,6 mm. B. ± 4,8 mm. C.± 3,6 mm. D. ± 2,4 mm.
* Đánh giá năng lực vật lí: Câu hỏi này giúp đánh giá được năng lực:
- N2 vì HS viết được công thức tọa độ của vân sáng.
- N4 vì HS phân tích được mối quan hệ giữa N vân sáng liên tiếp và khoảng vân i.
- V1 vì HS vận dụng công thức xác định được tọa độ của vân sáng bậc 3.
* Đáp án: C
* Giải:
+ Ta có : Khoảng cách của 7 vân sáng liên tiếp là 6i = 7,2 => i = 1,2 mm + Tọa độ của vân sáng bậc 3: 𝑥𝑠 = ±3. 𝑖 = ±3.1,2 = ±3,6𝑚𝑚
Câu 21: (N2, V1 5.25.f.C)
Trong thí nghiệm Young về giao thoa ánh sáng khoảng cách giữa hai khe là 1,5 mm, khoảng cách từ hai khe đến màn là D = 1 m, ánh sáng đơn sắc có bước sóng 0,75μm.
Vân tối thứ 7 cách vân trung tâm một khoảng:
A. 3,25 mm. B. 3,5 mm. C. 3,0mm. D. 3,75 mm.
* Đánh giá năng lực vật lí: Câu hỏi này giúp đánh giá được năng lực:
- N2 vì HS viết được công thức vị trí vân tối.
- V1 vì HS vận dụng công thức xác định được khoảng cách từ vân tối thứ 7 đến vân sáng trung tâm.
* Đáp án: A
* Giải:
+ Ta có: 𝑥𝑡 = (𝑘 + 0,5)𝜆𝐷
𝑎 = 6,5.0,75.1
1,5 = 3,25𝑚𝑚 Câu 22: (N2, N4, V1 5.25.f.C)
Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng dùng hai khe Young, biết khoảng cách giữa hai khe là 1 mm, khoảng cách từ hai khe đến màn là D = 1,2 m. Khoảng cách từ vân sáng thứ 4 đến vân sáng thứ 9 ở cùng bên với vân trung tâm là 3,24 mm. Bước sóng ánh sáng đơn sắc là :
A. 0,44 μm B. 0,64 μm C. 0,54 μm D. 0,74 μm.
* Đánh giá năng lực vật lí: Câu hỏi này giúp đánh giá được năng lực:
- N2 vì HS viết được công thức bước sóng ánh sáng.
- N4 vì HS phân tích được mối quan hệ giữa khoảng cách từ hai vân sáng ở cùng bên vân sáng trung tâm với khoảng vân i.
- V1 vì HS vận dụng công thức xác định được bước sóng của ánh sáng đơn sắc.
* Đáp án: C
* Giải:
+ Ta có: Khoảng cách từ vân sáng thứ 4 đến vân sáng thứ 9 cùng phía vân sáng trung tâm là 5i = 3,24 => i = 0,648 mm
+ Bước sóng: 𝜆 = 𝑖𝑎
𝐷 =0,648.1
1,2 = 0,54𝜇𝑚 Câu 23: (N2, N4, V1 5.25.n.C)
Trong thí nghiệm Young về giao thoa ánh sáng, biết khoảng cách giữa hai khe là 1,5 mm, khoảng cách từ hai khe đến màn là D = 2 m, ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ = 0,6 μm. Khoảng cách giữa 6 vân sáng liên tiếp trên màn quan sát là:
A. 5,4 mm B. 4,0 mm C. 4,8 mm D. 3,6 mm
Đáp án: B
* Đánh giá năng lực vật lí: Câu hỏi này giúp đánh giá được năng lực:
- N2 vì HS viết được công thức khoảng vân i.
- N4 vì HS phân tích được mối quan hệ giữa N vân sáng liên tiếp với khoảng vân i.
- V1 vì HS vận dụng công thức xác định được khoảng cách giữa 6 vân sáng liên tiếp.
* Đáp án: B
* Giải:
+ Khoảng cách giữa 6 vân sáng liên tiếp là: 5𝑖 = 5𝜆𝐷
𝑎 = 50,6.2
1,5 = 4𝑚𝑚
Câu 24: (N2, N4, V1 5.25.n.C)
Trong thí nghiệm Young về giao thoa ánh sáng, khoảng cách giữa hai khe là 1 mm, khoảng cách từ hai khe đến màn là D = 2 m, ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ = 0,65 μm. Khoảng cách giữa 5 vân tối liên tiếp trên màn quan sát là:
A. 4,2 mm B. 5,2 mm C. 3,2 mm D. 6,2 mm
* Đánh giá năng lực vật lí: Câu hỏi này giúp đánh giá được năng lực:
- N2 vì HS viết được công thức khoảng vân i.
- N4 vì HS phân tích được mối quan hệ giữa N vân sáng liên tiếp với khoảng vân i.
- V1 vì HS vận dụng công thức xác định được khoảng cách giữa 5 vân tối liên tiếp.
* Đáp án: B
* Giải:
+ Khoảng cách giữa 5 vân tối liên tiếp là: 4𝑖 = 4𝜆𝐷
𝑎 = 40,65.2
1 = 5,2𝑚𝑚 Câu 25: (N2, V1 5.25.n.C)
Trong thí nghiệm Young về giao thoa ánh sáng, biết khoảng cách giữa hai khe là 1 mm, khoảng cách từ hai khe đến màn là D = 2 m, khoảng vân đo được là 1,5 mm. Bước sóng của ánh sáng chiếu vào hai khe là:
A. 0,40 μm B. 0,50 μm C. 0,60 μm D. 0,75 μm
* Đánh giá năng lực vật lí: Câu hỏi này giúp đánh giá được năng lực:
- N2 vì HS viết được công thức xác định bước sóng ánh sáng bằng phương pháp giao thoa
- V1 vì HS vận dụng công thức xác định được bước sóng của ánh sáng thí nghiệm.
* Đáp án: D
* Giải:
+ Bước sóng: 𝜆 = 𝑖𝑎
𝐷 =1,5.1
2 = 0,75𝜇𝑚 Câu 26: (N2, N4, V1 5.25.n.C)
Trong thí nghiệm Young về giao thoa ánh sáng, biết khoảng cách giữa hai khe là 1,2 mm, khoảng cách từ hai khe đến màn là D = 2 m. Tại vị trí M cách vân trung tâm 4,5 mm, ta thu được vân tối thứ 5. Bước sóng ánh sáng dùng trong thí nghiệm là:
A. 0,60 μm B. 0,55μm C. 0,48 μm D. 0,42 μm
* Đánh giá năng lực vật lí: Câu hỏi này giúp đánh giá được năng lực:
- N2 vì HS viết được công thức vị trí vân tối.
- N4 vì HS phân tích được mối quan hệ giữa vị trí vân tối và bước sóng.
- V1 vì HS vận dụng công thức xác định được bước sóng của ánh sáng thí nghiệm.
* Đáp án: A
* Giải:
+ Ta có: 𝑥𝑡5 = 4,5𝑖 = 4,5 => 𝑖 = 1𝑚𝑚 + Bước sóng: 𝜆 = 𝑖𝑎
𝐷 =1.1,2
2 = 0,60𝜇𝑚 Câu 27: (N2, V1 5.25.n.C)
Trong thí nghiệm Young về giao thoa ánh sáng khoảng cách giữa hai khe là a = 2 mm, khoảng cách từ hai khe đến màn là D = 1 m, ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ = 0,6 μm.
Khoảng cách từ vân sáng bậc 3 đến vân sáng bậc 5 ở hai bên so với vân sáng trung tâm là:
A. 0,60 mm B. 0,75 mm C. 1,25 mm D. 2,4 mm
* Đánh giá năng lực vật lí: Câu hỏi này giúp đánh giá được năng lực:
- N2 vì HS viết được công thức vị trí vân sáng.
- V1 vì HS vận dụng công thức xác định được khoảng cách từ vân sáng bậc 3 đến vân sáng bậc 5 ở hai bên so với vân sáng trung tâm.
* Đáp án: D
* Giải:
+ Ta có: Δ𝑥 = 3𝑖 + 5𝑖 = 8𝑖 = 8𝜆𝐷
𝑎 = 8.0,6.1
2 = 2,4𝑚𝑚 Câu 28: (N2, V1 5.25.n.C)
Trong thí nghiệm Young về giao thoa ánh sáng khoảng cách giữa hai khe là a = 2 mm, khoảng cách từ hai khe đến màn là D = 1,2 m, ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ = 0,4 μm. Khoảng cách từ vân sáng bậc 2 đến vân tối thứ 11 ở cùng phía so với vân sáng trung tâm là:
A. 0,60 mm B. 0,24 mm C. 1,25 mm D. 2,04 mm
* Đánh giá năng lực vật lí: Câu hỏi này giúp đánh giá được năng lực:
- N2 vì HS viết được công thức vị trí vân sáng, vân tối.
- V1 vì HS vận dụng công thức xác định được khoảng cách từ vân sáng bậc 2 đến vân tối thứ 11 ở cùng phía so với vân sáng trung tâm.
* Đáp án: D
* Giải:
+ Ta có: Δ𝑥 = 10,5𝑖 − 2𝑖 = 8,5𝑖 = 8,5𝜆𝐷
𝑎 = 8,50,4.1,2
2 = 2,04𝑚𝑚 Câu 29: (N2, V1, 5.27.k.C)
Một chùm bức xạ điện từ có tần số 2.1015Hz. Trong không khí chùm bức xạ này có bước sóng bằng bao nhiêu và là bức xạ loại gì? Cho vận tốc ánh sáng trong chân không là c=3.108m/s.
A. bước súng λ=0,15 àm và là tia hồng ngoại.
B. bước súng λ=0,15 àm và là tia tử ngoại.
C. bước sóng λ=15 nm và là tia hồng ngoại.
D. bước sóng λ=15 nm và là tia tử ngoại.
* Đánh giá năng lực vật lí: Câu hỏi này giúp đánh giá được năng lực:
- N2 vì HS viết được công thức tính bước sóng của ánh sáng; nêu được giá trị bước sóng của vùng tia hồng ngoại, tia tử ngoại.
- V1 vì HS vận dụng công thức tính được bước sóng và xác định được là bức xạ loại gì.
* Đáp án: B
* Giải:
+ Bước sóng: 𝜆 = 𝑐
𝑓 = 3.108
2.1015 = 0,15𝜇𝑚 => Vùng tia tử ngoại Câu 30: (N2, V1, 5.27.j.C)
Một chùm bức xạ điện từ có tần số 1,5.1014Hz. Trong không khí chùm bức xạ này có bước sóng bằng bao nhiêu và là bức xạ loại gì? Cho vận tốc ánh sáng trong chân không là c=3.108m/s.
A. bước súng λ=2 àm và là tia hồng ngoại.
B. bước súng λ=2 àm và là tia tử ngoại.
C. bước sóng λ=200 nm và là tia hồng ngoại.
D. bước sóng λ=200 nm và là tia tử ngoại.
* Đánh giá năng lực vật lí: Câu hỏi này giúp đánh giá được năng lực:
- N2 vì HS viết được công thức tính bước sóng của ánh sáng; xác định được giá trị bước sóng của vùng tia hồng ngoại, tia tử ngoại.
- V1 vì HS vận dụng công thức tính được bước sóng và xác định được là bức xạ loại gì.
* Đáp án: A
* Giải:
+ Bước sóng: 𝜆 = 𝑐
𝑓 = 3.108
1,5.1014 = 2𝜇𝑚 => Vùng tia hồng ngoại Câu 31: (N4, V1, 5.28.l.C)
Hiệu điện thế hiệu dụng giữa anôt và catôt của một ống Cu-lít-giơ là 12 kV. Cho rằng electron khi vừa thoát ra khỏi catốt có vận tốc không đáng kể, khối lượng và điện tích của một electron là me = 9,1.10-31 kg; e = -1,6.10-19C. Vận tốc cực đại của các electron khi đập vào anôt là:
A. 7,73.106 m/s B. 6,73.107 m/s C. 7,73.107 m/s D. 6,73.106 m/s
* Đánh giá năng lực vật lí: Câu hỏi này giúp đánh giá được năng lực:
- N4 vì HS phân tích được mối quan hệ giữa các đại lượng, lựa chọn được công thức phù hợp.
- V1 vì HS vận dụng công thức tính được vận tốc cực đại của electron khi đập vào anôt.
* Đáp án: C
* Giải: