CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN CHƯƠNG “SÓNG ÁNH SÁNG” NGHIỆM KHÁCH QUAN CHƯƠNG “SÓNG ÁNH SÁNG”
3.7. Phân tích kết quả
Để phân tích sâu hơn về năng lực của nhóm HS tham gia làm bài kiểm tra, chúng tôi sử dụng số liệu thu được sau khi phân tích bằng phần mềm Quest. Mở tệp tin de1.cas, de2.cas bằng phần mềm Excel, sau khi xóa các dòng thừa, chúng tôi tiến hành trích lấy dữ liệu ở cột dữ liệu năng lực HS (Estimate) và đưa vào phần mềm chuyên dụng thống kê SPSS. Sau đó sử dụng lệnh Analyze → Descriptives Statistics→ Frequencies… để tiến hành phân tích năng lực của nhóm HS làm bài kiểm tra [9], [33].
3.7.1.1. Phân tích năng lực đề số 1
Kết quả phân tích năng lực của nhóm HS làm đề số 1 như bảng 3.22:
Bảng 3.22. Bảng phân tích kết quả năng lực HS (Đề 1)
Kết quả phân tích năng lực Biến năng lực
Số lượng Hợp lệ 380
Bỏ sót 0
Trung bình -,056342
Trung vị ,000000
Kết quả phân tích năng lực Biến năng lực
Số trội ,2300
Độ lệch chuẩn ,7682266
Phương sai ,590
Giá trị nhỏ nhất -1,7200 Giá trị lớn nhất 1,7200 Phần trăm
25 -,570000
50 ,000000
75 ,460000
Kết quả thu được từ bảng 3.22 ta thấy năng lực trung bình của nhóm HS tham gia làm bài kiểm tra này là -0.06, HS có năng lực thấp nhất là -1.72, HS năng lực cao nhất là 1.72, trung vị là 0 và năng lực của HS tập trung nhiều nhất ở mức 0.23; có 25%
trong tổng số HS có năng lực từ -0.75 trở xuống, 50% trong tổng số HS có năng lực từ 0 trở xuống và 75% trong tổng số HS có năng lực từ 0.46 trở xuống.
Biểu đồ 3.3. Biểu đồ hình hộp của biến năng lực (Đề 1)
Dựa vào biểu đồ 3.3 chúng ta thấy năng lực của nhóm HS phân bố khá đồng đều trong phạm vi một kỳ kiểm tra chuẩn lớp học. Năng lực trung bình của HS ở gần mức 0.
3.7.1.2. Phân tích năng lực đề số 2
Kết quả phân tích năng lực của nhóm HS làm đề số 2 được trình bày ở bảng 3.23:
Bảng 3.23. Bảng phân tích kết quả năng lực HS (Đề 2)
Kết quả phân tích năng lực Biến năng lực
Số lượng Hợp lệ 378
Bỏ sót 0
Trung bình ,012566
Trung vị -,010000
Số trội -,1300
Độ lệch chuẩn ,7695491
Phương sai ,592
Giá trị nhỏ nhất -1,9700 Giá trị lớn nhất 1,7700 Phần trăm
25 -,480000 50 -,010000
75 ,580000
Kết quả thu được từ bảng 3.23 ta thấy năng lực trung bình của nhóm HS tham gia làm bài kiểm tra này là 0.01, HS có năng lực thấp nhất là -1.97, HS năng lực cao nhất là 1.77, trung vị là -0.01 và năng lực của HS tập trung nhiều nhất ở mức -0.13; có 25% trong tổng số HS có năng lực từ -0.48 trở xuống, 50% trong tổng số HS có năng lực từ -0.01 trở xuống và 75% trong tổng số HS có năng lực từ 0.58 trở xuống. Dựa vào biểu đồ 3.4 chúng ta thấy năng lực của nhóm HS phân bố khá đồng đều trong phạm vi một kỳ kiểm tra chuẩn lớp học. Năng lực trung bình của HS ở gần mức 0.
Biểu đồ 3. 4. Biểu đồ hình hộp của biến năng lực (Đề 2) 3.7.2. Phân tích điểm thô
Sử dụng phần mềm Excel để chấm điểm từ tập tin dữ liệu thu được và dùng phần mềm SPSS để phân tích kết quả điểm thô của các HS làm bài kiểm tra tương tự như phân tích năng lực HS [9], [33].
3.7.2.1. Phân tích điểm thô đề 1
Kết quả phân tích điểm thô của nhóm HS làm bài kiểm tra số 1 được trình bày ở bảng 3.24.
Bảng 3.24. Bảng phân tích kết quả điểm thô (Đề 1)
Kết quả phân tích điểm thô Biến điểm thô
Số lượng Hợp lệ 380
Bỏ sót 0
Trung bình 4,8868
Trung vị 5,0000
Số trội 5,50
Độ lệch chuẩn 1,58375
Phương sai 2,508
Giá trị nhỏ nhất 1,50
Giá trị lớn nhất 8,25
Phần trăm
25 3,7500
50 5,0000
75 6,0000
Từ bảng 3.24 ta thấy điểm trung bình của nhóm HS tham gia làm bài kiểm tra này là 4.89, điểm thấp nhất là 1.5, điểm cao nhất là 8.25, trung vị là 5 và điểm có số HS đạt nhiều nhất là 5.5; có 25% trong tổng số HS có điểm từ 3.75 trở xuống, 50% trong tổng số HS có điểm từ 5.0 trở xuống và 75% trong tổng số HS có điểm từ 6.0 trở xuống.
Biểu đồ 3.5. Biểu đồ hình hộp của biến điểm thô (Đề 1) 3.7.2.2. Phân tích điểm thô đề 2
Kết quả phân tích điểm thô của nhóm HS làm bài kiểm tra số 2 được trình bày ở bảng 3.25:
Bảng 3.25. Bảng phân tích kết quả điểm thô (Đề 2)
Kết quả phân tích điểm thô Biến điểm thô
Số lượng Hợp lệ 378
Bỏ sót 0
Trung bình 5,0509
Trung vị 5,0000
Số trội 4,75
Độ lệch chuẩn 1,52930
Phương sai 2,339
Giá trị nhỏ nhất 1,25
Giá trị lớn nhất 8,25
Phần trăm
25 4,0000
50 5,0000
75 6,2500
Từ bảng 3.25 ta thấy điểm trung bình của nhóm HS tham gia làm bài kiểm tra này là 5.05, điểm thấp nhất là 1.25, điểm cao nhất là 8.25, trung vị là 5 và điểm có số HS đạt nhiều nhất là 4.75; có 25% trong tổng số HS có điểm từ 4.0 trở xuống, 50% trong tổng số HS có điểm từ 5.0 trở xuống và 75% trong tổng số HS có điểm từ 6.25 trở xuống.
Biểu đồ 3.6. Biểu đồ hình hộp của biến điểm thô (Đề 2) 3.7.3. Phân tích mối tương quan giữa năng lực và điểm thô
Sử dụng kết quả phân tích năng lực và điểm thô, chúng tôi tiến hành phân tích mối tương quan giữa năng lực và điểm thô bằng lệnh Analyze → Correlate →
Bivariate… trong SPSS để phân tích mối tương quan giữa năng lực và điểm thô [9], [33].
3.7.3.1. Phân tích mối tương quan giữa năng lực và điểm thô đề số 1
Kết quả mối tương quan giữa năng lực và điểm thô của đề kiểm tra số 1 được trình bày ở bảng 3.26.
Bảng 3.26. Bảng mối tương quan giữa năng lực và điểm thô (Đề 1)
Mối tương quan giữa năng lực và điểm thô Năng lực Điểm thô Năng lực
Tương quan Pearson 1 ,999**
Mức ý nghĩa (2 phía) ,000
Số quan sát 380 380
Điểm thô
Tương quan Pearson ,999** 1
Mức ý nghĩa (2 phía) ,000
Số quan sát 380 380
**. Tương quan có ý nghĩa ở mức 0,01 (2 phía).
Qua kết quả thu được ở bảng 3.26, ta thấy giữa hai đại lượng năng lực và điểm thô có sự tương quan rất cao (đến 0.999) với độ tin cậy của phép đo là sig (2-tailed)=0, do đó có thể kết luận là điểm của kết quả bài kiểm tra thể hiện đúng năng lực thật sự của HS. Biểu đồ 3.7 càng thể hiện rõ hơn sự tương quan thuận này thông qua đường biểu diễn hướng đi lên.
Biểu đồ 3.7. Mối tương quan giữa năng lực và điểm thô (Đề 1) 3.7.3.2. Phân tích mối tương quan giữa năng lực và điểm thô đề số 2
Kết quả mối tương quan giữa năng lực và điểm thô của đề kiểm tra số 2 được trình bày ở bảng 3.27:
Bảng 3.27. Bảng mối tương quan giữa năng lực và điểm thô (Đề 2)
Mối tương quan giữa năng lực và điểm thô Năng lực Điểm thô Năng lực
Tương quan Pearson 1 ,999**
Mức ý nghĩa (2 phía) ,000
Số quan sát 378 378
Điểm thô Tương quan Pearson ,999** 1
Mối tương quan giữa năng lực và điểm thô Năng lực Điểm thô Điểm thô Mức ý nghĩa (2 phía) ,000
Số quan sát 378 378
**. Tương quan có ý nghĩa ở mức 0,01 (2 phía).
Qua kết quả thu được ở bảng 3.27, ta thấy giữa hai đại lượng năng lực và điểm thô có sự tương quan rất cao (đến 0.999) với độ tin cậy của phép đo là sig (2-tailed)=0, do đó có thể kết luận là điểm của kết quả bài kiểm tra thể hiện đúng năng lực thật sự của HS. Đồ thị hình 3.20 càng thể hiện rõ hơn sự tương quan thuận này thông qua đường biểu diễn hướng đi lên, HS có năng lực càng cao thì điểm số càng cao.
Biểu đồ 3. 8. Biểu đồ mối tương quan giữa năng lực và điểm thô 3.7.4. Phân tích mối tương quan giữa năng lực học sinh với độ khó câu hỏi
Để phân tích cụ thể hơn mối tương quan giữa năng lực HS tham gia làm bài kiểm tra với độ khó của đề kiểm tra, chúng tôi sử dụng lệnh kidmap trong phần mềm Quest.
Trong khuôn khổ luận văn này chúng tôi tập trung phân tích kết quả của một số HS có mã số như sau: 4 N-X-DIEN, 374 N-M-HOANG ở đề kiểm tra số 1 [34].
--- K I D M A P---
Candidate: 4 N-X-DIEN ability: -1.54 group: all fit: .98
scale: de1 % score:20.00
---Harder Achieved ---Harder Not Achieved --- | |
| |
| | 34(C) 38(A) | | 39(A)
| | 35(C)
| | 33(C) 36(D) | | 37(C) 40(D) | |
| | 31(B) 32(C) | |
| |
| | 8(C)
| | 29(D) 30(C) 18 9 | | 21(C) 27(B) | |
| | 23(A) 24(A) 28(A) 11 | | 13(D) 25(B)
19 | | 10(D) 16(B) 22(A) 26(D) | | 17(C)
(Vùng trả lời đúng ngoài dự kiến) (Vùng trả
lời sai trong dự kiến)
12 | |
| | 14(C) 15(C) | | 20(D)
| | 6(C) | |
7 | | 2(C) ...
| | 5 | | | |
| | 1(B) 4(C) |XXX|
3 | | | |
...
| | | | | | | | | |
---Easier Achieved ---Easier Not Achieved ---
===========================================================================================
Biểu đồ 3.9. Mối tương quan giữa năng lực của HS mã số 4 và độ khó câu hỏi Dựa vào biểu đồ kidmap 3.9, ta thấy HS có mã số 4 N-X-DIEN có 2 câu trả lời đúng trong dự kiến và 6 câu trả lời đúng ngoài dự kiến. Qua trao đổi trực tiếp và dựa vào kết quả học tập rèn luyện của HS trên lớp, thì đây là một HS có học lực yếu; đồng thời HS này thừa nhận học không kịp bài và thêm một nguyên nhân nữa là em không lựa chọn môn Vật lí trong kỳ thi tốt nghiệp THPT nên để đối phó với đợt kiểm tra này em đã đoán mò.
Chúng tôi tiếp tục phân tích biểu đồ kidmap của HS có mã số 374 N-M-HOANG ở biểu đồ kidmap 3.10, kết quả thu được có 33 câu trả lời đúng trong dự kiến, không có câu nào trả lời đúng ngoài dự kiến và có 7 câu trả lời sai ngoài dự kiến. Qua theo dõi tình hình học tập và rèn luyện của HS này ở trên lớp, thì đây là một HS chăm ngoan, có tinh thần ham học và có kết quả xếp loại học lực ở mức giỏi. Đồng thời GV tiến hành trao đổi trực tiếp với HS này để tìm hiểu nguyên nhân tại sao em lại trả lời sai 7 câu hỏi ngoài dự kiến, HS cho biết em vừa bị covid-19 xong, sức khỏe chưa ổn định nên chưa kịp ôn tập kĩ những nội dung ở 7 câu hỏi này dẫn đến tình trạng hiểu sai và làm sai.
--- K I D M A P---
Candidate: 374 N-M-HOANG ability: 1.72 group: all fit: 1.00
scale: de1 % score:82.50
---Harder Achieved ---Harder Not Achieved --- | |
| | | | | | | | | | | | |XXX|
| | | | | |
(Vùng trả lời đúng trong dự kiến)
(Vùng trả lời sai ngoài dự kiến)
(Vùng trả lời đúng trong dự kiến) (Vùng trả lời sai trong dự kiến)
38 34 ...
| | 39(B) 35 | |
36 33 | |
37 | | 40(D) | |
| | 31(B) 32(A)
| | 8(C) 30 29 | |
27 21 18 9 | | | | 28 24 23 | |
25 11 | | 13(D) 26 22 19 16 10 | |
17 | | 12 | |
15 | | 14(B) 20 | |
6 | | | | 7 2 | | 5 | | | | 4 1 | | | | 3 | | | |
---Easier Achieved ---Easier Not Achieved ---
==============================================================================================
Biểu đồ 3.10. Mối tương quan giữa năng lực của HS mã số 374 và độ khó câu hỏi Từ kết quả phân tích trên, chúng tôi nhận thấy sau khi có kết quả các bài kiểm tra, dựa vào biểu đồ Kidmap, GV có thể xem xét bài làm của các HS cá biệt để tìm hiểu sâu hơn năng lực của HS và nguyên nhân của các câu trả lời bất thường, từ đó có biện pháp giúp đỡ, hỗ trợ HS trong quá trình dạy học, giúp đánh giá chính xác hơn năng lực của HS.