Tiến trình dạy học bài “Định luật 1 Newton”

Một phần của tài liệu Tổ chức dạy học theo mô hình lớp học đảo ngược chương “động lực học” vật lí 10 nhằm phát triển năng lực tự học của học sinh (Trang 38 - 48)

CHƯƠNG 2. THIẾT KẾ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC CHƯƠNG “ĐỘNG LỰC HỌC” – VẬT LÍ 10 KẾT NỐI TRI THỨC THEO MÔ HÌNH LỚP HỌC ĐẢO NGƯỢC

2.3. Xây dựng tiến trình và tổ chức dạy học chương “Động lực học” theo mô hình lớp học đảo ngược nhằm phát triển năng lực tự học của học sinh

2.3.1. Tiến trình dạy học bài “Định luật 1 Newton”

Cấu trúc video bài giảng:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

Hoạt động 1: Khởi động Đặt câu hỏi cho học sinh: Nếu em đang đẩy

một quyển sách rồi lúc sau ngừng đẩy thì trạng thái của quyển sách sẽ thay đổi như thế nào? Em có đồng ý với ý kiến cho rằng một vật muốn duy trì chuyển động thì cần phải có lực tác dụng lên nó?

Cho học sinh quan sát video về hệ mặt trời https://www.youtube.com/watch?v=WJiXwt DXK0Y. Đặt vấn đề: Mặc dù mặc dù trên thực tế không còn lực nào tác dụng lên con tàu nhưng chúng vẫn tiếp tục chuyển động.

Vậy thì ý kiến cho rằng một vật muốn duy trì chuyển động thì cần phải có lực tác dụng lên nó, liệu có còn đúng? Và điều gì đã giúp cho con tàu tiếp tục chuyển động thẳng đều rời xa Trái đất, mặc dù trên thực tế không còn lực nào tác dụng lên chúng nữa? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu trong bài học hôm nay Bài 14. Định luật I Newton.

Nhớ lại kiến thức đã học ở lớp 6, trình bày câu trả lời.

Hoạt động 2: Hình thành kiến thức Hoạt động 2.1: Lực và chuyển động

Cho học sinh quan sát thí nghiệm:

- Đẩy hộp bút trên bàn, khi ngừng đẩy thì nó dừng lại.

- Đẩy nhẹ cho quả bóng lăn trên sàn ngan, một lúc sau quả bóng dùng lại.

Đặt câu hỏi: Từ những hiện tượng như vậy Aristotle đã đi đến kết luận: Phải có lực mới duy trì được chuyển động. Em có đồng tình

Trả lời câu hỏi của giáo viên.

với kết luận trên không?

Hoạt động 2.2: Định luật I Newton

Nêu định luật I Newton: Nếu một vật không chịu tác dụng của lực nào hoặc chịu tác dụng của các lực có hợp lực bằng 0 thì vật đang đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên, vật đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều.

Câu hỏi: Quan sát các vật trong hình 14.2 a. Giải thích tại sao quả cầu đứng yên ? b. Tại sao người trượt ván có thể giữ nguyên vận tốc của mình ?

Trả lời câu hỏi của giáo viên.

Hoạt động 2.3: Quán tính

- GV đưa ra một vài thí nghiệm đơn giản rồi đặt câu hỏi cho HS.

Ví dụ: Để 1 con búp bê nhỏ trên một chiếc xe lăn.

Câu hỏi: Em hãy dự đoán và giải thích hiện tượng sẽ xảy ra với con búp bê khi:

1, Xe lăn đang đứng yên, kéo cho xe chuyển động đột ngột.

2. Xe đang chuyển động thì gặp vật chắn, dừng lại đột ngột.

- GV tiến hành lại thí nghiệm để kiểm nghiệm

- HS thông qua những kinh nghiệm và kiến thức vốn có cùng với chú ý nghe giảng và chịu khó tìm hiểu SGK để trả lời những câu hỏi GV đưa ra.

câu trả lời của HS.

- GV đưa ra nhận xét: Hiện tượng xảy ra đối với con búp bê là do quán tính của nó. Câu hỏi: Kết hợp với tìm hiểu SGK, em hãy: Rút ra khái niệm quán tính.

- GV cho biết định luật I Newton còn được gọi là định luật quán tính. Rồi đưa ra kết luận:

Do có quán tính mà mọi vật có xu hướng bảo toàn vận tốc về cả hướng và độ lớn.

- GV dành thời gian cho HS đọc thí nghiệm ở SGK, rồi yêu cầu thảo luận nhóm đôi để trả lời 2 câu hỏi trong phần Thảo luận.

Thảo luận 1. Giải thích tại sao khi xe trượt xuống dốc và bị cản lại ở cuối dốc thì vật nhỏ bị văng về phía trước.

Thảo luận 2. Làm thế nào để giữ cho vật trên xe không bị văng đi?

- Để tìm hiểu kĩ hơn về ứng dụng của quán tính trong đời sống, GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi 2, mục 2 của phần này.

Câu hỏi: Để tra đầu búa vào cán, nên chọn cách nào dưới đây? Giải thích tại sao.

a) Đập mạnh cán búa xuống đất như Hình 14.4a.

b) Đập mạnh đầu búa xuống đất như Hình 14.4b.

Hoạt động 3: Luyện tập Yêu cầu HS hoàn thành bài tập trong phiếu

học tập.

Hoàn thành phiếu học tập.

Hoạt động 4: Vận dụng mở rộng Yêu cầu HS hoàn thành câu hỏi vận dụng

trong phiếu học tập.

Hoàn thành phiếu học tập. Thắc mắc liên hệ giáo viên qua zalo (0762788***).

I. MỤC TIÊU 1. Về kiến thức

* Trước giờ lên lớp

VL1.1: Phát biểu được định luật 1 Newton.

VL1.2: Nêu được khái niệm quán tính.

Cs TH3.1-M3, TH3.3-M1: Tự học qua video giảng dạy của GV và hoàn thành phiếu học tập.

Cs TH1.2-M2: Kỹ năng nêu câu hỏi, trình bày ý kiến.

* Giờ lên lớp

Vận dụng được kiến thức để giải các bài tập liên quan đến “Định luật 1 Newton”

VL3.1: Vận dụng được định luật I Newton để giải thích được một số hiện tượng trong thực tiễn.

2. Về năng lực

● Năng lực sáng tạo: Sáng tạo trong việc giải quyết vấn đề, giải các bài tập sáng tạo.

● Năng lực ứng dụng công nghệ thông tin truyền thống: Tìm hiểu tài liệu trên internet, trình chiếu các sản phẩm trên may chiếu.

2.2. Năng lực đặc thù

+ Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học để giải quyết vấn đề.

3. Phẩm chất

● Chăm chỉ: Tích cực tìm tòi, sáng tạo trong các câu hỏi cá nhân khi tìm hiểu định luật I Newton. Có ý chí vượt qua khó khăn để đạt kết quả tốt trong hoạt động nhóm khi thực hiện đề tài nghiên cứu.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Đối với giáo viên:

● Kế hoạch bài dạy

● Máy chiếu

● Phiếu hướng dẫn tự học bài 14 “Định luật 1 Newton”

● Video bài giảng:

2. Đối với học sinh:

• Tự học ở nhà với phiếu hướng dẫn tự học, tài liệu và video bài giảng.

• Hoàn thành phiếu học tập và bài báo cáo trước khi đến lớp.

• Giấy A4

II. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Hoạt động trước khi lên lớp

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

Giáo viên đưa các nội dung cho học sinh chuẩn bị trước tại nhà bao gồm:

- Video bài giảng “Định luật 1 Newton”

- Phiếu hướng dẫn tự học (Kèm phiếu học tập). (Phụ lục 2)

Học sinh chuẩn bị các nội dung theo yêu cầu:

- Xem video bài giảng, tìm hiểu tài liệu (cs TH3.3-M1).

- Hoàn thành phiếu học tập trước khi đến lớp, chuẩn bị bài báo cáo theo nhóm (cs TH3.1-M3).

Hoạt động trên lớp

1. Bảng tóm tắt tiến trình dạy học (Chuỗi các hoạt động dạy và thời gian dự kiến)

HOẠT ĐỘNG MỤC TIÊU NỘI DUNG PP, KỸ

THUẬT DẠY

HỌC CHỦ

ĐẠO

PP ĐÁNH

GIÁ

Hoạt động 1:

Báo cáo (25 phút)

- Củng cố lại được kiến thức của bài

“Định luật 1 Newton”.

VL3.1: Vận dụng được định luật I Newton để giải thích được một số hiện tượng trong thực tiễn.

GV yêu cầu các nhóm được phân công lần lượt báo cáo.

GV gọi HS nhận xét, phản biện. Sau đó, GV kết luận lại.

Đánh giá dựa trên sản phẩm nhóm:

+Bài

powerpoint.

+Bài thuyết trình của người đại diện nhóm.

Hoạt động 2:

HS giải bài

tập vận

dụng/GQVĐ theo nhóm (15 phút)

Vận dụng được kiến thức đã học để giải quyết các bài tập đơn giản.

HS thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu của GV

Hoạt động cá nhân/ nhóm

GV yêu cầu HS nộp PHT, gọi 1-2 HS lên bảng giải.

Dựa vào PHT và bài làm của HS.

Hoạt động 3:

Giao phiếu hướng dẫn tự

Cung cấp và hướng dẫn được cho HS bài cần học,

GV phát phiếu hướng dẫn tự học của bài

“Định luật 2

Hoạt động theo cá nhân/ nhóm.

Phiếu hướng dẫn tự học của HS.

học cho tiết sau (5 phút)

nơi khai thác tài liệu học tập.

Newton” cho HS.

2. Các hoạt động cụ thể

Hoạt động 1: Báo cáo (25 phút) a. Mục tiêu hoạt động

VL3.1: Vận dụng được định luật I Newton để giải thích được một số hiện tượng trong thực tiễn.

b. Nội dung hoạt động

- Các nhóm được phân công lần lượt báo cáo.

c. Dự kiến sản phẩm

- Powerpoint bài thuyết trình của nhóm.

d. Cách thức tổ chức

Bước thực hiện Nội dung các bước

Bước 1 Chuyển giao nhiệm vụ

GV yêu cầu các nhóm đã được phân công chủ đề ở tiết trước lên báo cáo

Bước 2 Thực hiện nhiệm vụ

HS thực hiện nhiệm vụ theo nhóm.

Bước 3 Báo cáo kết quả và thảo luận - GV yêu cầu HS lên báo cáo

- HS nhận xét bài báo cáo, đặt câu hỏi thảo luận - Nhóm báo cáo phản biện

Bước 4 Đánh giá, chốt kiết thức - GV chốt lại kiến thức:

+ C1. Khi ngồi trên ô tô, tàu lượn, hoặc máy bay, hành khách luôn được nhắc nhở thắt dây an toàn. Lí do là để tránh những va đập có thể xảy ra vì quán tính có thể gây nguy hiểm cho người ngồi trên các phương tiện này khi chúng thay đổi vận tốc đột ngột.

C2.

1. - Khi kéo từ từ tờ giấy thì cả cốc và tờ giấy đều sẽ chuyển động.

- Khi giật mạnh tờ giấy thì cốc vẫn đứng yên tại chỗ, vì theo quán tính cốc không kịp thay đổi trạng thái nên nó đang đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên.

2. - Nguyên nhân của nhiều vụ tai nạn giao thông liên quan đến quán tính: đó là do các phương tiện giao thông đang chạy với tốc độ cao, khi gặp tình huống bất ngờ thì phanh gấp. Hoặc là các phương tiện đang lưu thông trên đường thì đột ngột va vào vật chắn.

Một số tình huống có thể xảy ra như sau:

+ Xe không dừng lại ngay được mà vẫn tiếp tục chuyển động thêm một đoạn do có quán tính. Va chạm với phương tiện giao thông khác gây ra các thiệt hại về người và tài sản.

+ Xe dừng lại đột ngột, tuy nhiên theo quán tính xe có xu hướng bảo toàn vận tốc nên có thể bị lật nhào, gây ra các va đập cực mạnh, gây ra các hậu quả cực kỳ nghiêm trọng cho người trong xe và các người tham gia giao thông khác.

- Ví dụ về những vụ tai nạn giao thông có nguyên nhân từ quán tính: Xe chở quá tải, xe chạy ba, xe lạng lách…

- Để phòng tránh những tai nạn này, chúng ta cần:

+ Chạy đúng tốc độ quy định.

+ Luôn giữ khoảng cách an toàn với các phương tiện giao thông khác.

+ Không chở quá số người quy định….

Hoạt động 2: HS giải bài tập vận dụng/GQVĐ theo nhóm (15 phút) a. Mục tiêu hoạt động

Vận dụng được kiến thức đã học để giải các bài tập đơn giản.

b. Nội dung hoạt động

- HS thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu của GV.

c. Dự kiến sản phẩm - Phiếu bài tập của HS.

d. Cách thức tổ chức

Bước thực hiện Nội dung các bước

Bước 1 Chuyển giao nhiệm vụ

GV yêu cầu các học sinh lên sửa bài tập trong PHT.

Bước 2 Thực hiện nhiệm vụ

- HS lên sửa bài trên bảng - Các HS khác quan sát.

Bước 3 Báo cáo kết quả và thảo luận

- HS nhận xét bài làm của bạn lên bảng.

Bước 4 Đánh giá, chốt kiết thức - GV chốt lại kiến thức.

- GV giảng lại 1 lần nữa cho cả lớp hiểu về dạng bài tập đó.

Hoạt động 4: Giao phiếu hướng dẫn tự học cho tiết sau a. Mục tiêu hoạt động

Cung cấp và hướng dẫn được cho HS bài cần học, nơi khai thác học liệu học tập.

b. Nội dung hoạt động

- GV phát phiếu hướng dẫn tự học của bài “Định luật 2 Newton”

c. Dự kiến sản phẩm

- Phiếu học tập ở nhà của bài “Định luật 2 Newton”.

d. Cách thức tổ chức

Bước thực hiện Nội dung các bước Bước 1 Chuyển giao nhiệm vụ

GV giao nhiệm vụ về nhà:

- GV phát phiếu hướng dân tự học cho HS và yêu cầu HS tự học theo hướng dẫn.

- Phát phiếu học tập bài “Định luật 2 Newton”.

Bước 2 Thực hiện nhiệm vụ

Một phần của tài liệu Tổ chức dạy học theo mô hình lớp học đảo ngược chương “động lực học” vật lí 10 nhằm phát triển năng lực tự học của học sinh (Trang 38 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)