CHƯƠNG 2. THIẾT KẾ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC CHƯƠNG “ĐỘNG LỰC HỌC” – VẬT LÍ 10 KẾT NỐI TRI THỨC THEO MÔ HÌNH LỚP HỌC ĐẢO NGƯỢC
2.3. Xây dựng tiến trình và tổ chức dạy học chương “Động lực học” theo mô hình lớp học đảo ngược nhằm phát triển năng lực tự học của học sinh
2.3.2. Tiến trình dạy học bài “Định luật 2 Newton”
Cấu trúc video bài giảng:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động 1: Khởi động - GV chiếu video từ giây thứ 0:57-1:57 cho HS
quan sát:
ttps://www.youtube.com/watch?v=y5HYvMo Am3
- Sau đó GV đặt câu hỏi: Em hãy quan sát video và cho biết:
+ Nếu cùng một chiếc xe mà khi có 1 người đẩy và khi có 2 người đẩy thì gia tốc của xe tăng hay giảm?
+ Nếu có cùng số người đẩy nhưng khối lượng của chiếc xe tăng lên thì gia tốc của xe tăng hay giảm?
Đặt vấn đề: Thông qua việc quan sát video, các em thấy được sự thay đổi gia tốc của xe phụ thuộc vào 2 yếu tố là lực tác dụng vào xe
- HS quan sát kĩ hình vẽ trong video để đưa ra câu trả lời.
và khối lượng của xe. Cụ thể là lực tác dụng tăng lên thì gia tốc tăng, khối lượng của xe tăng thì gia tốc giảm. Đó chính là nội dung của định luật 2 Newton, nội dung của bài học hôm nay Bài 15. Định luật 2 Newton.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức Hoạt động 2.1: Định luật 2 Newton
- Từ hoạt động khởi động, GV yêu cầu HS nêu mối quan hệ giữa 3 đại lượng gia tốc, lực và khối lượng của vật.
- Sau đó, GV đưa ra công thức 15.1 rồi yêu cầu HS:
CH1. Dựa vào công thức 15.1 và thông tin phần “Em có biết”, em hãy xác định đơn vị của lực trong hệ SI.
CH2. Xác định hướng của gia tốc.
GV đưa ra phát biểu định luật 2 Newton rồi chuyển sang nội dung mới.
Trả lời câu hỏi của giáo viên.
Hoạt động 2.2: Khối lượng và quán tính - GV đặt câu hỏi: Từ những kiến thức vốn có, em hãy cho biết khối lượng là gì?
- Từ định luật 2 Newton và công thức 15.1, GV lập luận để đưa ra cách hiểu mới về khối lượng.
- GV đặt câu hỏi: Theo em, khối lượng có bao giờ âm và có hướng hay không?
- GV đưa ra ví dụ: Một xe chở cát và một xe chở gạo được coi là có khối lượng bằng nhau nếu dưới tác dụng của hợp lực như nhau, chúng có gia tốc như nhau.
Trả lời câu hỏi của giáo viên.
- Sau đó, GV đưa ra chú ý.
- GV tổ chức cho HS trả lời câu hỏi 1 trong mục này.
Câu hỏi 1: Nêu một số ví dụ cho thấy khối lượng của vật càng lớn thì mức quán tính của vật càng lớn. Điều này có ý nghĩa gì trong thực tiễn?
=> Đưa ra kết luận, chuẩn kiến thức về cách hiểu mới của khối lượng và chuyển sang nội dung mới.
Kết luận: Ngoài cách hiểu khối lượng là đại lượng dùng để chỉ lượng của chất chứa trong vật, thì còn có cách hiểu khác nữa là đại lượng đặc trưng cho mức quán tính của vật.
Hoạt động 2.3: Thí nghiệm minh hoạ định luật 2 Newton
Chiếu video thí nghiệm Chứng minh gia tốc tỉ lệ nghịch với khối lượng và thí nghiệm Chứng minh gia tốc tỉ lệ thuận với lực.
Chiếu bảng kết quả thí nghiệm cho HS, nhận xét.
Quan sát và điền vào PHT.
Hoạt động 3: Luyện tập
Yêu cầu HS hoàn thành bài tập trong PHT. Hoàn thành phiếu học tập.
Hoạt động 4: Vận dụng mở rộng Yêu cầu HS hoàn thành câu hỏi vận dụng
trong phiếu học tập.
Hoàn thành phiếu học tập. Thắc mắc liên hệ giáo viên qua zalo (0762788***).
I. MỤC TIÊU 1. Về kiến thức
* Trước giờ lên lớp
VL1.1: Phát biểu được định luật và công thức 2 Newton.
Biết được trọng lực là lực hấp dẫn của Trái Đất đặt vào vật.
Biết được khối lượng là đại lượng đặc trưng cho mức quán tính của vật.
Cs TH3.1-M3, TH3.3-M1: Tự học qua video giảng dạy của GV và hoàn thành phiếu học tập.
Cs TH1.2-M2: Kỹ năng nêu câu hỏi, trình bày ý kiến.
* Giờ lên lớp
Vận dụng được kiến thức để giải các bài tập liên quan đến “Định luật 2 Newton”
VL3.1: Vận dụng được định luật II Newton để giải thích được một số hiện tượng trong thực tiễn.
2. Về năng lực 2.1. Năng lực chung
● Năng lực sáng tạo: Sáng tạo trong việc giải quyết vấn đề, giải các bài tập sáng tạo.
● Năng lực ứng dụng công nghệ thông tin truyền thống: Tìm hiểu tài liệu trên internet, trình chiếu các sản phẩm trên may chiếu.
2.2. Năng lực đặc thù
+ Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học để giải quyết vấn đề.
3. Phẩm chất
● Chăm chỉ: Tích cực tìm tòi, sáng tạo trong các câu hỏi cá nhân khi tìm hiểu định luật 2 Newton. Có ý chí vượt qua khó khăn để đạt kết quả tốt trong hoạt động nhóm khi thực hiện đề tài nghiên cứu.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Đối với giáo viên:
● Kế hoạch bài dạy
● Máy chiếu
● Phiếu bài tập bài 15 “Định luật 2 Newton”
● Phiếu hướng dẫn tự học bài 16 “Định luật 3 Newton”
● Video bài giảng.
2. Đối với học sinh:
• Tự học ở nhà với phiếu hướng dẫn tự học, tài liệu và video bài giảng.
• Hoàn thành PHT và bài báo cáo trước khi đến lớp.
• Giấy A4
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Hoạt động trước khi lên lớp
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
Giáo viên đưa các nội dung cho học sinh chuẩn bị trước tại nhà bao gồm:
- Video bài giảng “Định luật 2 Newton”
- Phiếu hướng dẫn tự học (Kèm phiếu học tập). (Phụ lục 3)
Học sinh chuẩn bị các nội dung theo yêu cầu:
- Xem video bài giảng, tìm hiểu tài liệu (cs TH3.3-M1).
- Hoàn thành phiếu học tập trước khi đến lớp, chuẩn bị bài báo cáo theo nhóm (cs TH3.1-M3).
Hoạt động trên lớp
II. Bảng tóm tắt tiến trình dạy học (Chuỗi các hoạt động dạy và thời gian dự kiến)
HOẠT ĐỘNG MỤC TIÊU NỘI DUNG PP, KĨ
THUẬT DẠY
HỌC CHỦ
ĐẠO
PP ĐÁNH
GIÁ
Hoạt động 1:
Báo cáo (25 phút)
- Củng cố lại được kiến thức của bài
“Định luật 2 Newton”.
VL3.1: Vận dụng được định luật II Newton
GV yêu cầu các nhóm được phân công lần lượt báo cáo.
GV gọi HS nhận xét, phản biện. Sau đó, GV kết luận lại.
Đánh giá dựa trên sản phẩm nhóm:
để giải thích được một số hiện tượng trong thực tiễn.
+Bài
powerpoint.
+Bài thuyết trình của người đại diện nhóm.
Hoạt động 2:
HS giải bài
tập vận
dụng/GQVĐ theo nhóm (15 phút)
Vận dụng được kiến thức đã học để giải quyết các bài tập đơn giản.
HS thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu của GV
Hoạt động cá nhân/ nhóm
GV yêu cầu HS nộp PHT, gọi 1-2 HS lên bảng giải.
Dựa vào PHT và bài làm của HS.
Hoạt động 3:
Giao phiếu hướng dẫn tự học cho tiết sau (5 phút)
Cung cấp và hướng dẫn được cho HS bài cần học, nơi khai thác tài liệu học tập.
GV phát phiếu hướng dẫn tự học của bài
“Định luật 2 Newton” cho HS.
Hoạt động theo cá nhân/ nhóm.
Phiếu hướng dẫn tự học của HS.
III. Các hoạt động cụ thể Hoạt động 1: Báo cáo (25 phút) a. Mục tiêu hoạt động
VL3.1: Vận dụng được định luật II Newton để giải thích được một số hiện tượng trong thực tiễn.
b. Nội dung hoạt động
- Các nhóm được phân công lần lượt báo cáo.
c. Dự kiến sản phẩm
- Powerpoint bài thuyết trình của nhóm.
d. Cách thức tổ chức
Bước thực hiện Nội dung các bước
Bước 1 Chuyển giao nhiệm vụ
GV yêu cầu các nhóm đã được phân công chủ đề ở tiết trước lên báo cáo
Bước 2 Thực hiện nhiệm vụ
HS thực hiện nhiệm vụ theo nhóm.
Bước 3 Báo cáo kết quả và thảo luận - GV yêu cầu HS lên báo cáo
- HS nhận xét bài báo cáo, đặt câu hỏi thảo luận - Nhóm báo cáo phản biện
Bước 4 Đánh giá, chốt kiết thức - GV chốt lại kiến thức:
C1.
a) Chứng tỏ gia tốc mà vật thu được phụ thuộc vào: Độ lớn của lực tác dụng lên vật.
- Đặt bút bi gần với cục tẩy, sau đó bấm nẫy để bút bi tác dụng lực vào cục tẩy, đẩy cục tẩy di chuyển, xác định khoảng cách cục tẩy di chuyển.
- Đặt 2 chiếc bút bi sát cạnh nhau sau cho đầu nẫy ngang bằng nhau, vẫn thao tác bấm nẫy bút bi như trên (lưu ý khoảng cách từ đầu bút bi đến cục tẩy trong các lần thí nghiệm như nhau).
- So sánh khoảng cách khi tăng lực tác dụng (dùng 2 chiếc bút gián tiếp tăng lực tác dụng).
Kết quả: Khi tăng lực tác dụng lên cùng một vật thì vật chuyển động được xa hơn, chứng tỏ gia tốc phụ thuộc vào lực tác dụng.
b) Chứng tỏ gia tốc mà vật thu được phụ thuộc vào: Khối lượng của vật.
- Lần lượt bố trí thí nghiệm đơn giản như hình vẽ.
- Đặt bút bi gần với cục tẩy, sau đó bấm nẫy để bút bi tác dụng lực vào cục tẩy, đẩy cục tẩy di chuyển, xác định khoảng cách cục tẩy di chuyển.
- Đặt 2 cục tẩy chồng lên nhau, vẫn thao tác bấm nẫy bút bi như trên (lưu ý khoảng cách từ đầu bút bi đến cục tẩy trong các lần thí nghiệm như nhau).
- So sánh khoảng cách khi tăng khối lượng vật chịu lực tác dụng.
Kết quả: Khối lượng tăng lên, quãng đường cục tẩy di chuyển khác nhau dẫn đến gia tốc khác nhau.
C2. Theo định luật 2 Newton: khối lượng của vật là đại lượng đặc trưng cho mức quán tính của vật.
Khi ô tô chở hàng nặng thì sẽ có khối lượng lớn hơn khi ô tô không chở hàng nên ô tô đó có quán tính lớn hơn dẫn đến khó hãm phanh hơn khi ô tô không chở hàng.
C3. Vật nào có khối lượng càng lớn thì có quán tính càng lớn, máy bay càng nặng thì gia tốc của nó càng lớn hay vận tốc của nó khó thay đổi. Khi cất cánh, máy bay phải có vận
tốc đủ lớn mới có thể cất cánh được, muốn vậy đường băng phải đủ dài để máy bay có đủ thời gian để tăng tốc đến vận tốc cần thiết khi cất cánh. Vậy nên, máy bay khối lượng càng lớn thì đường băng phải càng dài.
Hoạt động 2: HS giải bài tập vận dụng/GQVĐ theo nhóm (15 phút) a. Mục tiêu hoạt động
Vận dụng được kiến thức đã học để giải các bài tập đơn giản.
b. Nội dung hoạt động
- HS thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu của GV.
c. Dự kiến sản phẩm - Phiếu bài tập của HS.
d. Cách thức tổ chức
Bước thực hiện Nội dung các bước
Bước 1 Chuyển giao nhiệm vụ
GV yêu cầu các học sinh lên sửa bài tập trong PHT.
Bước 2 Thực hiện nhiệm vụ
- HS lên sửa bài trên bảng - Các HS khác quan sát.
Bước 3 Báo cáo kết quả và thảo luận
- HS nhận xét bài làm của bạn lên bảng.
Bước 4 Đánh giá, chốt kiết thức - GV chốt lại kiến thức.
- GV giảng lại 1 lần nữa cho cả lớp hiểu về dạng bài tập đó.
Hoạt động 4: Giao phiếu hướng dẫn tự học cho tiết sau a. Mục tiêu hoạt động
Cung cấp và hướng dẫn được cho HS bài cần học, nơi khai thác học liệu học tập.
b. Nội dung hoạt động
- GV phát phiếu hướng dẫn tự học của bài “Định luật 3 Newton”
c. Dự kiến sản phẩm
- Phiếu học tập ở nhà của bài “Định luật 3 Newton”.
d. Cách thức tổ chức
Bước thực hiện Nội dung các bước
Bước 1 Chuyển giao nhiệm vụ GV giao nhiệm vụ về nhà:
- GV phát phiếu hướng dân tự học cho HS và yêu cầu HS tự học theo hướng dẫn.
- Phát phiếu học tập bài “Định luật 3 Newton”.
Bước 2 Thực hiện nhiệm vụ
- HS thực hiện nhiệm vụ theo cá nhân/ nhóm