Xây dựng công cụ đánh giá năng lực tự học của học sinh qua chương “Động lực học” – Vật lí 10 Kết nối tri thức

Một phần của tài liệu Tổ chức dạy học theo mô hình lớp học đảo ngược chương “động lực học” vật lí 10 nhằm phát triển năng lực tự học của học sinh (Trang 67 - 72)

CHƯƠNG 2. THIẾT KẾ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC CHƯƠNG “ĐỘNG LỰC HỌC” – VẬT LÍ 10 KẾT NỐI TRI THỨC THEO MÔ HÌNH LỚP HỌC ĐẢO NGƯỢC

2.4. Xây dựng công cụ đánh giá năng lực tự học của học sinh qua chương “Động lực học” – Vật lí 10 Kết nối tri thức

“Động lực học” – Vật lí 10 Kết nối tri thức

2.4.1. Đánh giá năng lực tự học của HS thông qua PHT của từng bài: Nội dung kiến thức chương “Động lực học”

Bảng 2.3. Đánh giá năng lực tự học qua phiếu học tập của từng bài chương

“Động lực học.

Thành tố

Chỉ số hành vi

Mức 1 5 điểm

Mức 2 3 điểm

Mức 3 2 điểm

Điểm

1. Xác định động cơ, mục đích học tập.

Xác định nội dung cần học

Xác định được kiến thức cần học về ba định luật Newton, viết công thức liên quan.

Xác định được kiến thức về quán tính và khối lượng, mối quan hệ giữa lực, khối lượng và gia tốc

Vận dụng được các mối quan hệ giữa khối lượng và mức quán tính của vật để giải thích một số hiện tượng trong đời sống và kĩ thuật. Biễu diễn được các vecto lực và phản lực

trong một số ví dụ cụ thể.

2. Lập kế hoạch tự học

Lập thời gian biểu tự học

Xác định thời gian biểu học tập sơ sài, thời gian quá dài hoặc quá ngắn.

Xác định thời gian biểu học tập chi tiết, có thời gian quá dài hoặc quá ngắn.

Xác định thời gian biểu học tập chi tiết, khoa học, phân bố thời gian hợp lí.

3. Thực hiện kế hoạch tự học

Làm việc với tư liệu

Liệt kê đúng các kiến thức liên quan nhưng chưa vận dụng kiến thức đẻ giải quyết vấn đề

Biết cách vận dụng các thông tin thu được, kiến thức kỹ năng

nhưng chưa đi đến kết quả một cách chính xác.

Vận dụng đúng, đầy đủ các thông tin thu được, kiến thức, kỹ năng để đi đến kết quả một cách chính xác

Rèn luyện trên đối tượng vật chất

Không biết vẽ sơ đồ tư duy về những kiến thức đã học

Biết vẽ sơ đồ tư duy về kiến thức đã học nhưng nội dung chưa đầy đủ và chính xác

Biết vẽ sơ đồ tư duy về những kiến thức đã học với đầy đủ và chính xác về nội dung

4. Đánh giá điều chỉnh hoạt động tự học

Đánh giá được kết quả của bản thân

Đối chiếu đáp án, chưa tự đánh giá đúng ưu và nhược điểm

Đối chiếu đáp án, tự đánh giá gần đủ và đúng ưu và nhược điểm

Đối chiếu đáp án, tự đánh giá đủ và đúng ưu và nhược điểm

Đánh Tự nhận ra Tự nhận ra Tự nhận ra

giá điều chỉnh được kế hoạch học tập

những điểm mạnh, điểm yếu của bản thân trong quá trình tự học

những điểm mạnh, điểm yếu của bản thân trong quá trình tự học và đề xuất được cách điều chỉnh

những điểm mạnh, điểm yếu trong quá trình tự học và có hành động điều chỉnh kịp thời

2.4.2. Xây dựng rubic đánh giá năng lực tự học của học sinh theo mô hình lớp học đảo ngược

Bảng 2.4. Rubric đánh giá năng lực tự học của HS Chỉ số hành vi Mức độ 1

(Không có)

Mức độ 2 (Chưa đầy đủ)

Mức độ 3 (Đầy đủ) Xác định các mục

tiêu học tập cần đạt được

Không xác định được các mục tiêu học tập cần đạt được.

Xác định chưa đầy đủ các mục tiêu học tập cần đạt được.

Xác định đầy đủ, chính xác các mục tiêu học tập cần đạt được.

Xác định các nhiệm vụ học tập

Không xác định được các nhiệm vụ học tập tương ứng với các mục tiêu đã đề ra.

Xác định chưa đầy đủ các nhiệm vụ học tập tương ứng với các mục tiêu đã đề ra.

Xác định đầy đủ, chính xác các nhiệm vụ học tập tương ứng với các mục tiêu đã đề ra Lập kế hoạch học

tập cụ thể về thời gian, mục tiêu, nhiệm vụ cần đạt.

Không lập được kế hoạch học tập.

Lập kế hoạch học tập chưa đầy đủ về thời gian, mục tiêu, nhiệm vụ cần đạt.

Lập kế hoạch học tập cụ thể, đầy đủ về thời gian, mục tiêu, nhiệm vụ cần đạt.

Tiếp cận thông tin (xem video, đọc sách giáo khoa

Không xem video, đọc sách giáo khoa (SGK), tài liệu tham khảo.

Chỉ xem video giáo viên cung cấp, đọc sách giáo khoa (SGK); không xem

Xem video giáo viên cung cấp, đọc sách giáo khoa (SGK); và xem

(SGK), tài liệu tham khảo).

tài liệu tham khảo khác.

thêm tài liệu tham khảo khác.

Phân tích và xử lý thông tin (hoàn thành phần A, B PHT).

Không hoàn thành phần A, B của PHT.

Hoàn thành chưa đầy đủ phần A, B của PHT.

Hoàn thành đầy đủ, chính xác phần A, B của PHT.

Đặt câu hỏi thắc mắc liên quan bài học.

Không đặt được câu hỏi thắc mắc.

Đặt câu hỏi thắc mắc ở mức dễ (chỉ cần dùng nội dung kiến thức bài học mới – phần A của PHT để trả lời).

Đặt câu hỏi thắc mắc ở mức nâng cao (vận dụng nội dung kiến thức bài học mới và tri thức sẵn có để trả lời câu hỏi).

Giải bài tập vận dụng (gồm bài tập trong đề cương, giải thích các thí nghiệm/ hiện tượng vật lí...)

Không giải được bài tập được giao.

Giải chưa đầy đủ các bài được giao.

Giải đầy đủ, chính xác các bài được giao.

Tự kiểm tra mức độ hoàn thành theo kế hoạch.

Không hoàn thành (hoặc hoàn thành một phần) kế hoạch đã đề ra.

Hoàn thành đầy đủ kế hoạch đã đề ra nhưng trễ hơn dự kiến ban đầu.

Hoàn thành đầy đủ, đúng (hoặc sớm hơn) kế hoạch đã đề ra.

Tự đánh giá kết quả và điều chỉnh sai sót.

Không tự đánh giá kết quả, không điều chỉnh sai sót.

Tự đánh giá kết quả đạt được nhưng không đưa ra hướng điều chỉnh sai sót.

Tự đánh giá kết quả đạt được và đưa ra hướng điều chỉnh sai sót để cải thiện hơn ở bài học sau.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Trên cơ sở những lí luận trình bày ở Chương 1, trong chương này tập trung nghiên cứu, phân tích nội dung kiến thức và nghiên cứu mục tiêu dạy – học về kiến thức, kỹ năng, thái độ của chương “Động lực học”, xây dựng được 3 tiến trình dạy học, video bài giảng chương theo mô hình LHĐN nhằm phát triển năng lực tự học của HS, cụ thể gồm:

- Bài 14: Định luật I Newton.

- Bài 15: Định luật II Newton.

- Bài 16: Định luật III Newton.

Đề xuất được cách thức đánh giá chỉ số hành vi của năng lực tự học của HS ứng với mỗi hoạt động dạy học trong mô hình LHĐN. Đó là cơ sở để tiến hành thực nghiệm sư phạm và đánh giá kết quả thực nghiệm ở Chương 3.

Một phần của tài liệu Tổ chức dạy học theo mô hình lớp học đảo ngược chương “động lực học” vật lí 10 nhằm phát triển năng lực tự học của học sinh (Trang 67 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)