Cơ sở thờ tự

Một phần của tài liệu Phật giáo ở đàng trong thời chúa nguyễn (thế kỷ xvii đến giữa thế kỷ xviii) (Trang 25 - 29)

CHƯƠNG 2: DIỆN MẠO CỦA PHẬT GIÁO ĐÀNG TRONG THẾ KỶ XVII ĐẾN GIỮA THẾ KỶ XVIII

2.1. Cơ sở thờ tự

Diện mạo Phật giáo Đàng Trong trong thế kỷ XVII đến giữa thế kỷ XVIII được thể hiện trước hết qua hệ thống chùa chiền được trùng tu, sửa sang và xây dựng chùa ở

Đàng Trong. Thời kỳ này, các chúa Nguyễn đã tu bổ và xây dựng rất nhiều chùa, đặc biệt ở hai xứ Thuận - Quảng.

Bảng 2.1: Cơ sở thờ tự của Phật giáo Đàng Trong thế kỷ XVII đến giữa thế kỷ XVIII

STT Chúa Năm Trùng tu Xây dựng

1

Nguyễn Hoàng

1601

Chùa Thiên Mụ ( Thuận Hoá)

1602

Chùa Sùng Hoá ( Thuận Hoá )

Chùa Long Hưng ( Quảng Nam )

1607

Chùa Bửu Châu ( Quảng Nam )

1609

Chùa Kính Thiên ( Quảng Bình ) 2

Nguyễn Phúc Tần 1665

Chùa Thiên Mụ ( Thuận Hoá )

1667

Chùa Vĩnh Hoá ( Thuận Hoá )

?

Chùa Thiên Tôn ( Quảng Trị )

25 3

Nguyễn Phúc Trăn

1688

Chùa Thuận An ( Thuận Hoá ) Chùa Vĩnh Hoá (Thuận Hoá)

4

Nguyễn Phúc Chu

1692 Chùa núi Mỹ An

( Thuận Hoá )

1711 Chùa Vạn An

1714 Chùa Thiên Mụ (Thuận Hoá)

? Chùa Thiền Lâm 1716 Chùa Kính Thiên

( Thuận Hoá )

1721 Chùa Giác Hoàng

( Thuận Hoá ) 5 Nguyễn Phúc Khoát 1738 -

1744

Chùa Thiên Mụ ( Thuận Hoá )

[Nguồn: Đại Nam thực lục, tập I; Đại Nam nhất thống trí, tập I, II, III, IV; Đại Nam liệt truyện, tập I; Việt Nam Phật giáo sử luận, tập II]

Qua bảng 2.1, có thể thấy, hầu hết các chúa Nguyễn đều quan tâm đến việc xây dựng và trùng tu chùa tháp ở khắp các địa phương thuộc Đàng Trong, tập trung các địa phương như Quảng Bình, Thuận Hoá, Quảng Trị, Quảng Nam, cụ thể là Quảng Nam có

2 chùa, Quảng Trị, Quảng Bình và Quảng Ngãi có 1 chùa, đặc biệt nhiều nhất là ở vùng Thuận Hoá với 6 chùa. Có thể hình dung sự phân bố cơ sở thờ tự của Phật giáo dưới thời các chúa Nguyễn qua biểu đồ 2.1.a. dưới đây:

Biểu đồ 2.1.a: Phân bố cơ sở thờ tự của Phật giáo dưới thời các chúa Nguyễn theo không gian

26

[Nguồn: Đại Nam thực lục, tập I; Đại Nam nhất thống trí, tập I, II, III, IV;

Đại Nam liệt truyện, tập I; Việt Nam Phật giáo sử luận, tập II]

Còn theo nghiên cứu của Trương Thuý Trinh, thời kỳ này có tổng số 77 ngôi chùa. Hầu hết các dinh, trấn đều có chùa, Phủ Thừa Thiên vừa là thủ phủ chính trị vừa là trung tâm tôn giáo của các chúa Nguyễn có tới 19 ngôi chùa. Cụ thể số lượng chùa được phân bố ở các dinh, trấn như sau: Kinh sư: có 6 ngôi chùa; Quảng Bình: có 4 ngôi chùa; Quảng Ngãi: có 6 ngôi chùa; Phủ Thừa Thiên: có 19 ngôi chùa;; Quảng Nam: có

4 ngôi chùa; Bình Định: có 4 ngôi chùa; Phú Yên: có 3 ngôi chùa; Khánh Hòa: có 3 ngôi chùa; Hà Tiên: có 5 ngôi chùa; Biên Hòa: có 15 ngôi chùa; An Giang: có 3 ngôi chùa, Gia Định: có 4 ngôi chùa; Vĩnh Long: có 1 ngôi chùa; Định Tường: có 1 ngôi chùa [37, tr.14].

Ngoài ra, phân cơ sở thờ tự của Phật giáo theo thời gian trị vị của các chúa Nguyễn, ta có biểu đồ 2.1.b dưới đây:

Biểu đồ 2.1.b: Phân bố cơ sở thờ tự của Phật giáo theo triều đại các chúa Nguyễn

Quảng Nam Thuận Hoá Quảng Trị Quảng Bình

27

[Nguồn: Đại Nam thực lục, tập I; Đại Nam nhất thống trí, tập I, II, III, IV;

Đại Nam liệt truyện, tập I; Việt Nam Phật giáo sử luận, tập II]

Qua đây có thể thấy, các cơ sở thờ tự Phật giáo tập trung được trùng tu và xây dựng dưới thời chúa Nguyễn Hoàng và chúa Nguyễn Phúc Chu, ít nhất dưới thời chúa Nguyễn Phúc Khoát. Dần dần, những vị chúa Nguyễn sau đó không chú trọng Phật giáo, có lẽ vậy các cơ sở thờ tự ngày càng ít dần.

Xét về quy mô chùa thời kỳ này được xây dựng với quy mô không giống nhau.

Trong đó, có quy mô lớn và được chúa Nguyễn quan tâm trùng tu nhiều nhất phải kể

đến chùa Thiên Mụ ở Thuận Hoá. Đây là chùa hoàng gia, nơi thờ Phật và thờ cúng tổ tiên không chỉ trong thời gian họ Nguyễn làm chúa Đàng Trong mà đến cả vương triều Nguyễn sau này nữa. Từ năm 1601, chúa Nguyễn Hoàng cho trùng tu lại, Năm 1665, chúa Nguyễn Phúc Tần tiếp tục cho trùng tu chùa. Cho tới thời trị vì của Quốc chúa Nguyễn Phúc Chu, ông đã trùng tu chùa Thiên Mụ nhiều lần. Năm 1710, chúa Nguyễn Phúc Chu cho đúc quả Đại Hồng Chung để nói lên tâm nguyện của mình. Đến năm 1714, Quốc chúa lại cho đại trùng tu chùa với hàng chục công trình kiến trúc hết sức quy mô như điện Thiên Vương, điện Đại Hùng, nhà Thuyết Pháp, lầu Tàng Kinh, phòng Tăng, nhà Thiền,…[12, tr.62]. Ngoài ra, năm 1695, Hòa thượng Thích Đại Sán từ Quảng Đông (Trung Quốc) sang hoằng đạo xứ Đàng Trong theo lời mời của chúa Nguyễn Phúc Chu và lưu trú tại đây. Chúa đã cho xây dựng lại chùa với quy mô lớn.

Vào thế kỷ XVII - XVIII, bên cạnh những ngôi chùa do các chúa Nguyễn xây dựng và trùng tu cũng có rất nhiều chùa chiền do các vị thiền sư thành lập như chùa Hà Trung (Huế) với Sư Nguyên Thiều trụ trì tại chùa này 40 năm và mất tại đây, chùa Thập Tháp tên đầy đủ là Thập Tháp Di Đà tự(Bình Định) cũng do sư Nguyên Thiều lập dưới

0 1 2 3 4 5 6 7 8

Nguyễn Hoàng Nguyễn Phúc Tần Nguyễn Phúc Trăn Nguyễn Phúc Chu Nguyễn Phúc Khoát cơ sở thờ tự

28

thời chúa Nguyễn Phúc Tần; dưới thời chúa Nguyễn Phúc Trăn có chùa Tam Thai (Đà Nẵng) do sư Hưng Liên lập và chùa Chúc Thánh Quảng Nam do sư Pháp Bảo lập; dưới thời chúa Nguyễn Phúc Chu có chùa Thiền Tông (Thuận Hoá) do sư Liễu Quán lập;

dưới thời chúa Nguyễn Phúc Khoát có chùa Linh Sơn (Tây Ninh) do sư Đạo Trung lập, chùa Hộ Quốc,…Theo ghi chép của Quốc sử quán triều Nguyễn, dưới thời chúa Ninh vương Phúc Chú, vào năm 1734“...mùa thu tháng 8, ban biển ngạch cho chùa Hộ Quốc.

Chùa này ở phía nam sông Phúc Giang (thuộc Biên Hòa) do thống suất Nguyễn Cửu Vân dựng khi đánh Chân Lạp. Chúa nhớ công của Vân mới đặt tên chùa ấy là chùa Hộ Quốc và viết biển ngạch ban cho (bấy giờ gọi là chùa sắc tứ)” [32, tr.198]

Có thể nói, qua số lượng chùa chiền được kể trên, đã cho thấy cho thấy sự quan tâm đặc biệt của chúa Nguyễn đối với Phật giáo. Sự xuất hiện rất nhiều chùa chiền ở

Đàng Trong đã đáp ứng cho đời sống tâm linh của người dân nơi đây, mọi người nơi đây tập trung đến để cầu an, cầu phúc, giải tỏa nỗi buồn có được sự an lạc: “Xứ Đàng Trong kể từ khi chúa Tiên vào trấn thủ Thuận Hóa (năm1558), Phật giáo được hoằng dương, chùa chiền xây dựng nhiều, sư sãi được kính trọng. Nhiều chúa quan tâm xây dựng, sửa sang các ngôi chùa lớn. Nhân dân đóng góp tiền của, ruộng đất, đúc chuông, đúc tượng cúng dường Tam Bảo” [38, tr.191].

Một phần của tài liệu Phật giáo ở đàng trong thời chúa nguyễn (thế kỷ xvii đến giữa thế kỷ xviii) (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)