Các danh tăng tiêu biểu

Một phần của tài liệu Phật giáo ở đàng trong thời chúa nguyễn (thế kỷ xvii đến giữa thế kỷ xviii) (Trang 35 - 38)

CHƯƠNG 2: DIỆN MẠO CỦA PHẬT GIÁO ĐÀNG TRONG THẾ KỶ XVII ĐẾN GIỮA THẾ KỶ XVIII

2.4. Các danh tăng tiêu biểu

Từ đầu thế kỷ XVII - giữa thế kỷ XVIII, các thiền sư Trung Hoa lẫn thiền sư Việt xuất hiện mang theo một làn gió mới cho Phật giáo Đàng Trong với những thiền phái mới du nhập vào Đàng Trong, tạo nên những màu sắc đặc biệt cho Phật giáo Đàng Trong từ thế kỷ XVII đến giữa thế kỷ XVIII.

Đầu tiên, kể tới các thiền sư Trung Hoa, tiêu biểu như:

Thiền sư Nguyên Thiều Siêu Bạch (1648 - 1728) là người Triều Châu (Trung Quốc), họ Tạ, xuất gia năm 19 tuổi (1666), tu ở chùa Báo Tư, đệ tử của thiền sư Bổn Quả Khoáng Viên Hoà thượng. Ngài đã đi theo tàu buôn qua An Nam, trú ở phủ Qui Ninh (Bình Định) lập chùa Thập Tháp Di Đà, mở trường truyền dạy dưới thời chúa Nguyễn Phúc Tần (1648-1687) [40, tr.186]. Sau vụ Thiền sư Hương Hải năm 1683, chúa Hiền cho mời thiền sư Nguyên Thiều của phái Lâm Tế ra Thuận Hoá hoằng hoá để thay thế cho thiền sư Hương Hải của phái Trúc Lâm. Thiền sư Nguyên Thiều Siêu Bạch được cho là vị tổ đầu tiên truyền phái Lâm Tế vào nước ta [40, tr.189]. Dưới thời chúa Nghĩa Nguyễn Phúc Trăn (1687-1691), năm 1687, thiền sư Nguyên Thiều được chúa Nghĩa phái về Trung Quốc thỉnh các danh sư, pháp trượng cùng với pháp khí vào Đàng Trong.

Thiền sư Thạch Liêm (1633-1704) hiệu Đại Sán Hán Ông. Dưới thời chúa Nguyễn Phúc Trăn đã hai lần mời sang Đàng Trong theo lời đề nghị của Quốc sư Hưng Liên nhưng ông chưa tới. Mãi đến 1694, đến thời chúa Nguyễn Phúc Chu viết thư và cho người sang mời ông mới quyết định sang Đàng Trong. Thiền sư Thạch Liêm tới Đàng Trong, chúa Nguyễn Phúc Chu mở Đại giới đàn ở chùa Thiền Lâm để đón Hoà thượng Thạch Liêm làm lễ thọ giới cho các tăng sĩ ở Đàng Trong. Hoà Thượng Thạch Liêm ở Đàng Trong khoảng hơn một năm. Trong thời gian này, Hoà thượng Thạch Liêm chỉ hoằng hoá ở tại chùa Thiên Mụ nên chỉ ảnh hưởng tới các Phật tử ở Phú Xuân (Huế) [10, tr. 165]. Năm 1696, ông trở về Trung Hoa phái thiền Tào Động cũng bắt đầu suy yếu nhanh chóng. Tuy phạm vi ảnh hưởng không lớn nhưng Thạch Liêm Hoà Thượng đã giúp cho Phật giáo Đàng Trong có thêm một diện mạo mới đầy sôi động trong thời gian này.

Năm 1691, chúa Nguyễn Phúc Chu lên ngôi, thiền sư Nguyên Thiều về nước, dù trong chuyến này thiền sư Thạch Liêm của phái Tào Động chưa thể tới Đàng Trong, nhưng có một số đệ tử phái này đã tới và nổi danh nhất chính là Thiền sư Hưng Liên

35

Quả Hoằng, đệ tử của thiền sư Thạch Liêm [10, tr.134]. Thiền sư Hưng Liên được Quốc chúa Nguyễn Phúc Chu tôn làm Quốc sư và trụ trì chùa Tam Thai. Thiền sư Hưng Liên được coi là người đầu tiên đem dòng thiền phái Tào Động vào Đàng Trong được hoạt động mạnh trong hai thế kỷ XVII, XVIII.

Bên cạnh đó, phải kể tới các thiền sư Việt đã góp phần quan trọng tạo ra ở xứ

Đàng Trong một Phật giáo mang đậm bản sắc Việt, đó là thiền sư Minh Châu Hương Hải và thiền sư Liễu Quán..

Thiền sư Minh Châu Hương Hải là người làng Áng Độ huyện Chân Phúc (sau đổi là Chân Lộc, Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An), ông cha từng làm đến Quận công và phong làm Công thần trong đời chúa Nguyễn [40, tr.179]. Thiền sư Hương Hải là người thông minh, hiếu học, mười tám tuổi đậu Hương cống, được kén vào phủ chúa Nguyễn rồi bổ ra làm Tri phủ Triệu Phong [40, tr.179]. Vì ham mê đạo Phật, năm 1655, ông từ quan, xuất gia cầu đạo với thiền sư Viên Cảnh, được ban pháp tự là Minh Châu Hương Hải.

Sau đó, thiền sư ra đảo Tiêm Bút La (Cù Lao Chàm ngày nay) lập am ở lại đó tu trì.

Chúa Nguyễn Phúc Tần (1648 - 1687) sai người ra mời thiền sư về phủ chúa và xây dựng thiền viện, lấy tên là Thiền Tinh viện trên núi Quy Cảnh. Thiền phái Trúc Lâm được phục hưng, đứng đầu là công lao của thiền sư Minh Châu Hương Hải. Tuy nhiên vì bị một số người ganh tị gièm pha, thiền sư Hương Hải bị nghi là liên hệ với Gia Quận Công âm mưu trốn ra Đàng Ngoài theo chúa Trịnh, nên thiền sự bị chúa Hiền bắt giam.

Nhưng không có bằng chứng nền thiền sư được thả ra, tuy nhiên chúa Hiền đã không đủ tin tưởng. Tháng 3 năm Nhâm Tuất (1682), ngài cùng 50 đồ đệ của mình đóng thuyền vượt biển ra Đàng Ngoài [10, tr.128]. Từ đó, thiền phái Trúc Lâm suy yếu, các thiền sư của thiền phái này cũng lánh trốn hay sáp nhập vào thiền phái Lâm Tế sau này.

Thiền sư Liễu Quán gốc họ Lê, thọ sanh năm 1670, người làng Bạch Mã, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên. Lúc 6 tuổi mồ côi mẹ, cha đem đến chùa Hội Tôn thọ giới với ngài Tế Viên Hoà Thượng [40, tr.198]. Năm 1695, nghe thiền sư Thạch Liêm tổ chức đại giới đàn ở chùa Thiền Lâm, ngài trở ra Thuận Hoá thọ sa di giới với Thạch Liêm Hoà Thượng lấy tên hiệu là Liễu Quán, pháp danh là Thật Diệu. Thiền sư Liễu Quán là một cao tăng Việt Nam, thuộc đời pháp thứ 35, tông Lâm Tế. Suốt bao nhiêu năm tu hành, học tập, đã khai sáng ra chi phái Thiền mới mang tên Thiền Phái Liễu Quán, mang đậm phong cách của văn hóa Phật giáo Việt Nam còn truyền lại đến ngày nay. Thiền sư Liễu Quán cũng là nhân vật quan trọng đặc biệt về vấn đề lãnh đạo phong trào phục hưng Phật giáo ở đàng Trong lúc bấy giờ.

Như vậy, dưới tác động của bối cảnh lịch sử và chính sách của các chúa Nguyễn, Phật giáo Đàng Trong phát triển mạnh. Những ngôi chùa được xây dựng và trùng tu hết sức quy mô dể đáp ứng được nhu cầu tinh thần của người dân vùng đất này. Chính sách

36

giao lưu với các nước phương Tây tạo ra rất nhiều dòng thiền mới ở Trung Hoa du nhập vào Đàng Trong, các chúa Nguyễn cũng tích cực tổ chức những lễ lớn, tiêu biểu là Đàn giới truyền đạo của Hoà thượng Thạch Liêm trụ trì. Kinh sách Phật giáo được cá chú

Nguyễn cho đem từ Trung Hoa và cất giữ tại những ngôi chùa. Có thể nói, sau nhiều năm phát triển và suy thoái, các chúa Nguyễn trong thời gian thế kỷ XVII đến giữa thế

kỷ XVIII đã khiến cho Phật giáo đã thực sự được chấn hưng với diện mạo riêng khác với các giai đoạn trước.

37

Một phần của tài liệu Phật giáo ở đàng trong thời chúa nguyễn (thế kỷ xvii đến giữa thế kỷ xviii) (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)