CHƯƠNG 3: ĐẶC ĐIỂM, VAI TRÒ CỦA PHẬT GIÁO Ở ĐÀNG TRONG THẾ KỶ
3.1. Đặc điểm của Phật giáo ở Đàng Trong thế kỷ XVII đến giữa thế kỷ XVIII
Nghiệp ở vùng đất mới. Trong hai thế kỷ XVII - XVIII, cùng với sự phát triển của Đàng Trong, Đại Việt không ngừng mở rộng về phía Nam cho đến tận mũi Cà Mau. Kinh tế, xã hội, văn hoá,… ở Đàng Trong không ngừng phát triển và thay đổi. Với việc xây dựng và phát triển tại vùng đất mới, Chúa Tiên Nguyễn Hoàng đã chọn Phật giáo làm nền tảng tinh thần cho xã hội Đàng Trong. Dù cho Phật giáo không được chọn làm Quốc giáo nhưng có những bước phát triển mạnh mẽ ở Đàng Trong, qua đó nói lên được thể
hiện qua những đặc điểm như sau:
Thứ nhất, Phật giáo Đàng Trong ở thế kỷ XVII đến giữa thế kỷ XVIII nhận được nhiều sự bảo hộ của các chúa Nguyễn.
Cùng với công cuộc Nam tiến của chúa Nguyễn, Phật giáo Đàng Trong phát triển mạnh mẽ. Trong hơn 200 năm tồn tại của Đàng Trong, các chúa Nguyễn đã hết lòng sùng mộ và ra sức hộ trì Phật pháp, bản thân các chúa cũng quy y Phật pháp, thọ Bồ Tát giới. Điều này được thể hiện qua danh xưng của các chúa như Nguyễn Hoàng được gọi là Chúa Tiên, Nguyễn Phúc Nguyên được gọi là chúa Sãi hay chúa Phật, Nguyễn Phúc Lan gọi là chúa Thượng, Nguyễn Phúc Tần là chúa Hiền và Nguyễn Phúc Trăn được gọi là chúa Nghĩa. Đặc biệt, Quốc chúa Nguyễn Phúc Chu là người thọ giới Bồ Tát đạo hiệu cư sĩ Huy Long - Thiên Túng Đạo Nhân và được xưng tụng là Minh Vương, Chúa Nguyễn Phúc Trăn đạo hiệu Vân Truyền Đạo Nhân và được xưng Ninh Vương, Nguyễn Vương Phúc Khoát đạo hiệu Từ tế Đạo Nhân,…
Từ buổi đầu tạo dựng xứ Đàng Trong cùng với công cuộc mở cõi về phía Nam.
chính sách hòa hiếu, thân thiện và hướng Phật của các Chúa Nguyễn ở Đàng Trong, đã tạo điều kiện hết sức thuận lợi cho Phật giáo du nhập và phát triển một cách tự nhiên và nhanh chóng. Các chúa Nguyễn cho xây dựng rất nhiều chùa mới, trùng tu chùa cũ,ban sắc tứ cho nhiều chùa Phật khắp nơi ở Đàng Trong. Năm 1601, chúa Tiên - Nguyễn Hoàng cho trùng tu chùa Thiên Mụ. Ngôi chùa mà các chúa Nguyễn không ngừng trùng tu. Năm 1602, Chúa lại phát nguyện trùng tu chùa Sùng Hóa “Mùa thu, tháng 7, sửa chùa Sùng Hóa. Chúa nhân tiết trung thu đến chơi chùa Thiên Mụ, lập đàn chay làm lễ bố thí. Khi thuyền qua sông xã Triêm Ân (huyện Phú Vang) nhìn bờ sông phía đông bắc, cây cối um tùm, chim chóc tấp nập, xem rất thích, chúa cho dừng thuyền ngắm xem.
Nhân thấy chỗ ấy có nền chùa cũ, liền sai sửa lại, gọi là chùa Sùng Hóa...”[32, tr.42].
Cùng năm đó, dựng chùa Long Hưng ở Quảng Nam trong chuyến đi kinh lý của mình
38
ở vùng đất này[32, tr.36]. Năm 1607, Chúa lập chùa Bửu Châu ở Quảng Nam. Năm 1609, Chúa lập chùa Kính Thiên ở xã Thuận Trạch, huyện Lệ Thủy - Quảng Bình. Năm 1667, Chúa lại cho xây dựng chùa Vĩnh Hòa ở cửa biển Tư Dung. Dưới thời chúa Nghĩa Nguyễn Phúc Trăn, năm 1688 cho trùng tu chùa Vĩnh Hòa [50].
Thời chúa Nguyễn tiếp tục truyền thống phong thần, sắc phong thần kỳ của các triều đình phong kiến trước. Cùng với hệ thống đình, đền (thờ thần) được ban sắc phong, thời kỳ này đã hình thành một hệ thống chùa được triều đình gắn biển ngạch “Sắc tứ”.
Năm 1747, dưới thời chúa Nguyễn Phúc Khoát cho mở rộng chùa Hàm Long ở
Phú Xuân và trịnh trọng đặt tên là chùa Báo Quốc rồi tự tay viết 5 chữ Sắc tứ Báo Quốc tự trên một bức hoành phi hình chữ nhật có trang trí chữ vàng trên nền xanh, hiện nay vẫn còn thấy ở lối vào cửa chính. Năm 1684, Hiền Vương Nguyễn Phúc Tần ban cho chùa Vĩnh Ân ở Phú Xuân một khoản tiền để tôn tạo. Ngôi chùa này được Thiền sư Nguyên Thiều khởi dựng. Năm 1689, Chúa lại ban lệnh không thu thuế đất chùa và đổi tên chùa thành Quốc Ân tự, đồng thời ban tấm biển Sắc tứ Quốc Ân tự. Năm 1754, Võ Vương Nguyễn Phúc Khoát ân ban Sắc Tứ Viên Tông tự cho một ngôi chùa ở Quảng Ngãi.
Theo thống kê của Trương Thuý Trinh, trong tổng số 77 ngôi chùa, 25 ngôi chùa được cấp biển ngạch và “Sắc tứ”, cụ thể như sau: chùa Thiên Mụ, chùa Long Quang, chùa Thánh Duyên, chùa Vinh Hoa, (Kinh đô); chùa Quang Đức, chùa Báo Quốc, chùa Quốc Ân, chùa Sơn Tùng, chùa Giác Hoàng, chùa Tĩnh Quang, chùa Thiên Tân (Thuận Hóa); chùa Cảnh Tiên, chùa Hoằng Phúc, chùa Bảo Quang, chùa Di Đà (Quảng Nam);
chùa Diệu Giác, chùa Phổ Tế, chùa Long Hưng (Quảng Ngãi); chùa Linh Phong, chùa Thập Tháp (Bình); chùa Kim Sơn, chùa Linh Sơn, chùa Hộ Quốc, chùa Vạn An (Khánh Hòa); chùa Thiên Trường (Gia Định). Tại các ngôi chùa “Sắc tứ” thường có câu đối, bài minh, hoành phi có gắn biển ngạch chữ vàng “Quốc chúa đề ngự” hoặc “Quốc vương đề ngự” [37, tr.15]. Với hệ thống chùa “Sắc tứ”, có thể thấy, các chúa Nguyễn thể hiện mong muốn đề cao Phật giáo nhằm gia tăng ảnh hưởng của Phật giáo trong đời sống xã hội.
Bên cạnh đó, còn khuyến khích các thiền sư trong nước cũng như tạo điều kiện, cho mời các thiền sư Trung Hoa đến hoằng pháp tại Đàng Trong. Với những việc làm đó, các chúa Nguyễn đã giúp Phật giáo ngày càng phát triển, tạo mối quan hệ chặt chẽ giữa Phật giáo và chính quyền Đàng Trong, thậm chí Phật giáo đã có tác động tới chính trị trên vùng đất mới này.
Trong thời gian này, Thiền sư Thạch Liêm đến Đàng Trong xuất phát từ lời mời của Quốc Chúa Phúc Chu. Trong bài tựa sách Hải ngoại kỷ sự của Thích Đại Sán do Quốc Chúa đề tặng cho biết: “…Ta khi còn làm Thái Tử vẫn thường hay ngưỡng
39
mộ thầy ta ở chùa Trường Thọ. Vua cha ta lúc trước đã gửi thư hai lần mời mà không được. Mùa thu năm Giáp Tuất ta muốn thọ Bồ Tát Giới nên nối chí vua cha, ta đưa người qua rước, may được Hoà Thượng nhận lời mời…” [34, tr.9]. Chúa Nguyễn Phúc Chu nhân lúc Thiền sư Thạch Liêm còn ở Đại Việt đã quy y học đạo, tôn sư làm thầy.
Quốc chúa Nguyễn Phúc Chu cho trùng tu xong chùa Thiên Mụ, đã cho khắc vào bia những dòng chữ trịnh trọng: “…Nhớ lại năm xưa, mời được Đường đầu đại sư, tên chữ là Đại Sán, hiệu Thạch Liêm. Ngài là bậc thầy, nguyện lực thâm sâu, lòng thương rộng lớn, y báo chánh báo vô biên, đạo thấu ba thừa, tu có tông chỉ như cây có gốc, nước có nguồn. Ngài được truyền tâm ấn ở đất Chiết Tây Trung Quốc…”, cùng những lời lẽ nhớ thương vô vàn:“…Thầy ta đã đi rồi, ta cứ hoài thương nhớ vị cao tăng, đã từng chống gậy vượt qua núi non, quan ải, dùng thuyền chở đạo, vượt biển, băng suối đi đến trời Nam, đem câu kinh kệ tuyệt diệu để ca tụng đạo mầu…” [55].
Qua những việc làm trên cho thấy sự mộ đạo Phật của các chúa Nguyễn, xem Phật giáo là chỗ dựa tinh thần, ban hành những chính sách hợp lý để Phật giáo bên cạnh Nho giáo, đồng thời giúp Phật giáo phát huy tốt vai trò của mình trong vấn đề an dân và duy trì ổn định xã hội của người dân tại vùng đất mới.
Thứ hai, Phật giáo đồng hành và phát triển trong quá trình mở cõi phương Nam.
Phật giáo gắn liền với quá trình mở cõi vào Nam của người Việt. Bởi lẽ, Phật giáo là tôn giáo của từ bi, trí tuệ và là nơi che chở cho tâm hồn di dân của những người dân tha hương trên hành trình chinh phục vùng đất mới, lạ lẫm, đầy thách thức. Phật giáo là sợi dây kết dính cộng đồng người dân xứ Đàng Trong. Chúa Tiên từng trăn trối với Nguyễn Phúc Nguyên rằng có một chiến lược nhân tâm cho việc dựng nghiệp ở
Nam Hà chính là chìa khóa thành công:“Yên chỗ ở cho dân, theo phong tục của người dân, mở mối lợi, trừ mối hại, đó là việc đầu tiên trong việc vỗ trị xứ Thuận Quảng vậy”
[9, tr.126].
Quy trình tạo lập xứ Đàng Trong gắn với quá trình khai khẩn của lưu dân. Cuộc sống vất vả khó nhọc, người dân lại phải đương đầu với bao thử thách, họ cần những gì
thực tế và phù hợp hơn với cuộc sống mới nơi đất khách quê người, giúp họ vượt qua khó khăn trước mắt. “Phật giáo với đội ngũ các nhà tu hành giàu nhiệt huyết nhập thế một cách tích cực đã mau chóng đáp ứng được điều này. Ở đâu có đất mới được mở ra là ở đó có chùa mới dựng” [45, tr.156]. Có thể nói, thế kỷ XVII - XVIII đã xuất hiện nhiều ngôi chùa là cơ sở cho sự sinh hoạt tư tưởng và tín ngưỡng của lưu dân xứ Đàng Trong. Điểm qua một số ngôi chùa tiêu biểu được xây dựng ở Đàng Trong trong thế kỷ này, chúng ta có thể phân thành thứ nhất là chùa của vua, tức là các ngôi Quốc tự do triều đình thành lập, được xem như cơ sở thờ tự quốc gia mà nổi tiếng nhất là Thiên Mụ.
Thứ hai là hệ thống chùa của nhà quan, tức là các tự viện do quan lại, vương tôn, quý
40
tộc hiến đất hay bỏ của cải ra xây dựng. Cuối cùng là hệ thống chùa làng do nhân dân góp công, góp của xây dựng nên. Chùa làng luôn được ghi nhận là xuất hiện trước trong lịch sử. Vì vậy, có thể nói trong quá trình mở cõi, những di dân đầu tiên luôn mang hình bóng ngôi chùa và khi định cư thì chùa sẽ xuất hiện trong sinh hoạt của người dân ở
vùng đất mới.
Thứ ba, Phật giáo Đàng Trong thế kỷ XVII đến giữa thế kỷ XVIII có sự tiếp xúc và thâu nhận Phật giáo Trung Hoa.
Phật giáo khi du nhập vào Việt Nam đã được dân chúng hân hoan đón nhận. Thời Lý -Trần, Phật giáo đóng vai trò là quốc giáo, định hướng tư tưởng quốc gia. Trải qua quá trình phát triển, Phật giáo không ngừng phát triển, sáng tạo để luôn đồng hành cùng những bước thăng trầm của dân tộc. Ngay cả thời Lê, khi Nho giáo được đề cao nhưng Phật giáo vẫn tiếp tục là chỗ dựa tinh thần của nhân dân, nhất là nhân dân ở những vùng đất mới khai phá.
Với chính sách hòa hiếu, thân thiện và hộ trì Phật pháp, các Chúa Nguyễn đã tạo ra động lực thu hút mạnh mẽ lượng lớn cư dân vào Đàng Trong sinh sống và định cư lâu dài. Ở Đàng Trong, từ khi Nguyễn Hoàng đặt chân lên vùng Thuận Hóa, đã có rất nhiều người dân theo họ Nguyễn vào Đàng Trong lập nghiệp. Chính họ là những cư dân đầu tiên đến đây và theo chân người, Phật giáo cũng được mang theo trong suốt hành trình mở cõi vào phương Nam của cha ông ta. Theo Hải Ngoại kỷ sự của Thích Đại Sán, khi ông đến Đàng Trong thì đa số cư dân Việt tại đây đều tin theo đạo Phật và thờ Phật, sức sống của Phật pháp lan tỏa “Nay xem người bản quốc, có lòng tin rất kiên cố, chùa chiền khắp xứ, sãi vãi đầy đoàn” [34, tr.46]. Điều đó chứng tỏ trước khi Thích Đại Sán đến đây, thì phần đông cư dân Việt ở Đàng Trong đã theo đạo Phật và mộ Phật, chùa chiền được xây dựng rất nhiều để tạo điều kiện cho cư dân lễ Phật.
Cũng trong thời gian từ thế kỷ XVII - XVIII, xuất hiện nhiều người Hoa Kiều tới xứ Đàng Trong, họ và người Việt bản xứ nơi đây đã có những trao đổi tiếp xúc quan trọng về văn hóa. Và chính sự tiếp xúc này đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển đan xen văn hoá nước ngoài nhất là người Trung Hoa trong Phật giáo Đàng Trong.
Phật giáo Đàng Trong phát triển nhờ có sự đóng góp rất lớn công lao của đội ngũ tăng sư, bao gồn cả các thiền sư Trung Hoa. Phật giáo Đàng Trong trong diễn trình lịch sử đã đi qua nhiều giai đoạn hình thành và hưng khởi khác nhau. Mỗi giai đoạn gắn liền với sự hưng khởi của một tông phái nhất định. Vào thời kỳ đầu, với công lao truyền bá của nhà sư Minh Châu Hương Hải, Thiền phái Trúc Lâm đã thực sự có chỗ đứng ở
Đàng Trong. Hầu hết hoàng tộc chúa Nguyễn và lực lượng quan lại đều thọ giới với Thiền sư Hương Hải. Tuy nhiên, sự hưng thịnh của Tông phái này cũng không được kéo dài vì sự nghi ngờ của chúa Hiền đối với Thiền sư Hương Hải có ý định móc nối với
41
Đàng Ngoài đã làm Chúa xa lánh và bắt giam Thiền sư. Vì thế, sau khi được tha, vào năm 1682, Minh Châu Hương Hải cùng với 50 đệ tử dùng thuyền trốn ra Đàng Ngoài.
Phái Trúc Lâm xem như chấm dứt vai trò của mình ở miền Thuận Quảng.
Sức sống của Phật giáo Đàng Trong giai đoạn tiếp theo gắn liền với hai phái Lâm Tế và Tào Động. Một nhà sư Trung Quốc tên là Nguyên Thiều đã hoằng dương Phật pháp tại Thuận Hóa, được chúa Nguyễn Phúc Trăn sùng kính và bảo hộ. Nhưng tông phái này cũng dần mất đi sự ủng hộ của các chúa Nguyễn và đánh mất vai trò của mình ở Đàng Trong. Thiền phái Tào Động tiếp nối với tên tuổi gắn liền với Thiền sư Thích Đại Sán (hiệu Thạch Liêm). Chính chúa Nguyễn Phúc Chu đã thỉnh mời Nhà sư Thạch Liêm và phái đoàn đồ đệ của ông vào Đàng Trong vào năm 1695 và phái Tào Động hưng khởi từ đó. Sách Đại Nam liệt truyện chép việc trùng tu chùa Thiên Mụ vào năm 1714 có ghi “...Thời ấy, hòa thượng ở Chiết Tây tên Đại Sán hiệu Thạch Liêm đem thiền đạo đến yến kiến, được Chúa yêu mến, khi ông về nước được Chúa tặng nhiều gỗ quý đem xây cất chùa (Trường Thọ), nay vẫn còn di tích...” [31, tr.17]. Thế kỷ XVIII cũng ghi nhận sự hình thành một phái thiền mới Liễu Quán do Thiền sư Liễu Quán khai sáng.
Liễu Quán là nhà sư ở Phú Yên, vốn thuộc dòng Lâm Tế ở Trung Hoa. Vì vậy phái Liễu Quán được hình thành với những nét riêng trên cơ sở của sự du nhập và lan tỏa song hành hai Thiền phái Tào Động và Lâm Tế ở Đàng Trong.
Có thể thấy, từ buổi đầu hình thành và phát triển, Phật giáo Đàng Trong đã có sự
tích hợp nhiều thiền phái trong và ngoài nước. Các vị sư Đàng Trong thuộc thiền phái Trúc Lâm và Liễu Quán cũng như những thiền sư nước ngoài, tiêu biểu là Thiền sư Trung Hoa thuộc thiền phái Lâm Tế và Tào Động đều có công lao lớn với sự truyền bá Phật giáo ở Đàng Trong. Nhiều người trong số họ đã góp phần làm nên cái riêng, mang tính bản địa, để từng bước tạo dựng một nền Phật giáo mang màu sắc Việt Nam, và rất riêng có ở Đàng Trong. Dòng thiền phái Trúc Lâm của Việt Nam và phái Tào Động, Lâm Tế đã chuyển hóa đan xen với nhau tạo ra sự phong hóa của Phật giáo Đàng Trong, phái mới Liễu Quán hình thành và phát triển trên cơ sở của sự hòa hợp các thiền phái này, Thiền sư Liễu Quán đã làm cho thiền phái này được Việt hóa và trở thành phổ biến trên mảnh đất Đàng Trong, là một minh chứng tiêu biểu cho sự đan xen văn hóa thời kỳ đầu.
Thứ tư, Phật giáo Đàng Trong thể hiện tinh thần nhập thế tích cực.
Phật giáo có mặt ở Việt Nam trong hơn 20 thế kỷ qua đã có một vai trò, một vị
trí quan trọng nhất định trong lịch sử dân tộc. Nhất là Phật giáo thời Lý - Trần đã thể
hiện trí tuệ và từ bi sâu sắc bằng sự nhập thế sinh động và đa dạng qua tư tưởng, lời nói, hành động gắn bó với cuộc sống an vui hạnh phúc của dân tộc. Cả hai triều đại Lý - Trần Phật giáo đã trở thành quốc giáo. Lúc bấy giờ, cả nước từ vua, quan đến thứ dân đều