II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP LẤY MẪU
II.3. Các phương pháp lấy mẫu và số mẫu cần lấy
II.3.2.1. Tổ chức thực hiện vàphương pháp lấy mẫu đất
Nhiễm bẩn đất có thể đến từ nhiều nguồn, chất nhiễm bẩn có thể tiếp xúc trực tiếp, do chất thải bốc hơi, phát tán do gió, nước mặt và nước ngầm. Khi nghiên cứu một khu vực đã biết trước được các nguồn gây ô nhiễm, vị trí lấy mẫu có thể được lựa trọn trên cơ sở các thông tin xác định về các điểm nóng, tuy nhiên, phương pháp lấy mẫu này cần chú ý về tính chính xác của các thông tin, nếu không sẽ dẫn tới các kết luận sai lệch.
Lớp đất bề mặt có thể bị nhiễm bẩn theo các cách sau:
• Quản lý rác thải không đúng cách
• Tai nan, như đổ tràn
• Trầm tích không khí
• Hoạt động công nghiệp
• Hoạt động nông nghiệp
• v.v.
Mục đích nghiên cứu cũng cần phải được làm rõ trước khi tiến hành lấy mẫu (mẫu nông hoá, mẫu thổ nhưỡng, mẫu đánh giá nhiễm bẩn...). Đối với từng mục đích nghiên
cứu, thông tin của địa bàn nghiên cứu cũng cần được làm rõ như: loại đất, độ sâu tầng đất, chuỗi địa hình, chuỗi khí hậu, chuỗi sinh học, chuỗi thạch quyển, diện tích...) để phân biệt được tính đồng nhất hay không đồng nhất của khu vực nghiên cứu.
Nên lưu ý đất là vật chất không đồng nhất đồng nhất và sự giao động có nghĩa (tính chất hoá – lý) có thể xuất hiện tại bất cứ vị trí nào ví dụ: đồng ruộng.
Câu hỏi:
Điều gì dẫn tới sự biến đổi tính chất lý hoá học của đất tại các vị trí khác nhau?
Trả lời:
Sự biến đổi có thể xuất hiện do sự khác biệt về địa hình, kỹ thuật canh tác, loại đất, tưới tiêu, và lớp vỏ địa chất.
Do vậy, mẫu đại diện đóng vai trò quan trọng như đã được thảo luận ở trên. Các dụng cụ cần cho lấy mẫu đất gồm: cuốc, xẻng, khoan… Dụng cụ chứa mẫu có thể là túi polythene, túi ni lông cùng với nhãn và bút viết không xoá.
Lấy mẫu có thể lấy mẫu trên bề mặt (0 - 15 cm) hoặc lấy mẫu theo tầng (0 – 115 cm) tuỳ thuộc vào mục đích nghiên cứu.
Câu hỏi:
Trong trường hợp nào người ta lấy mẫu ở tầng mặt và theo tầng?
Dưới đây xin giới thiệu kỹ thuật lấy mẫu sử dụng khoan như sau:
1. Xác định vị trí lấy mẫu 2. Làm sạch bề mặt
3. Đặt khoan vào vị trí dùng tay ấn và vặn theo chiếu kim đồng hồ 4. Chú ý thước đo trên ống khoan, dừng tại độ sâu 15 cm.
5. Văn khoan ngược chiều kim đồng hồ đồng thời nhấc lên.
6. Cẩn thận chuyển mẫu vào túi đựng, ghi nhãn và buộc kín. Lý lịch mẫu được ghi lại trong sổ lấy mẫu.
Lấy mẫu theo độ sâu (theo tầng) phẫu diện:
• Tầng L: tầng mỏng trên bền mặt chứa các vật chất hữu cơ và sản phẩnm thải của động vật.
• Tầng A: tầng đất mặt là tầng trên cùng chứa đụng các vật chất khoáng và một số chất hữu cơ từ tầng L.
• Tầng B: tầng nằm dưới tầng A chứa ít vật chất hữu cơ
• Tầng C: một phần tiếp giáp với lớp đá mẹ.
Sử dụng thang mầu Munsell để xác định mầu của các tầng đất.
Phơi mẫu đất ở nhiệt độ phòng.
Câu hỏi:
Tại sao không sử dụng tủ sấy để làm khô mẫu đất?
Trả lời: Sử dụng tủ sấy sấy ở nhiệt độ cao có thể làm bay hơi một số chất hữu cơ và kim loại bay hơi ví dụ: Hg, benzen, toluen…
Sau khi mẫu khô ở nhiệt độ phòng, rây mẫu qua rây 2 mm để loại bỏ đá và các rễ lớn… Chia mẫu thành các mẫu phụ sau đó trộn đều mẫu để thành mẫu đại diện. Mục đích của việc làm này nhằm thu được mẫu ổn định đối với các kỹ thuật phân tích nhưng vẫn bảo đảm tính đại diện
Phương pháp lấy mẫu theo đường kẻ ô có thể sử dụng đối với các khu vực bị nhiễm bẩn trên diện rộng. Để chọn lựa khu vực lấy mẫu đất mặt, kẻ ô vuông trên toàn bộ khu vực dự định lấy mẫu. Ô vuông được vẽ dựa trên cơ sở về các thông tin chung của khu vực hoặc sử dụng phương pháp thống kê (số ô được lấy phải đảm bảo tối thiểu là 25%
trên tổng số ô, số mẫu được lấy trên mỗi ô phải đảm bảo tối thiểu là 10 mẫu). Cách làm này có thể dẫn tới việc một số điểm “nóng” bị bỏ qua, nhưng kẻ ô vuông có thể liên kết được toàn bộ các điểm lấy mẫu. Hiện nay, khi tiến hành lấy mẫu các thiết bị định vị toàn cầu thường được sử dụng kèm theo. Công cụ này giúp cho việc xây dựng các bản đồ
phân bố chất ô nhiễm tích hợp các thông tin cho cái nhìn tổng thể về sự biến đổi chất lượng đất theo thời gian do ảnh hưởng của các hoạt động sản xuất.
Tuỳ thuộc vào mục đích nghiên cứu trọng lượng mẫu đất được lấy có thể từ 300 – 500 gram.
Hình dưới đây xin giới thiệu một số phương pháp lấy mẫu đất thông dụng:
b- Dụng cụ lấy mẫu, túi đựng mẫu
Dụng cụ lấy mẫu có thể dùng bằng cuốc, xẻng, hoặc các dụng cụ chuyên dung như hình dưới đây.
Túi dựng mẫu có thể dùng túi plastic. Các mẫu đất được lấy yêu cầu phải ghi rõ tên mẫu, địa điểm, thời gian lấy...
Một số dụng cụ dùng để lấy mẫu đất:
Một số phương pháp lấy mẫu đất thông dụng nhất
c- Bảo quản
Cũng giống như đối với mẫu nước, tuỳ thuộc vào đối tượng nghiên cứu sẽ yêu cầu các phương pháp bảo quản mẫu khác nhau. Đối với các mẫu phân tích các chỉ tiêu như NO2-, NO3-, NH4+, các chỉ tiêu vi sinh vật... phải được bảo quản trong điều kiện lạnh để tránh sự phân huỷ và hoạt động của các vi sinh vật trong mẫu. Mẫu phân tích các chỉ tiêu này đòi hỏi phải phân tích ngay trong trạng thái mẫu tươi, không qua các bước xử lý sơ
bộ sẽ đươc đề cập ở phần dưới đây. Đối với các chỉ tiêu phân tích lý hoá học khác đòi hỏi phải qua bước xử lý sơ bộ trước khi phân tích.