2.1. Tần số thông tin đại dịch COVID-19 trên một số trang báo mạng điện tử
2.1.4. Giai đoạn 4 từ ngày 27/4/2021–12/2021
Bắt đầu làn sóng dịch thứ 4 sau khi phát hiện bệnh nhân 2857 là lễ tân khách sạn ở Yên Bái bị lây từ các chuyên gia người Ấn Độ. Sự xuất hiện của biến thể Delta khiến dịch bệnh phức tạp nhất trong cả 4 đợt. Ngày 6/10/2021, Việt Nam ghi nhận cán mốc 20.000 ca tử vong. Đây có thể nói là làn sóng dịch tồi tệ nhất đối với Việt Nam. Giãn cách toàn xã hội, nghiêm trọng hơn là phong toả những ổ dịch lớn, nguy hiểm…Và có thể nói đến TP. Hồ Chí Minh, một trong những “nạn nhân” chịu sự tàn phá tồi tệ nhất của đại dịch Covid-19 tại Việt Nam. Mặc dù có những khó khăn, hạn chế do tình hình nguy hiểm của dịch bệnh nhưng báo chí nói chung và BMĐT VN nói riêng đã hoạt động với hết tinh thần, trách nhiệm của mình. Sự xông pha, cùng sống chết với đất nước, với nhân dân, cung cấp thông tin đa dạng nhất, nhiều và nhanh nhất đến công chúng đã tạo cho báo chí có một vai trò vô cùng quan trọng trong việc góp phần phòng, chống đại dịch Covid-19. Với 651/1167 bài được viết trong giai đoạn 4 này và có 131/651 bài được chọn ngẫu nhiên để phân tích. Có thể nói, đây là giai đoạn có nhiều bài báo về đại dịch Covid-19 nhất trong cả 4 giai đoạn.
Bảng 7: Thống kê mô tả về thể loại bài được viết trong giai đoạn 4.
Thể loại Số lượng bài
(N=131)
Chiếm tỉ lệ (%)
Tin 81 61.8
Bài phản ánh 24 18.3
28
Phóng sự 1 0.8
Điều tra 0 0.0
Phỏng vấn 1 0.8
Bình luận 1 0.8
Bài đa phương tiện (Longform/Infographic)
7 5.3
Khác 16 12.2
Vì số lượng mẫu nhiều nhất trong 4 giai đoạn, nên giai đoạn 4 này tập hợp nhiều thể loại nhất khi viết về đại dịch Covid-19. Tin vẫn là thể loại được ưu tiên viết nhiều nhất trong giai đoạn này với 81/131 bài (chiếm 61.8 %). Tiếp đó, số lượng nhiều thứ hai là bài phản ánh với 24 bài (18.3%). Điều tra là thể loại duy nhất không xuất hiện trong giai đoạn này. Ngoài ra, bài đa phương tiện (Longform/Infographic) cũng có tần số xuất hiện “rải rác” trong giai đoạn 4.
Bảng 8: Thống kê mô tả về chủ đề được viết trong giai đoạn 4.
Chủ đề Số lượng
bài (N=131)
Chiểm tỉ lệ (%) Cung cấp thông tin chung về tình hình Covid-19 35 26.7 Phân tích sâu nội hàm khoa học về đại dịch COVID-19 6 4.6 Phân tích sự tác động của đại dịch COVID-19 đến kinh
tế, xã hội
5 3.8
Dự báo về tương lai sau đại dịch 4 3.1
Phân tích trạng thái “bình thường mới” 6 4.6
Chính sách ứng phó với dịch bệnh 75 57.3
Thông qua kết quả ở Bảng 8, có thể khẳng định chủ đề Chính sách ứng phó với dịch bệnh được BMĐT VN và công chúng quan tâm nhiều nhất, với số lượng 75/131 bài viết (chiếm 57.3%). Cung cấp thông tin chung về tình hình Covid-19 là chủ đề cũng được quan tâm nhiều trong giai đoạn này, có 35 bài với tỉ lệ 26.7%. Đây là chủ đề được quan tâm nhiều thứ hai, đứng sau chủ đề Chính sách ứng phó với dịch bệnh.
Sau khi thống kê số lượng bài báo theo chủ đề cũng như thể loại ở từng giai đoạn của đại dịch Covid-19. Có thể nhận định, BMĐT VN ở mỗi giai đoạn luôn tập trung vào
29
thể loại tin, có một số ít bài phản ánh. Cùng với đó, Cung cấp thông tin chung về tình hình Covid-19 và Chính sách ứng phó với dịch bệnh là 2 chủ để được viết nhiều nhất trong suốt thời gian đại dịch. Trong 2 chủ đề này, Chính sách ứng phó với dịch bệnh có chiều hướng gia tăng về số lượng tin/bài ở những giai đoạn sau. Mặc dù có lượng bài nhiều thứ hai nhưng chủ đề Cung cấp thông tin chung về tình hình Covid-19 có xu hướng giảm so với chủ đề Chính sách ứng phó với dịch bệnh. Các chủ để còn lại xuất hiện ở những giai đoạn về sau, đặc biệt là giai đoạn 4. Và có thể khẳng định, giai đoạn 4 là giai đoạn có số lượng bài nhiều nhất, với nhiều thể loại và chủ đề nhất. Đây cũng là giai đoạn cung cấp bức tranh toàn cảnh, phong phú nhất của BMĐT VN với công chúng về đại dịch Covid-19.
Sau khi tiến hành khái quát một cách chung nhất về Tần số thông tin đại dịch COVID-19 trên một số trang báo mạng điện tử trong thời gian đại dịch cũng như theo từng giai đoạn, chúng tôi tiếp tục đi vào phân tích sâu 236 bài báo đã được rút gọn mẫu trong 4 giai đoạn ở từng chủ đề khác nhau. Với những đặc trưng về nội dung, có sự chênh lệch về số lượng bài báo ở mỗi chủ đề. Hai nhóm chủ đề Chính sách ứng phó với dịch bệnh và Cung cấp thông tin chung về tình hình COVID-19 chiếm số lượng bài nhiều nhất. Các chủ đề còn lại vẫn xuất hiện nhưng chiếm tỉ lệ không nhiều.
Bảng 9: Thống kê mô tả về chủ đề được viết trong thời gian 2 năm đại dịch Covid-19 (2020 & 2021).
Chủ đề Số lượng
bài Chiếm tỉ lệ Cung cấp thông tin chung về tình hình COVID-19 74 31.4%
Phân tích sâu nội hàm khoa học về đại dịch
COVID-19 16 6.8%
Phân tích sự tác động của đại dịch COVID-19 đến
kinh tế, xã hội 20 8.5%
Dự báo về tương lai sau đại dịch 4 1.7%
Phân tích trạng thái “bình thường mới” 7 3.0%
Chính sách ứng phó với dịch bệnh 115 48.7%
Như vậy, khi đối sánh lại với nghiên cứu của tác giả Le Ly Tuong Minh về
“Truyền thông đại dịch: Trình bày về COVID-19 trên Truyền thông Việt Nam”
(Pandemic Communication: COVID-19 Presentation in Vietnamese Media) cho kết quả
30
có sự khác biệt với những khảo sát, phân tích của chúng tôi vừa đề cập ở trên. Có hai chủ đề chính của các bài báo: thông tin chung về COVID-19 và số liệu thống kê của các trường hợp COVID-19. Đây kết quả cho ra từ nghiên cứu của tác giả Le Ly Tuong Minh.
Đối với chúng tôi lại lựa chọn gộp hai chủ đề này thành một chủ đề là Cung cấp thông tin chung về tình hình COVID-19. Một chủ đề tương đối phổ biến khác mà kết quả cho ra từ nghiên cứu của tác giả Le Ly Tuong Minh là chính sách hoặc chương trình COVID- 19 của khu vực hoặc quốc gia. Chủ đề này tương đương với chủ đủ đề Chính sách ứng phó với dịch bệnh trong bài khảo sát, phân tích của chúng tôi.
Vì giới hạn về thời gian khá ngắn (từ ngày 20/6 đến ngày 20/9/2021) và số trang báo khảo sát ít (chỉ 3 trang là Thanh niên, Tuổi trẻ và VnExpress) nên kết quả cho ra từ nghiên cứu của tác giả Le Ly Tuong Minh là chủ đề Cung cấp thông tin chung về tình hình COVID-19 chiếm hơn 70% tổng số bài báo khảo sát, chủ đề phổ biến thứ hai là Chính sách ứng phó với dịch bệnh (với 10%).
Trong khi đó, với khảo sát, phân tích của chúng tôi trong khoảng thời gian 2 năm (2020 & 2021) cùng với 63 trang báo đã cho ra kết quả với chủ đề có số lượng tin/bài nhiều nhất là Chính sách ứng phó với dịch bệnh (chiếm 48.7%) và xếp thứ hai là chủ đề Cung cấp thông tin chung về tình hình COVID-19, với 31.4%.