Phân tích sâu nội hàm khoa học về đại dịch COVID-19

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thông tin về đại dịch covid 19 trên báo mạng điện tử việt nam (Trang 42 - 45)

Phân tích sâu nội hàm khoa học về đại dịch COVID-19 là chủ đề không thể thiếu khi báo chí viết về đại dịch Covid-19, đặc biệt trong 2 năm đại dịch (2020 & 2021). Với số lượng mẫu rút gọn là 236, có 16 bài báo được viết về chủ đề này, chiếm tỉ lệ 6.8%.

Trong nhóm này, các bài viết tập trung giải đáp, phân tính những vấn đề, câu hỏi xoay quanh về Covid-19, sự nguy hiểm của virus, các biến thể mới hoặc cơ chế lây nhiễm…

Ví dụ, trang báo Vietnam Plus đã có bài viết “Dịch COVID-19: Giới khoa học gấp rút

"giải mã" biến thể mới Omicron” được đăng tải vào ngày 29/11/202 (https://www.vietnamplus.vn/dich-covid19-gioi-khoa-hoc-gap-rut-giai-ma-bien-the- moi-omicron/756833.vnp). Bài viết đã trình bài những công việc, phát hiện của giới khoa học về biến thể mới Omicron. Bài viết cũng đưa ra những phân tích, cảnh báo về sự nguy hiểm của biến thể mới, đặc biệt là sự giảm hiệu quả của vắc xin đối với những người bị nhiếm biến thể này…

Hoặc cũng có một số bài viết ở chủ đề này nói đến việc tranh cãi khoa học về đại dịch cũng như các vấn đề của đại dịch. Ví dụ, bài báo “Khả năng lây bệnh mạnh nhất của bệnh nhân COVID-19 là 7 ngày” được đăng tải vào ngày 01/12/2020 trên trang Tuổi trẻ Online. Bài viết có nêu lên vấn đề về việc rút ngắn thời gian cách ly vừa khuyến khích việc chấp hành vừa phù hợp với nghiên cứu rằng việc lây nhiễm thường diễn ra trong những ngày đầu. Vấn đề này đã cho ra nhiều ý kiến tranh cãi như gian cách ly 5 ngày sẽ khuyến khích nhiều người tuân thủ hơn, qua đó góp phần hạn chế lây nhiễm,

35

đồng thời cũng giảm bớt sức ép về tài chính lên những người bị cách ly hoặc không tin rằng việc rút ngắn thời gian cách ly sẽ có hiệu quả…

Hình 6: Bài báo tranh cãi khoa học liên quan về việc rút ngắn thời gian cách ly.

Đối với chủ đề này, mặc dù chiếm tỉ lệ khá khiêm tốn trong toàn bộ hệ thống các chủ đề nhưng ở mỗi giai đoạn của đại dịch, chủ đề Phân tích sâu nội hàm khoa học về đại dịch COVID-19 vẫn nhận được sự quan tâm, mặc dù số lượng không nhiều. Dựa theo Bảng 2, 4, 6 và 8, số lượng bài về chủ đề này ở giai đoạn 4 là nhiều nhất nhưng lại có tần số xuất hiện thấp nhất trong 4 giai đoạn (với 6/131 bài, chiếm 4.6%). Ngược lại, giai đoạn 3 có tần số xuất hiện bài viết về chủ đề Phân tích sâu nội hàm khoa học về đại dịch COVID-19 nhiều nhất với 3/25 bài (chiếm tỉ lệ 12%). Tuy có sự chênh lệch so với giai đoạn 3, nhưng ở giai đoạn 1 và 2 cũng có tần số xuất hiện khá tương đồng với giai đoạn 3 đối với các bài báo về chủ đề này. Sự chênh lệch được thấy rõ nhất ở giai đoạn 4, tần số xuất hiện các bài báo về chủ đề Phân tích sâu nội hàm khoa học về đại dịch COVID-19 ít hơn nhiều so với 3 giai đoạn trước.

Vẫn thông qua kiểm định Fisher exact test để so sánh sự khác biệt giữa nhóm báo tổng hợp (ví dụ như Tuổi trẻ, Thanh niên, Vnexpress…) và nhóm báo có xu hướng tập trung vào lĩnh vực khoa học (ví dụ như Khoa học và phát triển, Sức khoẻ và đời sống, Tia sáng…), kết quả cho thấy không có sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê giữa hai nhóm báo chí này (p>0.05 - Bảng 10) trong việc Phân tích sâu nội hàm khoa học về đại dịch COVID-19. Cả hai nhóm báo đều không dành nhiều sự quan tâm đến phân tích,

36

đánh giá mức độ nguy hiểm của virus, những vấn đề liên quan đến khoa học về đại dịch Covid-19.

Tương sự như ở chủ đề Cung cấp thông tin về tình hình dịch bệnh, kết quả ở Bảng 11 cũng cho thấy sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê (p < 0.05) giữa hai nhóm tác phẩm dịch và tác phẩm tự viết khi đưa tin về chủ đề Phân tích sâu nội hàm khoa học về đại dịch COVID-19. Cụ thể, đối với nhóm tác phẩm được chuyển dịch từ các nguồn thông tin quốc tế, các bài viết Phân tích sâu nội hàm khoa học về đại dịch COVID-19 được xếp mức độ ưu tiên thứ ba (10/47 bài với 21.3%) nhưng đối với nhóm tự viết thì đây không phải là một chủ đề được các tác giả quan tâm nhiều.

Một vài ví dụ về loạt bài dịch phân tích sâu các nội hàm khoa học về virus Corona và dịch Covid-19 chẳng hạn như Tuổi trẻ Online có bài viết “Virus corona chủng mới trông ra sao dưới kính hiển vi?”, đăng vào ngày 15/02/2020. Bài này được dịch từ nội dung mà Đài phát thanh quốc gia (NPR) ở Mỹ đã phát, nội dung đưa ra những phân tích, hình ảnh về virus corona chủng mới trông khá giống với virus corona MERS-CoV (gây nên hội chứng hô hấp Trung Đông, bùng phát năm 2012) và virus SARS-CoV (gây hội chứng hô hấp cấp tính nặng, xuất hiện năm 2002). Bài viết cũng công bố việc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đặt tên cho dịch bệnh do virus corona chủng mới gây ra là COVID- 19 vào ngày 11/2/2020.

Hình 7: Trang báo Tuổi trẻ Online đăng bài Phân tích sâu nội hàm khoa học về đại dịch COVID-19 được dịch từ hãng thông tấn nước ngoài.

37

Tuy nhiên, đối với các tác phẩm do các nhà báo tự khai thác, chủ đề Phân tích sâu nội hàm khoa học về đại dịch COVID-19 lại xếp vào hạng được quan tâm thứ tư, chỉ có 6/189 bài được viết ở chủ đề này, chiếm 3.2%.

Như vậy, có thể thấy BMĐT VN trong thời gian 2 năm đại dịch vẫn có đề cập về chủ đề Phân tích sâu nội hàm khoa học về đại dịch COVID-19 nhưng số lượng cũng như tần số không nhiều. 3 giai đoạn đầu tần số xuất hiện các bài viết liên quan về chủ đề này nhiều hơn ở giai đoạn thứ tư. Kể cả báo tổng hợp hay báo chuyên biệt đều không dành sự ưu tiên cho chủ đề này. Và đối với những bài báo được dịch từ các hãng thông tấn quốc tế có mức độ quan tâm về chủ đề Phân tích sâu nội hàm khoa học về đại dịch COVID-19 nhiều hơn các bài báo tự viết.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thông tin về đại dịch covid 19 trên báo mạng điện tử việt nam (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)